Bộ đội Trường Sa đấu giá hoa ốc biển giúp đỡ đồng đội
Để ủng hộ con gái đồng đội đang chữa bệnh hiểm nghèo, chiến sĩ đảo Sinh Tồn (quần đảo Trường Sa) miệt mài làm cây hoa từ ốc biển bán đấu giá lấy tiền giúp bạn.
Đang công tác ở đảo Sinh Tồn, biết được tin con gái thượng úy Phan Văn Hoàng là bé Phan Thị Thu Hoài phải chọc tủy, truyền máu tại Viện huyết học và truyền máu Trung ương, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ trên đảo Sinh Tồn rất thương cảm.
“Vợ chồng anh Hoàng phải thụ tinh trong ống nghiệm mới có một mụn con, giờ lại bệnh tật như thế. Tình đồng đội thôi thúc tôi phải làm điều gì đó. Cuối cùng tôi quyết định làm cây hoa từ những con ốc biển ở Trường Sa, bán lấy tiền giúp bạn”, chiến sĩ trẻ tâm sự.
Anh cho biết, cây hoa mới hoàn thiện cách đây vài ngày gồm 63 bông, 8 búp lộc, gửi gắm lời chúc may mắn với lộc – tài – phát. Để làm món quà này, anh ra các bãi cát ven biển nhặt vỏ ốc đem về làm sạch vỏ, bôi dầu bóng rồi phơi khoảng một tuần, và đem khoan lỗ để cắm que làm cành.
Video đang HOT
Cây hoa làm từ ốc biển Trường Sa có 63 bông, 8 búp lộc thể hiện cho Lộc – Tài – Phát.
Anh tận dụng những dây đồng vụn làm cành, chèn chặt bằng tăm tre rồi tra keo vào cho chắc chắn. Những bao nylon màu xanh được người lính trẻ dùng để quấn quanh con ốc và làm lá cho cây. Cứ như vậy, anh lần lượt làm từng bông hoa cho đến khi đủ 63 bông.
“Để làm cây hoa ốc biển không nặng nhọc gì nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ và mất nhiều thời gian. Tôi không có điều kiện để ủng hộ vật chất, nên nhờ Ban tổ chức dự án “Trường Sa – Có một nơi thiêng liêng và đẹp như thế” bán đấu giá cây hoa lấy tiền giúp đồng đội chữa bệnh cho con”, người lính đảo tâm sự.
Hiện nay, cây hoa ốc biển được giữ ở đảo Sinh Tồn (xã Sinh Tồn, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà). Ngày 31/1/2013, các thành viên của dự án “Trường Sa – Có một nơi thiêng liêng và đẹp như thế” sẽ chuyển về đất liền.
Theo VNE
Con gái người lính Trường Sa mắc bệnh hiểm nghèo
Cô bé hơn 1 tuổi thiếu máu bẩm sinh, đã qua 2 lần chọc tủy và 13 lần truyền máu vẫn chưa tìm ra bệnh.
Cháu bé bất hạnh Phan Thị Thu Hoài là con gái của thượng úy Phan Văn Hoàng đang công tác ở Trường Sa và vợ là chị Ngô Thị Hằng (37 tuổi).
Trong căn phòng trên tầng 6 Viện Huyết học Truyền máu Trung Ương (Hà Nội), chiến sĩ hải quân có nước da sạm đen vì nắng gió ngậm ngùi kể về câu chuyện của mình.
Năm 1996, anh làm đám cưới với cô bạn gái cùng xã ở huyện Yên Thành (Nghệ An).
Hai năm sau, vợ chồng anh vào Cam Ranh (Khánh Hòa) theo phân công của đơn vị. Năm 2000, anh bắt đầu ra đảo công tác, còn chị ở nhà tần tảo buôn bán và lo toan cho gia đình.
Lấy nhau chừng ấy năm, vợ chồng anh vẫn không có con, chạy chữa khắp nơi nhưng không có kết quả. Làm được đồng nào, vợ chồng lại tích cóp để chạy chữa.
Có lúc nản chí, chị Hằng gạt nước mắt khuyên anh đi lấy vợ khác. Nhưng thương người vợ hiền tảo tần khuya sớm, anh Hoàng không nỡ phụ công chị.
Chữa trị khắp nơi không có kết quả, vợ chồng anh tìm đến phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
Tổng cộng ba lần cấy phôi hết 200 triệu đồng, vợ chồng anh mới được đón nhận đứa con đầu lòng sau 16 năm nên duyên chồng vợ.
Ngày chị Hằng sinh, anh ở ngoài đảo và hồi hộp chờ tin tức từ người nhà. Vợ sinh mổ, anh chỉ chuẩn bị được vài triệu và lại gọi điện thoại 'chỉ đạo' người thân vay mượn thêm tiền.
Theo Tinngan
"Giọt máu nghĩa tình vì đồng đội thân yêu" Là chủ đề Ngày hội hiến máu nhân đạo mà Phòng Cảnh sát PCCC Thanh Trì, phối hợp với Viện huyết học truyền máu Trung ương, tổ chức sáng nay (9-10). Theo Trung tá Đỗ Anh Quyến - Phó trưởng Phòng Cảnh sát PCCC Thanh Trì, ngày hội hiến máu nhân đạo đã được BCH Đoàn cơ sở triển khai đến 100% đoàn...