Bộ đội ra rừng tràm ngủ, dành chỗ cho 1.000 thí sinh
Ngoài việc nấu ăn miễn phí cho hơn 1.000 thí sinh và phụ huynh trong kỳ thi THPT quốc gia, lực lượng bộ đội ở An Giang còn chuyển ra rừng tràm dựng lều ở tạm nhường chỗ cho họ.
Các chiến sĩ dựng lều ngủ ở rừng tràm. Ảnh: Lộc Hà.
Nhằm chia sẻ một phần khó khăn với thí sinh và phụ huynh khi “lên kinh ứng thí”, Ban Chỉ huy quân sự tỉnh An Giang phối hợp với các đơn vị quân đội (thuộc Quân khu 9) đóng trên địa bàn tiếp nhận hơn 1.000 chỗ ở miễn phí trong kỳ thi THPT quốc gia.
Thiếu tá Dương Công Sang – Chính ủy Trung đoàn 3 (Sư đoàn 330, Quân khu 9) – cho biết, doanh trại mở cửa tiếp đón khoảng 500 thí sinh từ ngày 29/6 đến 4/7. “Trước ngày thi, anh em ở một số tiểu đoàn ra rừng tràm dựng lều ngủ, nhường giường cho các em”, ông Sang cho biết.
Bộ đội nấu ăn miễn phí cho thí sinh. Ảnh: Lộc Hà.
Hàng ngày đơn vị cũng cung cấp phiếu ăn miễn phí và giấy ra vào cổng cho các thí sinh và phụ huynh. “Phần ăn uống đơn vị rất quan tâm. Chúng tôi luôn căn dặn nhà bếp phải đảm bảo vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm để các em có kỳ thi tốt nhất”, thiếu tá Sang nói.
Thông qua các thanh niên tình nguyện tiếp sức mùa thi, Lê Quang Nghe – học sinh trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt (Kiên Giang) – là một trong số hàng trăm thí sinh được ở trọ tại doanh trại Trung đoàn 3. “Khi mới vào đây em không khỏi bất ngờ trước sự ân cần, chu đáo của các chú bộ đội. Nhìn các chú ấy phải ra rừng tràm ngủ, tụi xem rất xúc động”, Nghe nói.
Video đang HOT
Dẫn con trai từ huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang) qua TP Long Xuyên tìm nhà trọ để thi nhưng không còn chỗ, khách sạn thì giá cao, mẹ con chị Lê Thị Hương cũng được thanh niên tình nguyện dẫn vào ở với các chú bộ đội. “Không ngờ mẹ con tôi được vào doanh trại quân đội ở. Tôi cám ơn các chú lãnh đạo quá”, chị Hương chia sẻ.
Nhà ăn miễn phí trong doanh trại dành cho các thí sinh. Ảnh: Lộc Hà.
Phần đông thí sinh được phân bổ ở trong các doanh trại quân đội là những trường hợp có hoàn cảnh khó khăn. Tại cụm thi An Giang có 5 đơn vị tiếp nhận thí sinh ở miễn phí gồm: Trung đoàn 3 (Sư đoàn 330), Lữ đoàn Giang thuyền 962, Lữ đoàn Pháo binh 6, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang…
Lộc Hà
Theo VNE
Tận mục bộ đôi vạc đồng cổ khủng nhất Việt Nam
Hai chiếc vạc đồng cổ này có tuổi đời trên 350 năm, tổng trọng lượng 3 tấn được trang trí cực kỳ tinh xảo.
