Bộ đôi Pentax K-5 II và K-5 IIs giá từ 24,9 triệu đồng
Dòng K-5 thế hệ thứ hai gồm 2 model: K-5 II trang bị kính lọc khử răng cưa và K-5 IIs không trang bị kính lọc.
Phiên bản K-5 II sử dụng thuật toán để loại bỏ bớt các hiện tượng răng cưa, nhưng cũng sẽ làm mờ các chi tiết ảnh. Trong khi đó, K-5 IIs không trang bị kính lọc phù hợp với người dùng cần chất ảnh với độ rõ nét về chi tiết và màu sâu hơn, chẳng hạn chụp sản phẩm, hoa lá hay côn trùng.
Có ngoại hình tương tự như model K-5 II, nhưng Pentax K-5 IIs không được trang bị kính lọc khử răng cưa.
Pentax K-5 II và K-5 IIs có cùng các thông số kỹ thuật như bộ cảm biến CMOS APS-C 16 megapixel hỗ trợ 11 điểm lấy nét, bộ xử lý ảnh PRIME II, độ nhạy sáng ISO từ 80 lên đến 51.200, kính ngắm lăng kính 5 mặt với trường nhìn 100%. Máy còn có khả năng quay video Full HD và có thể chụp liên tục 7 hình/giây.
Điểm nổi bật của Pentax K-5 II là được trang bị hệ thống lấy nét AF SAFOX X, cung cấp khả năng lấy nét chính xác và tốt nhất ngay cả trong môi trường thiếu sáng. Dòng máy này còn được cải thiện so với model trước nhờ trang bị màn hình LCD chống chói, giúp người dùng tác nghiệp dễ dàng hơn ngoài trời nắng, cung cấp góc nhìn rộng hơn.
Sản phẩm có vỏ thân máy làm bằng hợp kim magiê, khung máy bằng thép không gỉ, nhờ đó có thể chống bụi và chịu được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt đến âm 10 độ C. Cả hai model đều sử dụng ngàm ống kính KAF2 của Pentax. Máy cũng trang bị tính năng chống rung Shake Reduction (SR) có thể hoạt động với tất cả ống kính của Pentax.
Hai mẫu máy ảnh Pentax K-5 II và K-5 IIs đã được bán tại thị trường Việt Nam với giá lần lượt là 24,9 triệu đồng và 26,9 triệu đồng cho thân máy.
Dưới đây là những hình ảnh chi tiết của Pentax K-5 IIs tại TP HCM:
K-5 IIs tương thích tốt với các ống kính ngàm K của Pentax.
Cạnh trái máy được trang bị khá nhiều nút như kích hoạt đèn flash, chế độ chụp ảnh RAW và nút tùy chỉnh các chế độ lấy nét khác nhau
Pentax K-5 IIs khi nhìn từ phía sau.
Video đang HOT
Bánh xe chức năng của Pentax K-5 IIs cũng hỗ trợ đầy đủ các chức năng như những model K-Series trước đây.
Cạnh trái máy gồm cổng HDMI, cổng kết nối với máy tính và cổng nguồn vào 8,3V DC.
Cạnh phải máy là khe cắm thẻ nhớ, cổng kết nối với bộ điều khiển từ xa (mua riêng).
Đèn flash cóc.
Màn hình LCD hiển thị đầy đủ các thông số và có đèn nền LED – thích hợp khi người dùng tác nghiệp trong các môi trường thiếu sáng.
Kính ngắm của Pentax K-5 IIs có khả năng tái tạo 100% kích thước khung hình.
Mặt dưới máy là khoang chứa pin và cổng kết nối với battery grip (đế pin).
Theo VNE
Máy ảnh không gương lật Canon EOS M: Một sản phẩm chất lượng
Nhìn chung, EOS M là một sản phẩm chất lượng của Canon, tuy không thể nói là xuất sắc. Máy có những ưu, nhược điểm khác nhau, nhưng có thể nói là chưa hoàn thành sứ mệnh làm thỏa lòng các fan hâm mộ sau một thời gian dài chờ đợi mỏi mòn.
