Bộ dụng cụ sinh tồn giúp phi công Su-30 cầm cự trong bao lâu?
Thoát ra khỏi máy bay khi gặp sự cố, phi công luôn mang theo một bộ dụng cụ sinh tồn, có thể giúp họ sống sót.
Các phi công lái máy bay chiến đấu của Nga được trang bị và đào tạo cho những tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Trong trường hợp xấu nhất khi máy bay gặp sự cố, phi công phải dùng hệ thống ghế phóng K-36DM để thoát ra ngoài.
Ghế phóng K-35DM gồm một tên lửa phóng, hộp số, hệ thống tựa đầu cứu sinh, cùng nhiều thiết bị cần thiết khác để đảm bảo phi công có thể vọt ra an toàn khỏi buồng lái trong thời gian ngắn nhất khi máy bay gặp sự cố.
Tuy nhiên, ngay cả khi thoát ra ngoài, phi công vẫn chưa thể đảm bảo được rằng họ đã được an toàn sống sót, lúc này cần đến những kỹ năng sinh tồn, trong đó bộ dụng cụ sinh tồn được xem là cứu cánh của phi công. Bộ dụng cụ sinh tồn của các phi công Sukhoi gồm một bộ đàm phát tín hiệu, súng bắn pháo sáng, thuốc chống cá mập, một con dao, bật lửa, đường gluco, lương khô, muối và hộp lọc nước ngọt.
Video đang HOT
Trong trường hợp phi công Sukhoi bị rơi xuống biển, họ sẽ sử dụng một hộp chất nhuộm màu cam để nhuộm một vùng nước rộng lớn phát tín hiệu. Ngoài ra, trong bộ dụng cụ sinh tồn của phi công còn có một radio, được kết nối với tai nghe và microphone trên mũ bảo hiểm để truyền và nhận âm thanh từ các tần sóng cứu hộ quốc tế.
Ngoài ra, phi công còn có áo phao là một túi nhỏ đeo trên người. Trong hệ thống áo phao còn có đèn tín hiệu sử dụng pin khô. Khi xuống nước, đèn tự kích hoạt sáng nhấp nháy. Phi công còn có hệ thống còi, gương phản chiếu ánh mặt trời để lực lượng cứu hộ dễ phát hiện khi bay trên không.
Tuy nhiên, thời gian cầm cự của phi công không chỉ phụ thuộc vào những vật cứu mạng này, mà còn phụ thuộc vào kỹ năng xử lý tình huống của từng phi công.
Chính vì lý do này, không quân Nga luôn huấn luyện phi công thích nghi với từng môi trường hoạt động như khi gặp nạn trên biển hay trên đất liền đều phải có những kỹ năng khác nhau để tồn tại trước khi được cứu hộ tìm thấy.
Theo Danviet
Những tai nạn thảm khốc và lỗi kỹ thuật nghiêm trọng của Su- 30MK2
Trang mạng tiếng Nga bmpd từng tiết lộ sự cố nghiêm trọng đối với 2 máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Không quân Indonesia. Trong khi đó, một số vụ tai nạn nghiêm trọng cũng đã xảy ra với Su-30MK2.
Máy bay tiêm kích Su-30MK2 đang hoạt động trong Không quân của một số quốc gia như Việt Nam, Indonesia, Uganda, Venezuela và Trung Quốc.
Năm 2012, một sự cố nghiêm trọng khác cũng xảy ra với Su-30 MK2 trong quá trình bay thử nghiệm ở Nga. Chiếc Su-30 MK2 đã bị rơi ở vùng Viễn Đông Nga cách 130km về phía đông bắc. Cả hai phi công bị đẩy ra ngoài, mặc dù một trong số họ đã bị tổn thương khi hạ cánh. Vụ tai nạn này được ghi nhận một động cơ của Su-30Mk2 đã bốc cháy trong quá trình bay.
