Bố đơn thân vừa chạy xe vừa nuôi con: “Nhiều lúc chỉ biết ôm con khóc”
Những dòng tâm sự của anh Đ.H.L., 32 tuổi ở TP.HCM dành cho con gái Đ.T.T.C (bé Dâu) đã nhận được sự quan tâm của nhiều người sau khi được chia sẻ rộng rãi trên MXH.
Từ một chàng trai trở thành bố đơn thân, có biết bao bỡ ngỡ nhưng anh vẫn sẵn sàng thay đổi và học hỏi để chăm sóc cho con.
Nhưng rồi sau 2 tháng sống với nhau, cả bố và con gái đều dần trở nên quen thuộc, hòa hợp. Và như những gì anh L. viết: “Mỗi lần ba về nhà hay ba đi đón con đi học về nhìn thấy con ba lại vui và không mệt nữa”.
Cô con gái nhỏ T.C. là động lực sống của anh L. hiện tại. (Ảnh: Thanh Niên)
Học cách để làm một “ gà trống nuôi con”
Sau cuộc hôn nhân không trọn vẹn, anh L. đã đón con gái về sống chung với mình và bố mẹ anh. Thế nhưng, ông bà nội của bé Dâu cũng đã già yếu, mẹ của anh L. còn mắc bệnh hiểm nghèo. Vậy nên, anh đã không phiền tới bố mẹ, một mình anh tự tay chăm sóc cho con gái.
Anh L. phải tập làm quen với những công việc như pha sữa, vệ sinh cho cô con gái nhỏ hàng ngày. (Ảnh: Thanh Niên)
Hồi mới đầu, anh còn không biết phải thay tã cho con ra sao, giờ giấc con ăn hay cho con tắm thế nào. Nhưng rồi 2 tháng trôi qua, nếp sinh hoạt của anh L. cứ thế thay đổi theo con. Từ việc sáng thức dậy cho con ăn sáng, đưa con đi học, đón con về rồi lại cho con ăn tối, tất cả đều được anh phân bổ, phối hợp với công việc của một tài xế công nghệ.
Kinh tế gia đình trông cậy vào mình anh L. nên kể cả vắng khách thì cũng thường 3 giờ sáng anh mới về đến nhà. Khi nào đông hơn, anh sẽ cố chạy xe kiếm thêm tiền rồi về nhà lúc 5-6 giờ sáng, vừa kịp lúc để đưa con đến trường.
Video đang HOT
Bữa ăn của bé Dâu cũng được anh chuẩn bị để không phiền ông bà nội. (Ảnh: Thanh Niên)
Khó khăn đến đâu cũng phải thích nghi
Từ nhỏ đã xa mẹ để về ở với anh L., không tránh khỏi những ngày đầu bé Dâu liên tục khóc đòi mẹ. Anh L. lại chẳng có kinh nghiệm nuôi con nên khó khăn lại thêm nhiều. Chia sẻ với Thanh Niên, anh L. cho biết: “Nhiều lúc con bệnh nó quấy khóc mình nhìn mà xót lắm chỉ biết ngồi nhìn ôm con mà khóc”.
Những ngày bận làm không ai trông con, anh L. phải đưa cả bé Dâu đi theo những cuốc xe. (Ảnh: Thanh Niên)
Nhưng may mắn rằng bé Dâu cũng dần quen với sự chăm sóc của bố nên cũng không còn đòi mẹ nữa. Để lo cho con, anh L. đã học làm những thứ trước nay chưa từng động tay vào như may vá, pha sữa, đút cho con ăn… Mà làm nhiều rồi thì sẽ quen tay, anh L. hẳn giờ cũng tự tin rằng mình đã thành thục lắm rồi.
Sẽ vì con mà cố gắng
Trước khi làm nghề tài xế xe công nghệ, anh L. từng là nhân viên an ninh trong quán bar nên ngoại hình có chút khó gần. Vì thế mà khi trả lời phỏng vấn của Thanh Niên, anh cho biết mình rất tự ti nên chưa bao giờ có cái ảnh chụp chung nào với con gái.