Sau bao ngày tháng mòn mòi chờ đợi, cuối cùng thì chiếc mirrorless đầu tay của Canon là EOS M cũng được tung ra trong sự hân hoan của người tiêu dùng tại quê nhà Nhật Bản. Chiếc máy sẽ có giá 109.000 Yên tương đương 1410 USD (khoảng hơn 28 triệu VNĐ) với màu đen hoặc trắng. Đi kèm cùng EOS M là lens 55mm f/2 và 18-55mm f/3,5-5,6 với dạng ngàm EF-M. Phiên bản cho thị trường Mỹ sẽ được bán ra vào ngày 15 tháng 10 tới đây với giá 800 USD (khoảng 16 triệu VNĐ) kèm theo lens pancake 22mm STM màu đen. Có thể nói EOS M khá đáng tiền nếu nhìn vào thông số kỹ thuật cũng như thương hiệu mạnh của Canon.
Cho tới trược khi Nikon tung ra dòng mirrorless đầu tiên của hãng, mà mở đầu là J1 thì Canon chưa có động thái nào cho thấy mình sẽ ra nhập phân khúc đầy hứa hẹn này. Hiện tại, Canon có đến hai chiếc DSLR mạnh mẽ nằm cùng phân khúc trung cấp với EOS M là Rebel T3 (475 USD - khoảng 9,5 triệu VNĐ) và EOS 7D ( 1350 USD - khoảng 27 triệu VNĐ), cả hai đều được trang bị cảm biến cỡ APS-C. Thế mạnh của chiếc mirrorless so với các anh em của mình là thân hình nhỏ gọn, trong khi vẫn đảm bảo tốt yếu tố chất lượng ảnh. Có vẻ với chiến lược giá này, Canon muốn nhắm vào những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đang tìm kiếm một chiếc máy back-up chất lượng cao hơn là tới người dùng phổ thông kiểu amateur. 7 triệu VNĐ đắt hơn so với Rebel T3 là con số không hề nhỏ, chúng ta hãy cùng xem chiếc máy "tí hon" này có gì hơn người anh khổng lồ của mình.
Phần cứng
Hiếm có chiếc máy ảnh nhỏ gọn nào được trang bị cảm biến CMOS 18 megapixel cỡ APS-C, màn hình cảm ứng đa điểm rộng 3 inch với 1.040.000 điểm ảnh, cùng vô số các tùy chỉnh chụp nâng cao như EOS-M. Vỏ máy được làm từ nhựa sần màu đen, nhưng vì có giá tới 16 triệu đồng, nó hoàn toàn không giống với ác cảm của nhiều người là "vật liệu nhựa thì rẻ tiền". Thực tế thì Canon đã gia công lớp nhựa này rất tỉ mỉ và công phu, bạn có thể nhìn các vân trên mặt trước của máy để thấy rõ hơn. Máy cầm trên tay chắc nịch và tạo độ tin cậy cao.
Phần bên trên đỉnh máy không có gì quá đặc biệt. Vẫn chỉ có hai nút đơn giản là tắt/mở máy và tổ hợp phím chụp cùng vòng xoay đa năng. Về công dụng, vòng xoay này đã trở thành thương hiệu của Canon, nó xuất hiện trên đủ dòng máy từ bình dân tới cao cấp. Bạn có thể thấy chúng trên mẫu compact PowerShot SX 160IS giá 200 USD (khoảng 4 triệu VNĐ), và với 16 triệu của EOS M thì vòng này vẫn như vậy, chẳng có bất cứ công dụng hay tính năng nào đặc biệt cả. Đa phần các thao tác tinh chỉnh đều đã được gom về trên màn hình cảm ứng của máy. Cuối cùng không thể không nhắc đến một hot-shoe gắn đèn Flash loại full size, cùng mic thu âm trên đỉnh máy.
Màn hình của EOS M thực sự rất đa năng. Đầu tiên phải kể đến là khả năng chọn điểm lấy nét. Cũng giống như trên các smartphone, bạn chỉ cần chạm 1 lần vào điểm mình cần, máy hỗ trợ lấy nét tại 31 điểm khác nhau trên mỗi khung hình. Tuy nhiên, do kích cỡ chỉ có 3 inch nên bạn sẽ gặp đôi chút khó khăn trong việc chỉnh các thông số có dải lớn như ISO chẳng hạn. ISO trên EOS M dao động từ 100 tới 25.600 (khi quay video thì máy chỉ lên được tối đa 12.800). Máy hỗ trợ tính năng chụp liên tiếp với tốc độ 4,3 fps khi dùng lens fixed hoặc lens ngàm EF-S, EF ở chế độ autofocus. Khi sử dụng lens EF-M thì con số này chỉ còn 1,2 fps. Với tính năng quay video, chiếc mirrorless này có khả năng ghi hình Full HD 1080p ở 30fps hoặc 24fps, 720p ở 60 và 50fps, cuối cùng là 640 x 480 ở 30 hoặc 25 fps.