Vụ tai nạn gần nhất (9.2015) liên quan đến Su-30 MK2 được ghi nhận xảy ra với tiêm kích Su-30MK2 của Không quân Venezuela, chiếc máy bay đã bị rơi ở miền Nam nước này, gần thị trấn Elorza sau khi cất cánh để đánh chặn một phi cơ nhỏ xâm nhập không phận, trong vụ việc trên cả hai phi công đều thiệt mạng.
Trong khi đó, 2 chiếc Su-30MK2 gặp lỗi nghiêm trọng nằm trong hợp đồng mua 6 chiếc Su-30MK2 mà Indonesia ký với Tập đoàn Rosoboronexport vào tháng 12.2011. Theo đó, vào ngày 18.09.2013, động cơ bên phải của chiếc Su-30MK2 số hiệu 87835 (số hiệu trong biên chế của Không quân Indonesia là TS-3009) đã bị chim va vào. Trong khi tiến hành thay thế động cơ bị hỏng vào ngày 23-09-2013, Indonesia phát hiện vết nứt trên các mối hàn của khung thân.
Đến ngày 9.10.2013, lỗi tương tự được phát hiện trên chiếc Su-30MK2 số hiệu 87836 (TS-3010) và chiếc máy bay này cũng phải tạm dừng bay.
Ngày 28.11.2013, tiếp tục đến động cơ bên phải của chiếc Su-30MK2 số hiệu 87834 (TS-3008) va phải chim và sau đó được thay thế bằng động cơ còn lại trên chiếc Su-30MK2 số hiệu 87836.
Phía Indonesia đã gửi trả lại nhà máy Komsomolsk-on-Amur (nơi chế tạo Su-30MK2 cho Không quân Indonesia) 2 chiếc số hiệu 87835 và 87836 để thay thế khung thân. Sau khi được tháo rời, phía Nga đã phát hiện hàng loạt lỗi nghiêm trọng trong thiết kế của máy bay.
Tính đến nay, có khoảng 10 vụ tai nạn xảy ra đối với mẫu tiêm kích Su-30, trong đó, Không quân Ấn Độ gặp 6 vụ, Không quân Nga 3 vụ, Không quân Venezuela một vụ. Không quân Nga Cụ thể, chiếc Su-30 đầu tiên bị rơi vào ngày ngày 12.6.1999, thuộc về Không quân Nga. Chiếc máy bay đã gặp nạn tại Triển lãm Hàng không Paris (Pháp) nhưng may mắn cả hai phi công Su-30 đã nhảy dù thoát khỏi may bay và thoát chết. Tiếp đó, ngày 10.6.2006, cũng tại Triển lãm hàng không Paris, một chiếc Su-30MK của Không quân Nga lại bị rơi. Hai phi công đều nhảy dù an toàn. Sáng 28.2.2012, một chiếc Su-30 bị rơi ở vùng Viễn Đông Nga do động cơ bốc cháy trong lúc bay thử nghiệm. Không quân Ấn Độ Ngày 30.4.2009, 1 chiếc Su-30MKI của Không quân Ấn Độ rơi ở Pokhran, lý do là tắt nhầm hệ thống điện tử điều khiển bay. Phi công nhảy dù an toàn ra khỏi máy bay. Tháng 11 cùng năm, một chiếc Su-30MKI khác cũng của Không quân Ấn Độ rơi ở vùng Rajasthan vì cháy động cơ. Tiếp đó, tháng 12.2011, một chiếc Su-30MKI rơi ở Pune do trục trặc hệ thống điện tử. Tháng 2.2013, một chiếc Su-30MKI bị nổ cánh khi bay thử nghiệm ở Pokhran.
Theo Danviet
Su-30MK2 Việt Nam hiện nay trong dòng Su-30 Sau khi tiếp nhận 2 chiếc Su30MK2 cuối cùng hồi đầu năm 2016, Việt Nam chính thức trở thành quốc gia sở hữu phiên bản MK2 nhiều nhất thế giới. Việt Nam đứng đầu thế giới Báo Nga cho biết, hai chiến đấu cơ Su-30MK2 cuối cùng Việt Nam nhận hồi đầu năm 2016 (có số khung là 88520 và 88521) nằm trong...