Dù làm việc vất vả nhưng ưu tiên số một của anh L. vẫn là dành cho con. (Ảnh: Thanh Niên)
Từ ngày có bé Dâu bên cạnh, anh L. cũng dành hết mọi thời gian rảnh cho con gái và gia đình, từ bỏ những cuộc hẹn gặp với bạn bè. Và nhất là dù có bận rộn đến đâu, cứ cuối tuần là anh L. lại cho con đi chơi, mua đồ chơi, bánh kẹo.
Công việc tài xế hàng ngày cũng được anh làm chăm chỉ, bất kể mưa nắng để giữ được nguồn thu nhập lo cho con. Anh L. bộc bạch: “Có bữa nhiều khách, cũng có thu nhập thì tôi lo mua sữa cho con, bữa nào vắng thì tôi ăn hủ tiếu gõ ven đường cho qua bữa. Mưa gió cũng phải ở ngoài đường để kiếm thêm chút tiền cho con một cuộc sống tốt hơn”.
“Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, ai chẳng muốn con mình có được sự thương yêu, chăm sóc của cả bố lẫn mẹ. Nhưng dù hoàn cảnh không cho phép, bé Dâu trong câu chuyện trên đây vẫn sẽ được hạnh phúc khi có người bố luôn cố gắng để có thể thương con được hết cả phần của người mẹ.
Sinh nhật cháu bà nội cho 5 triệu, chồng liền bảo: "Nhà ngoại kém xa" nhưng khi vừa dứt lời thì điếng người trước phản ứng gắt của vợ
"Hôm vừa rồi em tổ chức sinh nhật cho con tròn 1 tuổi. Ông bà ngoại dưới quê xa không lên được, ông bà nội sang mua bánh, mua quà còn cho cháu 5 triệu...", người vợ kể.
Chồng phân biệt đối xử không công bằng giữa hai bên nội ngoại là điều khiến bất cứ người vợ nào cũng cảm thấy bị tổn thương, mệt mỏi.
Mới đây trên mạng xã hội cũng chia sẻ câu chuyện của một cô gái than vãn về cuộc sống hôn nhân đầy căng thẳng của mình. Tất cả cũng chỉ vì anh chồng sống nhất bên trọng, nhất bên khinh đối với bố mẹ vợ:
Người vợ kể: " Nghĩ thấy thương bố mẹ đẻ của mình các chị ạ. Mang nặng đẻ đau, vất vả nuôi ăn học xong rồi gả con gái đi là coi như mất con. Được chàng rể có tâm thì đỡ, chứ phải ông con rể vô tâm lại phải e dè, muốn gặp con gặp cháu còn phải giữ ý tứ thì chán hẳn. Như bản thân em là ví dụ, lấy phải chồng gia trưởng, lúc nào cũng coi nội là nhất, ngoại chỉ là phụ, nản vô cùng.
Ảnh minh họa
Vợ chồng em cưới nhau năm 2017. Nhà chồng em có điều kiện hơn, bố anh là cán bộ nhà nước, mẹ kinh doanh buôn bán. Ngược lại nhà ngoại em làm nông, bố mẹ không có lương nên cuộc sống khá vất vả.
Sau cưới 2 đứa được bố mẹ chồng mua cho căn chung cư hơn tỷ nên khoản nhà cửa không phải lo. Bố mẹ đẻ em không có, chỉ thi thoảng gửi cho con cháu mớ rau, con gà con vịt hay tải gạo là hết khả năng. Chồng em không hiểu điều ấy, anh hay dè bỉu bố mẹ vợ nhà quê. Rồi suốt ngày nhắc vợ rằng nhà nội lo cho nhiều thì em phải biết đường tận tâm chăm sóc bố mẹ chồng chu đáo hơn. Nhà ngoại không quan tâm gì thì cũng không phải để ý ấy.
Giữ lối suy nghĩ đó nên mỗi lần về quê anh cũng không gần gũi, thân thiện với nhà vợ. Mang tiếng năm về được đôi ba lần dịp giỗ lễ nhưng cứ xong việc cái là vội vã thúc vợ lên xe đi ngay. Nhà người ta bố vợ con rể gặp nhau là ngồi lai dai chén rượu chứ chồng em cấm bao giờ chịu ngồi chuyện trò với ông. Cảm giác anh ở nhà vợ rất miễn cưỡng, ai tinh ý nhìn cái là nhận ra ngay. Thế nên bọn em về, không bao giờ ông bà dám giữ lại lâu. Ngược lại, nhà nội có công có việc anh sẽ thúc vợ về trước cả mấy ngày.
