Bố ép 3 con uống thuốc trừ sâu rồi tự tử
Vì mâu thuẫn chuyện vợ chồng, Kiều Văn Vĩnh (SN 1982, xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai) đã ép 3 đứa con ruột uống thuốc trừ sâu sau đó uống để tự vẫn. Hiện Vĩnh và 3 người con đang cấp cứu ở các bệnh viện trong tình trạng rất nguy kịch.
Đang ngồi chờ tại Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi Trung ương, chị Nguyễn Thị Thao (SN 1988), mẹ của 3 cháu cho biết, do mấy hôm nay bị chồng là Nguyễn Văn Vĩnh đánh phải đi cấp cứu nên được bố mẹ ruột đưa về nhà để lánh nạn.
Sáng nay, khoảng 11 giờ, khi về nhà ở xã Liệp Tuyết để thăm các con thì nhận được điện thoại của bố đẻ là Nguyễn Văn Thể (thôn 3, xã Phú Cát, huyện Quốc Oai) thông báo, Vĩnh đã ép các con uống thuốc trừ sâu hiện đang rất nguy kịch. Khi về đến nhà thì gia đình đã đưa các cháu lên bệnh viện Đa khoa Quốc Oai để cấp cứu. Còn Kiều Văn Vĩnh đã được công an xã Phú Cát chuyển lên bệnh viện Đa khoa Sơn Tây.
Chị Nguyễn Thị Thao, đang ngồi chờ thông tin ở Bệnh viện Nhi Trung ương
Hiện cháu Kiều Thị Xuân Mai (SN 2006) và Kiều Văn Vĩnh đang nằm cấp cứu tại bệnh viện Bạch Mai. Hai cháu Kiều Đức Anh (SN 2008) và Kiều Thị Linh (SN 2010) đang nằm cấp cứu tại Khoa Hồi sức của Bệnh viện Nhi Trung ương. Tình trạng của Vĩnh và các cháu hiện đang mê man, bất tỉnh và rất nguy kịch.
Chị Nguyễn Thị Thái, em gái chị Thao chứng kiến sự việc cho biết: Khoảng 10 giờ 40 phút, Kiều Văn Vĩnh chở ba cháu về nhà ông bà ngoại. Khi chị Thái gọi các cháu vào ăn cơm thì cháu Mai kêu đau bụng. Sau đó, nhận được điện thoại của bà Vũ Thị Năm, mẹ Kiều Văn Vĩnh cho biết, Vĩnh vừa đi mua thuốc trừ sâu về. Nghi ngờ Vĩnh cho các cháu uống, chị Thái hỏi thì Vĩnh gạt ngang, đồng thời bế các cháu lên xe máy định về nhà đổ gục trước cổng. Liên tiếp sau đó, cháu Mai, Anh, Linh cũng có hiện tượng nôn, toàn thân tím tái và bị ngất. Gia đình đưa các cháu đi cấp cứu, đồng thời thông báo cho Công an xã Phú Cát sự việc trên.
Gia đình chị Thao phải cử ra hai nhóm để theo dõi thông tin sức khỏe cho các cháu
Được biết, Vĩnh làm nghề lái xe còn chị Thao làm ruộng. Mặc dù không rượu chè, bài bạc nhưng Vĩnh rất côn đồ và thường xuyên đánh vợ. Chị Thao cho biết, từ khi kết hôn đến nay, Vĩnh suốt ngày tìm cách hành hạ, đánh đập, đã nhiều lần chị phải đi cấp cứu ở trung tâm y tế xã và bệnh viện ở Quốc Oai, Sơn Tây. Cách đây một tháng, chỉ vì cãi lại một câu mà chị Thao bị Vĩnh đánh túi bụi ngoài đường, sau đó túm tóc lôi vào nhà và đánh đến ngất xỉu. Không những không đưa vợ đi viện, Vĩnh còn khóa cửa, nhốt chị Thao trong nhà, chỉ đến khi tỉnh, chị Thao gọi điện sang bên gia đình bố mẹ ruột thì mới được em họ sang đưa đi bệnh viện Quốc Oai cấp cứu.
Trước đó, chị Thao đã rất nhiều lần làm đơn kiến nghị lên chính quyền xã Liệp Tuyết nhưng không được giải quyết, can thiệp. Chị Thao cho biết, cách đây ít hôm, Vĩnh đã gọi điện và nhắn tin cho chị dọa sẽ ép các con uống thuốc và tự tử.
Theo Phùng Bình (Gia đình & Xã hội)
Video đang HOT
Chịu đánh đập để được tiếng "có chồng"
Để đúng là "người phụ nữ phải biết nhịn nhục và chịu đựng" như các cụ vẫn dạy, chị X. đã bị chồng đánh đập thừa sống, thiếu chết suốt 15 năm trời.
Chị Nguyễn Thị X. đã khiến cả hội trường nín lặng bởi câu chuyện đầy nước mắt tại Hội thảo Gia đình từ góc nhìn Ngôi nhà Bình yên sáng nay (27/6).
Phụ nữ phải biết nhịn nhục
Chị X. kể lại quá khứ 15 năm làm vợ. Đó là một những ngày dài chị bị người đầu ấp tay gối hành hạ.
Chị X. xây dựng gia đình 15 năm. Từ khi kết hôn chị bị đánh đập thừa sống, thiếu chết. Chị cố sống như lời các cụ đã nói: "Là phụ nữ phải biết nhịn nhục và chịu đựng". Sự chịu đựng đó đã khiến các con chị bị tổn thương về tâm lý. "Con tôi thường khóc thầm, nằm im không động đậy, đứa lớn còn giấu dao dưới đệm để bảo vệ mẹ", chị X kể.
