Bố đơn thân quặn lòng khi con thơ khóc khan tiếng đòi mẹ
“Ngày đầu tiên của một người bố đơn thân với tôi quả thực là khó khăn. Con khát sữa đòi mẹ khóc tới khan cả tiếng. Thương con, cả đêm tôi không ngủ được…”, anh H, giáo viên dạy toán tại Hà Nội chia sẻ.
Ảnh minh họa
Là một ông bố đơn thân, anh Nguyễn Mạnh H. (36 tuổi) đã nếm trải đủ mọi vất vả, cơ cực của người đàn ông phải nuôi con một mình. Nhưng cũng chính trong hoàn cảnh này, anh đã nhận ra vai trò thực sự của vợ trong gia đình.
Mặc dù điều đó không giúp anh hàn gắn lại nối quan hệ hôn nhân với người vợ cũ, song nó phần nào giúp anh hiểu được vai trò, vị trí riêng của mỗi thành viên trong gia đình, không ai có thể thay thế.
Con 7 tháng tuổi, vợ bỗng đòi ly hôn
Có sự nghiệp khá ổn nhưng khi trải lòng với PV, anh H. cho rằng mình là một người đàn ông thất bại. Theo anh H., một người đàn ông thành công là người có một gia đình hạnh phúc. Con cái được sống trong tình yêu thương của cha mẹ.
Anh H. (Sinh năm 1982) vốn là giáo viên dạy toán của một trường cấp 3 tại Hà Nội. Khi vợ anh còn là sinh viên năm cuối của một trường đại học thì họ quyết định kết hôn.
Sau khi lập gia đình và có con, sự khác biệt về lối sống, suy nghĩ giữa hai người bắt đầu bộc lộ. Vợ anh quyết định đi làm và bỗng nhiên đòi ly hôn.
Video đang HOT
“Tôi là giáo viên tại một trường cấp 3 nên thu nhập cũng không cao. Tuy nhiên trong cuộc sống vợ chồng, tôi luôn chu toàn. Đi làm hết giờ là tôi về nhà, chia sẻ việc nhà với vợ, lương tôi cũng nộp hết cho vợ.
Tôi chưa từng la mắng hay nặng lời với vợ. Nhưng vợ tôi thì hoàn toàn khác, cô ấy trẻ, nhiệt huyết, lại thích bay nhảy nên khi con chưa đầy 7 tháng tuổi, vợ tôi quyết định đi kiếm việc làm”, anh H. kể.
Anh H. cho biết: “Cũng bởi đi làm mà vợ tôi dần thay đổi. Môi trường mới, công việc năng động khiến vợ tôi hay đi sớm về muộn. Dần dà, hai vợ chồng tôi liên tục cãi vã nhau. Một ngày, cô ấy tuyên bố, cô ấy đã suy nghĩ rất kỹ và muốn ly hôn. Trong quá trình chúng tôi mâu thuẫn, vợ tôi đã tìm được người chia sẻ và cô ấy sẽ đến với người đó.
Tôi đau khổ. Nhưng với tự trọng của một người đàn ông, tôi không thể níu kéo một người phụ nữ đã muốn sống với một người đàn ông khác. Tôi hiểu rằng cố giữ cũng không được.
Cuối cùng, cô ấy đi, để lại cho tôi đứa con trai 7 tháng tuổi. Thực ra, do chính tôi đề nghị được nuôi con vì tôi cũng chưa có ý định với người phụ nữ nào, còn cô ấy sẽ sống với một người đàn ông khác.
Tôi tin cuộc sống mới của cô ấy sẽ gặp khó khăn, cản trở nếu có đứa con bên cạnh. Hơn nữa, điều quan trọng là tôi sợ con mình sẽ phải chịu thiệt thòi, đau khổ”.
14 tuổi mồ côi cha mẹ
Anh H. tiếp tục chia sẻ: “Ly hôn xong tôi và vợ sống trong nhà gần một tháng nữa rồi thoả thuận nuôi con. Hàng ngày hai vợ chồng vẫn cùng chăm sóc con, cùng ăn cơm, không ai trách móc, giận hờn ai. Khi cô ấy ra đi, con trai tôi mới tròn 8 tháng tuổi.