Cố đô Huế ngày nay còn lưu giữ lại 15 chiếc vạc đồng cổ được đúc dưới thời nhà Nguyễn. Trong số đó, nổi tiếng nhất là hai chiếc vạc đặt tại sân điện Cần Chánh trong Tử Cấm Thành. Đây là những chiếc vạc to nhất, nặng nhất, được trang trí đẹp nhất, không chỉ của nhà Nguyễn mà của cả Việt Nam còn lại đến ngày nay. Hai chiếc vạc đều được đúc dưới thời chúa Nguyễn Phúc Tần (1620 - 1687). Chiếc thứ nhất đúc năm 1660, nặng 1.552kg. Chiếc thứ hai đúc năm 1662, nặng 1.489kg. Cả hai đều có bốn quai, đường kính miệng trên 1,2 m, cao trên 1 m. Hai chiếc vạc này có hình dáng và kiểu thức trang trí rất giống nhau, thân vạc được chia thành 60 ô hộc chữ nhật bằng nhau ngăn cách bởi các nhóm vạch thẳng đứng. Mỗi ô đều có hoa văn riêng, bao gồm tinh tú, hoa lá, chim thú chạm khắc một cách công phu. Trong 15 chiếc vạc đồng cổ còn lại ở Huế, có 11 chiếc được chúa Nguyễn Phúc Chu và chúa Nguyễn Phúc Tần cho đúc từ năm 1631 đến năm 1684. Mục đích của chúa Nguyễn khi cho đúc những chiếc vạc đồng này là để biểu dương uy quyền và sự bền vững của triều đại, đánh dấu những chiến thắng với quân Trịnh trong công cuộc mở mang lãnh thổ về phía nam. Việc đúc đồng chủ yếu do Jean de la Croix, một người Bồ Đào Nha cùng những người thợ thủ công khéo tay của xứ Đàng Trong đảm trách. Croix đến Huế vào nửa đầu thế kỷ 17, sống tại Phường Đúc, lấy vợ người Việt và được xem là người sáng lập ra ngành đúc đồng nổi tiếng ở nơi đây. Hai chiếc vạc đồng ở điện Cần Chánh có thể coi là những tác phẩm nghệ thuật quí hiếm, thể hiện thành tựu và giá trị mỹ thuật đồ đồng độc đáo dưới thời chúa Nguyễn Phúc Tần.
Cố đô Huế ngày nay còn lưu giữ lại 15 chiếc vạc đồng cổ được đúc dưới thời nhà Nguyễn. Trong số đó, nổi tiếng nhất là hai chiếc vạc đặt tại sân điện Cần Chánh trong Tử Cấm Thành.
Đây là những chiếc vạc to nhất, nặng nhất, được trang trí đẹp nhất, không chỉ của nhà Nguyễn mà của cả Việt Nam còn lại đến ngày nay.
Hai chiếc vạc đều được đúc dưới thời chúa Nguyễn Phúc Tần (1620 - 1687). Chiếc thứ nhất đúc năm 1660, nặng 1.552kg. Chiếc thứ hai đúc năm 1662, nặng 1.489kg. Cả hai đều có bốn quai, đường kính miệng trên 1,2 m, cao trên 1 m.
Hai chiếc vạc này có hình dáng và kiểu thức trang trí rất giống nhau, thân vạc được chia thành 60 ô hộc chữ nhật bằng nhau ngăn cách bởi các nhóm vạch thẳng đứng.
Mỗi ô đều có hoa văn riêng, bao gồm tinh tú, hoa lá, chim thú chạm khắc một cách công phu.
Trong 15 chiếc vạc đồng cổ còn lại ở Huế, có 11 chiếc được chúa Nguyễn Phúc Chu và chúa Nguyễn Phúc Tần cho đúc từ năm 1631 đến năm 1684.
Mục đích của chúa Nguyễn khi cho đúc những chiếc vạc đồng này là để biểu dương uy quyền và sự bền vững của triều đại, đánh dấu những chiến thắng với quân Trịnh trong công cuộc mở mang lãnh thổ về phía nam.
Việc đúc đồng chủ yếu do Jean de la Croix, một người Bồ Đào Nha cùng những người thợ thủ công khéo tay của xứ Đàng Trong đảm trách. Croix đến Huế vào nửa đầu thế kỷ 17, sống tại Phường Đúc, lấy vợ người Việt và được xem là người sáng lập ra ngành đúc đồng nổi tiếng ở nơi đây.
Hai chiếc vạc đồng ở điện Cần Chánh có thể coi là những tác phẩm nghệ thuật quí hiếm, thể hiện thành tựu và giá trị mỹ thuật đồ đồng độc đáo dưới thời chúa Nguyễn Phúc Tần.
Theo_Kiến Thức
Hình ảnh đặc biệt về Sài Gòn tháng 5 năm 1975 (4) Cờ đỏ sao vàng xuất hiện trên khắp nơi, các anh bộ đội Giải phóng trên xe Honda là những hình ảnh khó quên về Sài Gòn tháng 5 năm 1975. Sài Gòn tháng 5 năm 1975, những lá cờ của chính quyền mới được người dân bán trên khắp các tuyến phố. Người phụ nữ và lá cờ đỏ sao vàng. Cậu...