Chị X thừa nhận, chính chị là người đẩy con trai lặp lại hành vi đánh đập như người chồng vũ phu đó. Dù đã đề nghị ly hôn nhưng bản thân chị X cũng khó thay đổi nhận thức và vượt qua rào cản "bỏ chồng".
Sau 2 năm giằng co, chị quyết định ra tòa nhưng tình trạng bạo lực càng nặng hơn. Trong thời gian này, chị bỏ về nhà mẹ đẻ. Tuy nhiên, anh chồng không buông tha cho chị mà thay vào đó là dọa nạt: mang xăng đốt nhà, dọa giết....
Bát hương, vàng mã trong thời gian ly hôn, chồng của chị T thường dùng để "khủng bố" tinh thần vợ
Tiếp tục câu chuyện, chị X. cho biết, mình đã từng gọi điện đến nhờ một tờ báo giúp đỡ nhưng chỉ nhận được câu trả lời rất bàng quan: "Chồng lại đi với gái chứ gì?". Lúc này, chị thực sự mất niềm tin vào xã hội.
Em H. (14 tuổi), dân tộc Mông (Hà Giang) cũng ứa nước mắt nhớ lại tuổi thơ đầy bất hạnh của mình.
H. kể: "Bố cháu lúc say cũng đánh mẹ, không say cũng đánh mẹ. Tay đấm, chân đạp. Có ngày bố cháu đánh đến 4 trận. Mặt mũi, tay chân mẹ lúc nào cũng bầm tím. Nhiều lần mẹ đau quá không chịu đựng được, phải bỏ chạy. Bố tìm không thấy thì chửi, đứa nào giấu vợ tao ở đâu, vợ tao thì tao được đánh, không phải đánh vợ các người, các người mà can thì tao đánh luôn. Từ đấy hàng xóm không ai đến can nữa. Cháu cũng nói, bố đừng đánh mẹ nữa nhưng chẳng ai nghe cháu".
Ngại mang tiếng bỏ chồng
Theo bà Cao Thị Hồng Vân, Giám đốc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam), bạo lực về thể xác, tinh thần, tình dục là cái vòng luẩn quẩn khiến người phụ nữ khó thoát ra được".
Bà Vân nhận định, ngày càng nhiều hình thức bạo lực tinh thần diễn ra, đặc biệt ở các gia đình trí thức, ở đô thị.
Những người trong cuộc thường "cam chịu", né tránh thị phi của xã hội và để "giữ giá" cho bản thân, gia đình. Do đó, phụ nữ thường là nạn nhân của bạo lực gia đình và rơi vào hoàn cảnh vô cùng đáng thương. Hơn nữa, dù trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình có nêu một số hành vi bạo lực tinh thần, nhưng trên thực tế việc xác định các hành vi này không hề dễ dàng.
Theo bà Vân chị em chui vào vòng luẩn quẩn của bạo lực gia đình có thể do họ ngại mang tiếng bỏ chồng.
Kết quả nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình với phụ nữ ở Việt Nam năm 2010 cho thấy, 58% phụ nữ đã kết hôn từng bị bạo lực tinh thần.
Bà Vân giải thích lý do chị em chui vào vòng luẩn quẩn của bạo lực gia đình có thể do họ ngại mang tiếng bỏ chồng. Vì thế, việc phòng, chống bạo lực tinh thần trong gia đình là rất khó nếu bản thân các nạn nhân không tìm cách phản kháng và tìm sự giúp đỡ từ bên ngoài.
Bà Lê Phương Thúy, Trưởng phòng Tư vấn và Hỗ trợ phát triển, Trung tâm phụ nữ và Phát triển, cho rằng, rất nhiều phụ nữ không chấp nhận bạo lực gia đình, họ đến cá trung tâm tư vấn khai báo. Thực tế, họ không còn tin tưởng vào chính quyền địa phương. Bởi chính quyền can thiệp rất hời hợt, chiếu lệ, nhắc nhở, giáo dục đơn thuần, không có sức ngăn chặn, răn đe người gây bạo lực.
Bà Thúy cho rằng, hệ lụy của việc can thiệp, giải quyết "dở dang" của chính quyền địa phương là không mang lại lợi ích cho xã hội.
Chiếc kìm, dụng cụ để người chồng đánh đập
Người chồng lấy ớt xát vào quần lót của người vợ khiếm thị khiến vợ bị tổn thương vùng kín nặng
Cũi sắt để nhốt người vợ
Các vật dụng dùng để bạo hành
Búa, dao kéo dùng để bạo hành vợ
Chị NTT bị chồng dùng dây thừng trói hai tay vào sau xe máy kéo lê hơn 200 m
Theo 24h
Lại phát hiện 3 phu vàng chết ngạt trong hầm Chiều nay (5/5), Công an huyện Phú Ninh, Quảng Nam và nhân dân xã Tam Lãnh (huyện Phú Ninh) đã đưa thi thể 3 phu vàng bị chết ngạt nhiều ngày dưới độ sâu hàng trăm mét ra khỏi miệng hầm xuống núi. Theo thiếu úy Nguyễn Hoàng Cầu, Tổ trưởng tổ An ninh tại xã Tam Lãnh của Công an huyện Phú...