Ngày đầu tiên của một người bố đơn thân với tôi quả thực khó khăn. Con khát sữa mẹ khóc tới khan cả tiếng. Thương con cả đêm tôi thức trắng”.
Ly hôn, con nhỏ anh lại không biết bấu víu vào đâu khi bản thân anh mồ côi cả cha lẫn mẹ khi mới tròn 14 tuổi.
“Trong một vụ tai nạn thương tâm, bố mẹ tôi chẳng may qua đời. Bà Nội mang tôi về nuôi nấng. Đến khi tôi đi làm được vài năm thì bà cũng bỏ tôi mà đi”, anh nói.
Anh tâm sự thêm: “Làm bố đơn thân không có thời gian mà buồn. Những mệt mỏi trong công việc là không tránh khỏi. Tuy nhiên, về nhà, giải quyết những việc nho nhỏ, chăm con, dạy con những điều cơ bản trong cuộc sống khiến tôi có thêm động lực để sống và cố gắng. Sau đó, tôi bắt đầu gửi con tại trường mầm non để yên tâm làm việc. Hiện giờ con tôi vẫn học tại đây. Nay cháu đã gần 2 tuổi”.
Theo anh H., mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau. Khi chấp nhận nuôi con một mình, người đàn ông phải chịu bao nhiêu vất vả, khó khăn nhưng vẫn phải đối mặt. “Mọi thứ quá muộn để nói những điều ‘giá như’… Tuy vậy, tôi cũng thấy hạnh phúc với cuộc sống bây giờ…”, anh nói.
Theo Vietnamnet
Người đàn bà gục xuống trong tiếng nấc: "Con còn thở mà, mẹ và anh đừng chôn con!"
Chị gào khóc, cắn chặt môi đến bật máu, ôm chân chồng chị không để chồng chị bế con đi. Mọi người buộc phải giữ, thậm chí là trói chặt tay chân chị lại.
Tiếng khóc thảm thương của chị làm cho tất cả những người có mặt tại đó chẳng ai cầm được nước mắt. (Ảnh minh họa)
Chị cũng như bao cô gái khác, luôn mơ ước về một tình yêu đẹp, thơ mộng, một gia đình hạnh phúc, một tương lai sáng lạn. Chị được nhận xét là một cô gái rất khá. Ngoại hình xinh xắn, lại tháo vát, nhanh nhẹn, chị còn biết yêu thương và giúp đỡ mọi người. Ai cũng nghĩ, một người con gái như chị, sẽ xứng đáng với những điều hạnh phúc nhất, tốt đẹp nhất trên cuộc đời này.
Chị về làm dâu nhà anh mang theo bao nhiêu ước vọng, hoài bão. Anh là chàng trai được đánh giá là tốt nhất làng. Chăm chỉ, hiền lành, chịu khó lại còn rất chung tình với một mình chị. Còn mẹ chồng chị, người phụ nữ góa chồng hiền đức, phúc hậu, luôn thật lòng trân quý chị. Một gia đình quá hoàn hảo, một tương lai hứa hẹn chỉ có những tháng ngày đầy ắp tiếng cười đang đón đợi chị. Chị và bất kì ai trong câu chuyện này cũng sẽ đều nghĩ như vậy. Nhưng quy luật riêng của cuộc sống này chính là không có bất cứ thứ gì được phép hoàn hảo cả. Hạnh phúc kia của chị nhất định phải có một khiếm khuyết. Chỉ là không ngờ, khiếm khuyết ấy lại quá lớn, quá sâu, quá đau với cuộc đời chị.
Anh chị về chung sống dưới một mái nhà cũng đã được hơn một năm, không có kế hoạch gì mà sao chị mãi vẫn chưa thấy có bầu. Anh thì nói bình thường rằng con cái là lộc trời cho, không thể vội vàng được. Nhưng chị thì sốt ruột lắm. Mấy cô bạn kết hôn cùng đợt với chị, thậm chí là sau chị cũng đã con bồng con bế rồi mà cái bụng của chị vẫn im lìm, không động tĩnh gì. Mẹ chồng chị thì không hề mắng mỏ hay mỉa mai chị, ngược lại, bà hết lòng chăm sóc chị, cắt thuốc thang tốt nhất cho chị uống. Chồng chị thì lúc nào cũng động viên chị, làm cho chị cười, giúp tinh thần chị thoải mái. Mọi người càng như vậy, chị lại càng thấy có lỗi. Lỗi vì chị không hoàn thành được trách nhiệm của một người vợ, một người làm con.