Hai cạnh bên của máy khá giống với những máy ảnh compact của Canon. Một bên là các cổng micro USB, và HDMI được bảo vệ bởi một miếng nắp bằng cao su. Hai bên đỉnh của hai cạnh đều có một móc thép tròn lồi ra để người dùng có thể lồng dây đeo vào đó. Phía mặt lưng của EOS M ngoài màn hình LCD chiếm phần lớn diện tích ra thì còn có một tổ hợp phím đa chức năng dạng tròn, phím menu, nút xem hình, video, và cuối cùng là phím tắt xem thông tin hình ảnh.
Bên dưới máy là khe gắn pin, thẻ nhớ SD, và một ngàm nối với tri-pod. EOS M dùng loại pin LP-E12 có dung lượng 875mAh, bạn có thể mua lẻ linh kiện này với giá 75 USD (khoảng 1,5 triệu VNĐ). Cũng giống như iPhone hay nhiều hiết bị điện tử cao cấp khác, pin của EOS M do Sony sản xuất, nhưng được gia công tại Trung Quốc.
Một điểm được coi là thiếu sót lớn của EOS M là không có ống ngắm quang học, và cũng không có cả ngàm nối cho người dùng gắn thiết bị tương tự của một hãng thứ ba. Màn hình LCD 3 inch của máy rất đẹp và sắc nét, tuy nhiên nó không quay được như những dòng máy cao cấp khác. Điều này khá là bất tiện cho người dùng khi chụp ngoài nắng hay những shot có góc khó. Góc nhìn của màn hình cũng tương đối rộng, tuy nhiên đó là khi nhìn từ hai phía trái, phải vào, còn khi nhìn từ trên xuống hoặc dưới lên thì cảm giác như độ sáng và màu sắc bị "bay" khá nhiều.
Giao diện người dùng
EOS M là một trong hiếm hoi những máy dành cho người dùng chuyên nghiệp có trang bị màn hình cảm ứng. Do đó, bạn sẽ phải làm quen khá nhiều với cách điều chỉnh thông số mới lạ. Tất cả các thông số như khẩu, tốc, ISO, chế độ chụp... đều nằm trên màn hình. Để chuyển qua lại giữa chúng, người dùng sẽ phải trải qua vài bước trung gian với nhiều có chạm màn hình. Điều này khá bất tiện so với cách xoay vòng chỉnh trên DSLR. Có thể nói một cách vắn tắt rằng, bạn sẽ điều khiển chiếc mirrorless của mình chỉ bằng màn hình và vòng xoay trên đỉnh máy.
Hoạt động và thời lượng pin
Những ai đã từng dùng thử mirrorless của Nikon hay Sony đều có chung cảm nhận rằng tuy máy nhỏ gọn nhưng rất mạnh mẽ, chẳng thua gì loại DSLR to lớn. Tuy nhiên, điều này lại không đúng với EOS M. Trong phiên bản thử nghiệm được trưng bày cách đây vài tháng, nhiều người may mắn được dùng thử máy đều tỏ ra rất bất ngờ khi siêu phẩm của Canon lại hoạt động rất chậm chạm. Máy gần như phải lê lết, rất khó khăn mới lấy nét được khi gắn cùng các lens tele dòng EF. Với dòng lens dùng ngàm EF-M chuyên dụng cho mình, EOS M cũng gặp đôi chút trục trặc ở chế độ autofocus.
Dù sao thì đó mới là phiên bản thử nghiệm, và Canon đã hứa sẽ khắc phục những khuyết điểm này trên phiên bản thương mại. Tuy nhiên, khoảng thời gian ít ỏi vài tháng có lẽ là quá ít để hãng lật ngược tình thế. Chiếc EOS M ngày hôm nay cũng chẳng khá hơn cách đây mấy tháng là bao. Nếu bạn là người khó tính, đòi hỏi tốc độ cao, và máy phải lấy nét nhanh như chớp để không bỏ lỡ khoảnh khắc đẹp thì có lẽ nên bỏ qua EOS M. Phải nói thêm rằng, tuy lấy nét khá chậm, nhưng một khi đã hoàn thành công đoạn khó nhọc này thì kết quả khá tuyệt. Dù bạn chọn điểm nào trên khung hình, EOS M cũng có thể lấy nét rất chính xác.
