Bố dượng bán nhà cửa, kỷ vật, trả nợ thay con gái riêng của vợ
9 năm trước, bố dượng của mẹ tôi sẵn lòng bán nhà cửa, kỷ vật để giúp con riêng của vợ trả nợ.
Nhờ ơn ông, mẹ tôi vượt qua khó khăn, vực gia đình đi lên.
Ông ngoại ruột mất từ lúc mẹ tôi 10 tuổ.i. Chồng mất sớm, một mình bà ngoại tảo tần nuôi 5 con thơ dại.
Bà có vẻ đẹp đằm thắm nên đàn ông trong vùng thường lân la, lui tới. Khi biết bà nuôi tận 5 đứa con, họ ít đến chơi, rồi mất dạng. Người cuối cùng chọn đồng cam cộng khổ với bà chính là ông ngoại hiện tại.
Mẹ tôi kể, ông vào miền Nam làm việc từ năm 20 tuổ.i. Ông chí thú lập nghiệp nên không màng chuyện vợ con.
Tết năm đó, ông về quê thăm bố mẹ thì gặp bà ngoại. Ông thấy bà tần tảo, chịu thương chịu khó nên cảm mến, rồi yêu thích bà lúc nào không rõ. Tết năm sau, ông về quê ở hẳn, qua lại thăm nom bà nhiều hơn.
Mỗi lần sang chơi, ông đều xách theo gạo, cá, thịt… cho đàn con của bà. Bà thấy mình không xứng với ông nên vài lần nói gần nói xa. Thế nhưng, ông quyết tâm theo đuổi, bất chấp bố mẹ cấm cản, người thương tìm cách tránh mặt.
Mưa hoài thấm lâu, bà xiêu lòng trước chân tình của ông. Tuy nhiên, bà khuyên ông hãy để lại hết tiề.n của tích góp bao năm cho bố mẹ. Bà không muốn nhà chồng nghĩ bà lợi dụng.
Ông giỏi buôn bán, bà lo chuyện đồng áng. Chỉ mấy năm sau, ông bà xây dựng nhà cửa khang trang. Các cậu, dì và mẹ tôi không còn cảnh ăn cơm độn khoai. Mọi người được ông cho ăn học đàng hoàng.
Dù không ruột thịt nhưng ông dành mọi điều tốt đẹp cho những đứa con riêng của vợ. Ảnh minh họa: PX
Người ta thường bảo bố dượng, mẹ ghẻ không tốt nhưng ông lại dành hết tình thương cho đàn con của vợ. Đáp lại, mẹ tôi và cậu, dì kính trọng, thương ông như bố ruột.
Khi con riêng của vợ trưởng thành, ông đứng ra dựng vợ gả chồng, chia đất đai và tài sản đầy đủ.
Video đang HOT
Thuở bé, chúng tôi được ông yêu chiều hết mực. Ông chở mấy đứa cháu không cùng má.u mủ đi chơi, mua cho quà bánh. Cháu nào học giỏi thì được ông thưởng thêm.
Với tôi, ông hiển nhiên là ông ngoại, không ai có thể thay thế. Với mẹ tôi, ông vừa là bố vừa là ân nhân.
Tôi nhớ như in buổi sáng kinh hoàng của 9 năm trước. Tôi thức dậy thấy hàng xóm kéo đến, đậ.p cửa nhà, la hét inh ỏi. Cả nhà tìm mẹ nhưng không thấy đâu. Bố tôi ra hỏi thì hơn chục người vây quanh, bảo mẹ tôi giật hụi, bỏ trốn.
Bố tôi ngã quỵ, anh em tôi nấp sau cánh cửa, nước mắt chảy dài. Biết tin, ông bà ngoại chạy sang, hứa thay mẹ tôi trả nợ.
Một tháng sau, ông bà dọn sang ở cùng cha con tôi. Thì ra, ông bán hết nhà cửa, bán cả sợi dây chuyền kỷ niệm. Sau đó, ông đến từng nhà trả nợ thay mẹ tôi. Đến đâu, ông cũng chắp tay xin lỗi. Ông bảo: “Con dại thì cái mang, mong bà con thông cảm, đừng ghét bỏ cháu”.
Nợ nần xong xuôi, ông gọi mẹ tôi về nhà. Ông không trách cứ, chỉ hỏi mẹ tôi làm gì đến mức bể hụi. Biết được căn nguyên, ông nói: “Ban đầu, chồng con định bán nhà trả nợ. Nhưng, bố tính nó có bán hết cũng không đủ, mà bán nhà rồi thì mấy cha con ở đâu.