Hôm vừa rồi em tổ chức sinh nhật cho con tròn 1 tuổi. Ông bà ngoại dưới quê xa không lên được, ông bà nội sang mua bánh mua quà còn cho cháu 5 triệu. Ông bà cho nhiều, em hơi ngại nên cũng đùn đẩy bảo chỉ nhận quà còn tiền xin gửi lại bố mẹ. Chồng em ngồi bên làm luôn câu: 'Thôi, bố mẹ cho em cứ cầm lấy. Gớm, ông bà nội quan tâm cháu thế chứ ông bà ngoại kém xa'.
Câu nói của chồng làm em đỏ mặt, miệng đang cười nói với ông bà nội mà cứng hàm luôn. Nếu anh ấy nói lúc chỉ có 2 vợ chồng, em sẽ đỡ cảm giác ức chế, đằng này trước mặt bố mẹ đẻ, mang bố mẹ vợ ra so thì không thể chấp nhận được. Nhân tiện bố mẹ chồng ở đó, em thể hiện thái độ luôn bảo anh đừng so sánh kiểu đấy. Ông bà nội hay ông bà ngoại cũng đều thương con quý cháu như nhau. Có điều mỗi nhà một điều kiện, ông bà ngoại thương cháu nhưng cũng chỉ có thể lo cho cháu trong khả năng của họ.
Giọng em cũng nhẹ nhàng thôi song cả bố mẹ chồng em đều nhận ra em đang tự ái. Mẹ chồng em nhanh miệng đỡ lời ngay: 'Vợ con nói đúng đó, ông bà nào cũng thương con mến cháu. Chẳng qua bố mẹ có điều kiện hơn lại ở gần nên thường xuyên sang thăm cháu hơn. Ông bà thông gia ở quê xa lại không có điều kiện làm sao đi lại suốt được.
Ảnh minh họa
Với lại như ngày vợ con ở cữ đó, toàn bà ngoại chăm lo vợ con con chứ bố mẹ bận có đỡ đần được đâu. Người góp công người góp của, không ai hơn ai, quan trọng là tấm lòng tình cảm. Con đừng bao giờ so sánh như vậy kẻo đến tai bố mẹ vợ con họ sẽ buồn lắm đó'.
Mặt chồng em đỏ gay quay sang nhìn vợ kiểu ngại. Tới lúc ông bà nội về, em tiện đà nói cho anh thêm 1 tràng nữa. Sau anh phải xuống nước nhận sai, bảo sẽ rút kinh nghiệm".
Thật sự cô gái nào đi lấy chồng cũng đều mong có thể "mang về" cho bố mẹ mình 1 chàng rể hiền, cùng mình báo hiếu người sinh dưỡng giống như bản thân họ luôn tận tâm chăm sóc gia đình nhà chồng. Hơn nữa nội ngoại hai bên có êm ấm thì cuộc sống vợ chồng mới vui vẻ. Bởi hôn nhân không chỉ có hai người mà nó được nuôi dưỡng từ rất nhiều mối quan hệ ràng buộc xung quanh, đòi hỏi chúng ta biết phải chăm sóc, vun đắp. Mong các anh chồng hãy hiểu, cùng vợ sống tận tâm, công bằng giữa hai bên để xây dựng mái ấm hôn nhân trọn vẹn.
Câu chuyện xúc động của hai bố con bán trái cây trên đường phố Sài Gòn Trở thành ông bố hay bà mẹ đơn thân đôi khi không phải là chuyện ai cũng mong muốn, bởi có những người không chỉ nặng gánh nỗi lo cơm áo gạo tiền mà còn phải trăn trở làm thế nào để chăm sóc, giáo dục con cái một cách chu toàn nhất. Tình cờ bắt gặp hình ảnh hai bố con quây...