Dung lượng pin của máy có thể nói là khá tệ. Nếu sạc đầy pin từ tối hôm trước để dành cho cả ngày hôm sau đi du lịch, thì máy chỉ trụ được tới chiều. Bạn chắc chắn sẽ phải sắm thêm một viên pin dự trữ nếu không muốn hết đạn giữa chừng. Một điểm đáng chê nữa là màn hình chỉ hiển thị dung lượng pin theo dạng 3 cục, hoàn toàn không có chỉ số %. Pin sẽ tụt rất nhanh khi còn lại 2 vạch, theo thử nghiệm viên pin này trụ được 250 ảnh và khoảng 12 phút quay video HD 720p ở 60fps.
Chất lượng ảnh
Nhìn chung, ảnh chụp từ EOS M cho chất lượng tốt, rất sắc nét và hiển thị màu sắc trung thực. Dù cho trên lý thuyết máy có thể hoạt động được ở ISO 25.600, nhưng nếu bạn không muốn các tấm hình đầy sạn thì chỉ nên dừng lại ở mức 6400 mà thôi. Thử nghiệm với lens 18-55mm IS, ảnh chụp đủ hoặc thiếu sáng đều khá tuyệt. Thiết lập ở độ phân giải tối đa 18 megapixel và sau đó crop 100%, ảnh vẫn hiển thị đủ các chi tiết cần thiết.
Lens EF-M cao cấp loại f/2.0 cho các tấm hình với bokeh đẹp lung linh. Độ cân bằng, bão hòa màu săc, độ sắc nét, cũng như khả năng lấy nét chuẩn xác là vô cùng tuyệt vời. Bạn có thể xem các tấm hình dưới đây để thấy rõ hơn chất lượng ảnh của máy.
Thực ra EOS M hoàn toàn có khả năng chụp tốt, chụp đẹp ở ISO 12.800 nếu như bạn biết cách tinh chỉnh thông số sao cho phù hợp. Điều này đòi hỏi một tay nghề "cứng cựa" cũng như kinh nghiệm chụp hình lâu năm. Chế độ auto của máy tỏ ra khá đuối ở những tình huống khó như vậy. Nếu như thiết lập máy ở chế độ này, bạn chỉ có thể can thiệp vào một thông số duy nhất là độ bù sáng (EV).
Không giống như khi chụp hình, EOS M quay phim rất tuyệt. Máy lấy nét nhanh và êm khi gắn cũng lens pancake 22mm EF-M loại STM. Âm thanh trong video cũng tương đối tốt, bộ lọc của Mic đã khử được phần nhiều tạp âm, hay các đối tượng gây nhiễu. Tuy nhiên, âm thanh thu được hơi nhỏ, nhất là khi bạn dùng máy để phỏng vấn một ai đó chẳng hạn.
Một số hình chụp từ EOS M sử dụng các lens ngàm EF-M:
Tổng kết
Nhìn chung, EOS M là một sản phẩm chất lượng của Canon, tuy không thể nói là xuất sắc. Máy có những ưu, nhược điểm khác nhau, nhưng có thể nói là chưa hoàn thành sứ mệnh làm thỏa lòng các fan hâm mộ sau một thời gian dài chờ đợi mỏi mòn.
Ưu điểm: ảnh chụp rất đẹp, máy được chế tạo cẩn thận, chắc chắn, tương thích hoàn hảo với dòng lens EF và EF-S.
Nhược điểm: lấy nét chậm, không có vòng chỉnh các thông số, pin yếu.
Theo Genk
Đèn flash đầu tiên trên thế giới có giao diện cảm ứng Metz 52 AF-1 có thể điều chỉnh thông số bằng cách chạm ngón tay trong khi giao diện cũng có thể xoay chiều theo hướng chụp. Metz 52 AF-1 có màn hình phía sau hỗ trợ cảm ứng. Sản phẩm này có giao diện đơn giản tối đa nhưng có khả năng xoay theo hướng chụp giúp người dùng tiện theo dõi hơn....