Bố mẹ già, sống nay chế.t mai, giữ nhà cửa, tài sản cũng chẳng để làm gì. Bố bán rồi về ở với gia đình con cho vui. Cha còn chút tiề.n, vợ chồng con giữ để làm lại từ đầu”.
Ông về ở chung, chỉ bảo bố mẹ tôi buôn bán. Nhờ vậy, gia đình tôi thoát cảnh thắt ngặt.
Năm ngoái, bà ngoại tôi qua đời. Lo xong hậu sự cho bà, ông ngồi tựa bàn thờ ứa nước mắt. Đó là lần đầu tôi thấy ông khóc. “Mẹ con đi trước, không biết sau này ai lo hương khói cho bố”, ông nói với bố mẹ tôi.
Nghe ông nói, mẹ tôi nghẹn ngào: “Con luôn cảm ơn cuộc đời đã cho anh em con một người bố đúng nghĩa. Anh em con nợ bố cả một đời, riêng con chỉ mong có kiếp sau để đền ơn bố.
Nay, mẹ con mất rồi, bố là chỗ dựa duy nhất của chúng con. Anh em con mong bố cho chúng con cơ hội chăm sóc bố đến mãn đời”.
Tôi biết ngày tháng sắp tới của ông sẽ thật dài khi không còn bà bên cạnh. Nhưng, tôi vẫn ích kỷ, mong ông sống thật lâu, thật khỏe bên con cháu.
Con gái đi làm ăn xa gửi đồ cho bố dượng, camera ghi lại cảnh khiến nhiều người chảy nước mắt
Nhiều người thừa nhận hình ảnh này đã khiến sống mũi mình cay cay.
Những người đang sống và làm việc xa nhà luôn có một nỗi lo thường trực là cuộc sống của bố mẹ ở quê. Có muôn vàn câu hỏi như: Liệu họ có được khoẻ mạnh không? Ăn uống thế nào? Có ổn như vẫn nói với mình qua điện thoại hay không?... Mới đây, trên MXH đã lan truyền câu chuyện xúc động về mối quan hệ giữa con gái và bố dượng, thu hút sự quan tâm của nhiều người.
Được biết chủ nhân của câu chuyện là Hoa Hoa (35 tuổ.i), đang sống ở Giang Tô (Trung Quốc). Còn bố dượng sống một mình ở quê sau khi mẹ cô qua đời vào đầu năm 2024. Thời gian gần đây, thời tiết trở lạnh nên cô đã mua một đôi giày bông ấm áp gửi cho bố dượng, thỉnh thoảng lại đặt đồ ăn ship đến tận nhà cho bố. Sau khi nhận đồ, cô xem camera tại nhà và thấy người bố dượng đang ôm di ảnh của vợ ngồi khóc nức nở.
Bố dượng ôm ảnh người vợ quá cố khóc nức nở
"Bố dượng của tôi!
Dạo này trời trở lạnh, tôi đã mua một đôi giày bông gửi về cho bố. Dù không quá thường xuyên nhưng tôi cũng gọi đồ ăn về cho ông. Tôi không thể về nhà nhiều nhưng may mắn là có dịch vụ ship hàng, tôi có thể thể hiện một chút sự hiếu thảo của mình với bố.
Hôm qua tôi gửi đồ, hôm nay đã đến bưu điện nên tôi gọi để bố đi lấy. Cúp điện thoại xong, bố ngồi khóc như mưa. Tôi hiểu tâm trạng của ông, nếu mẹ còn sống chắc chắn sẽ nói: 'Sinh con gái là tốt nhất!'. Nhìn bố ôm ảnh của mẹ qua camera, tôi đã bật khóc. Mẹ đã qua đời gần 1 năm nhưng chúng tôi chưa bao giờ quên mẹ, không chỉ tôi và em trai mà bố cũng thế. Bố đã nuôi chúng tôi khôn lớn, chúng tôi sẽ đối xử tốt với ông.
Mẹ không còn nữa nhưng chúng tôi vẫn còn cha , còn mái nhà và còn quê hương. Tôi tin rằng khi mình làm điều này, mẹ cũng sẽ rất vui vì bà đã rất quý trọng bố. Chúng tôi đều đã có gia đình của riêng mình, chỉ còn một mình bố cô đơn. Hy vọng thời gian trôi chậm lại một chút, để chúng tôi có thêm thời gian chăm sóc bố" - Hoa Hoa kể lại.