Chị về làm dâu nhà anh mang theo bao nhiêu ước vọng, hoài bão. (Ảnh minh họa)
Đông y không thấy có tác dụng, chị quyết định gom góp tiền đi lên thành phố khám bệnh. Chị gần như chết lặng khi bác sĩ nói trường hợp của chị rất khó có thể mang thai tự nhiên, buộc phải nhờ vào sự can thiệp của y học. Chị tự trách mình vô dụng nhưng chồng chị, mẹ chồng chị lại dồn hết sức lực, của cải giúp chị mang thai cho bằng được. Tấm chân tình này của gia đình chồng khiến chị rơi nước mắt. Rồi trời cũng thương, cho ước nguyện của chị, sự mong mỏi của chị, những nỗ lực, cố gắng của gia đình chị có kết quả khi bác sĩ thông báo chị đã đậu thai.
Chị phải nằm viện 6 tháng đầu để bác sĩ theo dõi, phòng trường hợp bất trắc xảy ra. Dù cho gia đình chồng chị, cả gia đình chị nữa không có điều kiện dư giả nhưng vẫn cố gắng tận lực để lo cho chị. Nước mắt chị chẳng ngày nào là không rơi xuống, nhưng không phải vì đau khổ mà là vì quá ư hạnh phúc. Chị vừa về nhà gần 2 tháng thì có dấu hiệu trở dạ sinh con. Cả nhà lại tức tốc đưa chị nhập viện. Hàng xóm láng giềng thì chỉ cầu mong cho chị mẹ tròn con vuông vì rằng đứa con này, chị có được khó khăn quá. Nhưng ông trời hình như không có mắt với gia đình chị mất rồi...
Con chị quá yếu, vừa sinh ra đã phải nằm lồng kính. Mọi chi phí cho thuốc thang, tiền viện của mẹ con chị đã đội lên những con số không tưởng đối với một gia đình chỉ làm nông như nhà chị. Nhưng chẳng ai quan tâm đến chuyện đó, chồng chị chạy vạy, vay mượn khắp mọi nơi. Mẹ chồng chị lo lắng đến rộc rạc cả người. Chị không đêm nào là không nhìn con qua lồng kính mà khóc nức nở. Chị không ngờ cái kiếp làm mẹ của chị nó lại chật vật, lắm gian truân đến như vậy. Rồi chị gần như hóa điên khi bệnh viện trả con chị về. Mẹ chồng chị khóc ngất bên chị, anh thì câm lặng, có lẽ nỗi đau đớn trong anh đã lặn quá sâu chẳng thể thốt thành lời rồi.
Chứng kiến cái cảnh chị gục xuống trong tiếng nấc:
- Con còn thở mà, xin mẹ và anh đừng chôn con!
Tiếng khóc thảm thương của chị làm cho tất cả những người có mặt tại đó chẳng ai cầm được nước mắt. Đứa con mang bao nhiêu tâm huyết của chị, sự nỗ lực, cố gắng của mẹ chồng chị, chồng chị lại bỏ đi nhanh quá. Chị gào khóc, cắn chặt môi đến bật máu, ôm chân chồng chị không để chồng chị bế con đi. Mọi người buộc phải giữ, thậm chí là trói chặt tay chân chị lại. Nhìn cảnh đó, tất thảy mọi người ở đấy đều ngước mặt lên trời, cầu mong một phép màu kì diệu sẽ xảy ra...
Theo blogtamsu
Kinh nghiệm ông bố đơn thân đối phó kỳ kinh nguyệt con gái "Bố ơi, con chỉ đi vệ sinh thôi mà sao máu ở quần lót nhiều quá!. Lần đầu tiên con bị chảy máu ở vùng kín bố ơi. Bố về nhà gấp đi.". Chào các bố mẹ, Tôi năm nay 40 tuổi và là một ông bố đơn thân. Đã 5 năm năm nay, kể từ khi vợ chồng tôi ly hôn thì...