Bộ đôi “Sát thủ thầm lặng” Borey và “Cá mập” Bulava thứ 2 của Nga
Ngày 22-3, một quan chức hải quân Nga cho biết, chiếc tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey thứ 2 thuộc Dự án 955 sẽ được bàn giao cho Hải quân Nga vào cuối năm nay.
“Hải quân Nga có kế hoạch sẽ biên chế tàu ngầm hạt nhân chiến lược Alexander Nevsky vào hoạt động trước khi kết thúc năm nay. Tất cả mọi việc đang diễn ra theo đúng kế hoạch”, quan chức trên cho biết, đồng thời bác bỏ thông tin về việc chiếc tàu ngầm này sẽ chỉ được biên chế hoạt động vào năm 2014.
Tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo Alexander Nevsky
Tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo (SSBN) có thể mang đầu đạn hạt nhân Alexander Nevsky đã và đang trải qua các cuộc chạy thử tại nhà máy đóng tàu Sevmash từ năm 2012.
Một đại diện chính thức của nhà máy đóng tàu Sevmash cũng khẳng định rằng chiếc tàu ngầm này sẽ được bàn giao cho Hải quân Nga trong năm nay. Theo kế hoạch, tổng cộng sẽ có 8 tàu ngầm lớp Borey được đóng cho Hải quân Nga vào năm 2020.
Video đang HOT
Theo quan chức này, Alexander Nevsky sẽ tiến hành 3 đợt chạy thử trên biển trong năm nay và tiến hành phóng thử một quả tên lửa đạn đạo SS-NX-30 (R-30) Bulava vào mùa hè này.
Alexander Nevsky là chiếc tàu ngầm lớp Borey thứ hai. Chiếc đầu tiên, Yury Dolgoruky, đã được biên chế cho Hạm đội Phương Bắc hồi tháng 1, và chiếc thứ ba, Vladimir Monomakh, đã được hạ thủy vào tháng 12 năm ngoái và theo kế hoạch sẽ được biên chế hoạt động vào năm 2014.
Mỗi tàu ngầm lớp Borey sẽ mang theo 16 tên lửa Bulava
Ba chiếc tàu ngầm đầu tiên thuộc lớp Borey được mệnh danh “sát thủ thầm lặng dưới đáy biển” có khả năng mang 16 quả tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm “Cá mập” Bulava.
Bulava là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa phóng từ tàu ngầm (SLBM) có thiết kế 3 tầng, sử dụng nhiên liệu rắn, chiều dài 14,8m, đường kính 1,9m. trọng lượng phóng từ 36,8 tấn – 40,3 tấn (tùy theo số đầu đạn hạt nhân), tầm bắn xa lý thuyết trên 8.000km.
Một tên lửa Bulava có thể mang tối thiểu là 6, tối đa là 10 đầu đạn hạt nhân, mỗi đầu đạn hạt nhân đều có thể cảm ứng tấn công mục tiêu riêng rẽ, được coi là có khả năng tấn công mạnh hơn nhiều so với tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm R-29 “Sineva”.
Sự kết hợp giữa tàu ngầm Borey và tên lửa đạn đạo Bulava sẽ nâng sức mạnh của
lực lượng tàu ngầm Nga lên một tầm cao mới
Nhưng điều quan trọng nhất ở Bulava là nó có khả năng vượt qua mọi hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD) của đối phương. Bulava là loại tên lửa đa đầu đạn hạt nhân, đa phân hướng, đa phương thức dẫn đường (MIRV) có khả năng tấn công ở mọi độ cao, tự chọn hướng tấn công nên kẻ thù không thể đánh chặn được .
Sự kết hợp giữa loại tàu ngầm siêu khủng lớp Borey và tên lửa đạn đạo Bulava sẽ nâng khả năng tác chiến của tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo của Nga lên một tầm cao mới.
Theo ANTD
Mỹ triển khai radar chống lại 5.500 tên lửa đạn đạo của các nước khác
Ngày 19.3, Tập đoàn Raytheon cho biết họ đã bàn giao cho Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ hệ thống radar mảng pha X-band cơ động mới để phát hiện và theo dõi tên lửa đạn đạo.
Ngày 19.3, Tập đoàn Raytheon cho biết họ đã bàn giao cho Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ hệ thống radar mảng pha X-band cơ động mới để phát hiện và theo dõi tên lửa đạn đạo.
Đây là radar AN/YPY-2 thứ 8 mà Raytheon cung cấp cho Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ để hỗ trợ các tư lệnh chiến trường Mỹ phát hiện sớm các mối đe dọa tên lửa. Radar là một bộ phận không thể tách rời của Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMDS).
Radar phòng thủ tên lửa AN/TPY-2 của Tập đoàn Raytheon
"Việc bàn giao radar AN/TPY-2 giúp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các hệ thống radar có thể giúp bảo vệ nước Mỹ và các đồng minh đối phó với hơn 5.500 tên lửa đạn đạo mà Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ ước tính không thuộc sự kiểm soát của Mỹ, NATO, Nga hay Trung Quốc," ông Dave Gulla, phó chủ tịch Hệ thống cảm ứng tích hợp toàn cầu thuộc bộ phận kinh doanh Hệ thống phòng thủ tích hợp của Raytheon cho biết.
"AN/TPY-2 đã được chứng minh là một bộ phận không thể thiếu của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của đất nước chúng ta và đến nay đã thực hiện một cách hoàn hảo mọi cuộc thử nghiệm chống lại tất cả các loại tên lửa đạn đạo và trong các tình huống tấn công".
AN/TPY-2 là một hệ thống radar có độ phân giải cao có khả năng phát hiện từ xa, theo dõi và phân biệt chính xác tất cả các loại tên lửa đạn đạo, từ tên lửa tầm ngắn đến tên lửa đạn đạo liên lục địa. Mỹ đã triển khai các hệ thống radar này tại Israel, Thổ Nhĩ Kỳ và Nhật Bản.
Theo ANTD
Mỹ tiếp tục triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tại Ba Lan Theo Tân Hoa Xã, mới đây, trong cuộc đối thoại chiến lược song phương giữa Mỹ và Ba Lan tại thủ đô Vác-sa-va, với sự tham dự của bà Wendy Sherman, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách các vấn đề chính trị, và người đồng cấp Ba Lan, ông Boguslaw Winid, phía Mỹ đã khẳng định sẽ thực hiện giai đoạn 3...