Đồ ăn mà Hoa Hoa gọi về cho bố dượng
Ở phần bình luận, Hoa Hoa cho biết thêm ban đầu bố dượng cô khá bình thường nhưng khi ngồi vào bàn ăn và mới ăn được vài miếng, ông đã bật khóc. Ông lấy khăn lau ảnh người vợ quá cố rồi gục đầu vào ảnh mà nức nở. "Tôi cũng không kìm được mà rơi nước mắt. Có lẽ đây chính là điều mọi người gọi là nỗi đau suốt đời sau khi người thân mất đi. Bạn sẽ không bao giờ biết mình chợt nhớ đến họ lúc nào" - cô nói.
Ngoài ra Hoa Hoa cũng kể thêm chuyện về người bố dượng và trả lời thắc mắc từ cư dân mạng. Theo đó mẹ cô bị ung thư từ khi cô mới 19 tuổ.i, đến năm cô 35 tuổ.i thì bà qua đời. Hồi đó bố dượng luôn ủng hộ niềm đam mê vẽ tranh của Hoa Hoa và cô đã thi đỗ vào một trường đại học tốt. Tuy nhiên sau khi mẹ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, cô quyết định nghỉ học để có nhiều thời gian ở cạnh bà hơn.
Sau khi mẹ mất Hoa Hoa đã nhiều lần đề nghị bố dượng lên thành phố sống cùng với vợ chồng mình nhưng ông không đồng ý. Dù chỉ còn một mình, ông vẫn nhất định muốn sống ở quê vì cảm thấy ở đây an toàn, thân thuộc hơn so với thành phố.
Cô con gái riêng này cũng trực tiếp đề cập với bố dượng rằng ông có thể đi bước nữa nhưng ông cho biết mình tạm thời chưa nghĩ đến chuyện này: "Bố tôi mới ngoài 60 tuổ.i, có thể sẽ phải sống một mình trong khoảng 20 năm tới. Tôi đã nói với ông rằng ông không cần cảm thấy áy náy, nếu có một người phụ nữ đối xử tốt với ông, chân thành và không có quá nhiều vướng bận thì ông có thể cân nhắc. Nhưng ông trả lời rằng tạm thời chưa có suy nghĩ đó, ông cảm thấy mình đã lớn tuổ.i nên không muốn gây thêm phiền phức cho con cái".
Bố mẹ và con của Hoa Hoa khi mẹ cô còn sống
Sau khi đọc tâm sự của cô con gái về bố dượng, nhiều người đã bật khóc. Họ cho rằng câu chuyện về tình yêu mà bố dượng dành cho mẹ cô, tình yêu thương của ông với con riêng của vợ và sự tôn trọng, hiếu thảo của Hoa Hoa với bố dượng đều đáng trân trọng. Tình cảm gia đình thực sự thiêng liêng!
Một số bình luận từ cư dân mạng:
- Tôi đã khóc khi xem nó.
- Khi nhìn thấy hình ảnh và những dòng chữ này, tôi đã bật khóc. Có lẽ mẹ bạn ở nơi xa kia cũng sẽ cảm thấy được an ủi khi bạn đối xử với chồng mình như vậy. Bố dượng của bạn có vẻ là một người tốt bụng và yêu thương vợ con.
- Tôi gần như đã khóc khi đọc chia sẻ của bạn. Chú ấy là một người bố tốt, một người chồng tốt.
- Bạn khiến tôi cảm thấy trên đời vẫn còn những người đàn ông tốt.
- Tôi cũng được cha dượng nuôi dưỡng, tôi đã khóc khi nhìn thấy điều này.
- Người ta nói xã hội ngày càng lạnh lùng nhưng sự thực thì trên đời vẫn còn tình yêu.
- Mẹ đi rồi mà nhà cửa vẫn còn sạch sẽ quá, bố bạn là một người tốt.
- Tôi đã rơi nước mắt khi xem được bài đăng này. Gia đình bạn đều là những người nhân hậu và ấm áp. Mong mọi người có thể sống một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc.
- Không phải chú, không phải bố dượng, không phải chồng mới của mẹ bạn, đó là một người cha. Tôi tin rằng người đàn ông này yêu mẹ bạn và các con của bà ấy rất nhiều.
- Mắt tôi ươn ướt. Sao bạn có thể khiến tôi - một người không tin vào tình yêu hay hôn nhân, phải xấu hổ thế này?
Câu chuyện viral từ bức ảnh bóng lưng của người mẹ 49 tuổ.i và con gái 22 tuổ.i cùng ngồi ở bàn học trong đêm Không lộ mặt mà vẫn được khen đẹp mới lạ. Mỗi khi lướt mạng xã hội, khoảnh khắc bình yên của gia đình ai đó luôn khiến netizen dừng lại vài giây để cảm nhận sự ấm áp. Mới đây, trên MXH lan truyền bức ảnh bóng lưng của 2 mẹ con đang ôn bài cùng nhau, thu hút sự chú ý của...