Bộ đội “dởm” ung dung nhận chế độ chất độc hoá học hàng chục năm qua
Chưa từng một ngày trong quân ngũ nhưng một công dân ở huyện An lão. TP. Hải Phòng không hiểu bằng cách nào đã có trong tay quyết định phục viên gốc của một người khác. Để rồi sau đó đã “phù phép” được hưởng chế độ chất độc hoá học hàng chục năm nay với số tiền lên tới hơn 200 triệu đồng.
Ông Thanh đã sử dụng quyết định phục viên gốc của người khác rồi “phù phép” để được hưởng chế độ chất độc hóa học
Ngã ngửa khi biết bị người khác giả mạo tên lấy chế độ
Theo đơn thư của ông Đỗ Cao Lanh (SN 1950, trú quận Ngô Quyền) vào đầu năm 2015 trong một lần về quê ở xã Mỹ Đức, huyện An Lão, ông Lanh vô tình được nghe một người bạn nói về việc ông Đỗ Văn Thanh (SN 1937, cùng ở xã Mỹ Đức) mặc dù chưa từng đứng trong quân ngũ một ngày nào nhưng không hiểu sao lại đang được hưởng chế độ chất độc hóa học. Điều đáng nói là ông Thanh đã lấy chính tên ông Lanh để hưởng chế độ này.
Nghi ngờ có sự khuất tất, ông Lanh đã cất công lần tìm manh mối nhưng phải mất một thời gian khá lâu mới tiếp cận được bộ hồ sơ xin trợ cấp của ông Thanh. Khi thực mục sở thị, ông Lanh ngỡ ngàng khi thấy trong hồ sơ trên có quyết định phục viên của chính mình nhưng đã bị “phù phép” so với quyết định phục viên gốc khác mà ông Lanh đang giữ. Cụ thể, quyết định lưu trong hồ sơ của ông Thanh ở dòng 12 được đánh máy thêm dòng chữ “Tức Đỗ Cao Thanh” và dòng 26 thêm chữ “Thanh”.
Ông Lanh cho biết, thời điểm rời khỏi quân ngũ, ông được trao 3 tờ quyết định phục viên. Khi trở về địa phương ông Lanh đã nộp một bản cho huyện đội tại quê, 2 bản còn lại ông cất giữ. Sau đó khi nộp hồ sơ hưởng chế độ chất độc da cam ở nơi cư trú là quận Ngô Quyền vào năm 2006, ông Lanh có nộp thêm một bản nữa vào hồ sơ này.
Cũng theo ông Lanh, sau khi nộp hồ sơ xin hưởng chế độ người có công, ông có đi giám định tại Hội đồng giám định y khoa nhưng mãi vẫn không thấy hồi âm. Sốt ruột ông Lanh có lên Hội đồng này hỏi thì được trả lời đã 3 lần gửi giấy báo về cho ông. Tuy nhiên thay vì gửi về nơi ông Lanh đang cư trú thì cơ quan này lại gửi về tận xã Mỹ Đức.
Từ những căn cứ trên, ông Lanh nghi ngờ quyết định phục viên của mình đã bị ai đó lấy đi để sử dụng vào việc làm chế độ cho ông Thanh. Đồng thời ông Lanh cũng làm đơn tố cáo gửi cơ quan chức năng.
Video đang HOT
Sự thật được phơi bày
Năm 2016, căn cứ vào những thông tin tố giác từ ông Lanh, cơ quan chức năng huyện An Lão đã vào cuộc xác minh. Kết quả, tại xã Mỹ Đức chỉ có ông Đỗ Văn Thanh (SN 1937) chính là người đang hưởng chế độ chất độc hoá học dưới tên Đỗ Cao Lanh (tức Đỗ Cao Thanh).
Theo hồ sơ được huyện An Lão xin sao lục, với tên gọi Đỗ Cao Lanh (tức Thanh, SN 1937), tháng 10/2006, ông Thanh có đơn trình bày, do bị nhiễm chất độc hóa học, con trai bị dị dạng nên xin được hưởng chất độc hoá học. Theo đơn, ông Thanh nhập ngũ năm 1969, chiến đấu tại chiến trường Nam Lào, đến năm 1976 phục viên về địa phương với cấp bậc trung sĩ, giữ chức tiểu đội trưởng.
Cũng theo đơn, ông Thanh chỉ còn quyết định phục viên gốc mang số 1503TM/QL do Trung đoàn 55, Sư đoàn 5, Quân khu 7 cấp năm 1976 mang tên Đỗ Cao Lanh (tức Đỗ Cao Thanh) còn các giấy tờ khác đã bị hỏng hết.
UBND xã Mỹ Đức, Ban chỉ huy quân sự xã, Ban chỉ huy quân sự huyện An Lão đã xác nhận vào hồ sơ đề nghị trên của ông Thanh. Hồ sơ này sau đó được xã Mỹ Đức thông qua cho ông Thanh cùng con trai được hưởng chế độ chất độc hoá học và được chuyển lên huyện, lên Sở LĐ – TB & XH TP. Hải Phòng để làm thủ tục.
Tháng 8/2009, Hội đồng giám định y khoa TP. Hải Phòng xác định ông Thanh dưới cái tên Đỗ Cao Lanh suy giảm khả năng lao động do bệnh, tật là 41%. Một tháng sau, tháng 9/2009, Sở LĐ – TB & XH Hải Phòng ra quyết định cho ông Thanh được hưởng chế độ trợ cấp chất độc hoá học với mức 717 nghìn đồng/ tháng dưới cái tên Đỗ Cao Lanh và con trai ông Lanh là Đỗ Văn Sơn (SN 1972) được hưởng chế độ trợ cấp 685 nghìn đồng/ tháng.
Để làm rõ hơn vụ việc, năm 2017, huyện An Lão đã đề nghị Phòng kỹ thuật hình sự Công an TP Hải Phòng vào cuộc giám định quyết định phục viên trong hồ sơ hưởng chế độ chất độc hoá học mang tên Đỗ Cao Lanh (tức Đỗ Cao Thanh). Kết quả giám định cho thấy, các chữ đánh máy “(Tức Đỗ Cao Thanh)” ở dòng 12 và chữ “(Thanh)” ở 26 là được đánh máy thêm. Đồng thời quyết định trên được “sửa” từ quyết định phục viên gốc của ông Đỗ Cao Lanh (SN 1950, quê gốc xã Mỹ Đức, hiện đang trú tại quận Ngô Quyền).
Công an TP. Hải Phòng từ các căn cứ trên đã kết luận, ông Đỗ Cao Lanh (tức Đỗ Cao Thanh) đã giả mạo hồ sơ để hưởng chế độ trợ cấp người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
Ngày 12/5/2017, toàn bộ quyết định và chế độ trợ cấp chất độc hoá học của ông Thanh và con trai đã bị Sở LĐ,TB & XH TP. Hải Phòng đã ra quyết định thu hồi.
Tuy nhiên quyết định trên mặc dù đã được ban hành đến nay đã hơn một năm nhưng vẫn chưa thực hiện được.
An Nhiên
Theo Dantri
Nhiều vết nứt, sạt lở bất thường trên núi đe dọa người dân
Nhiều vết nứt rộng 20-30cm và kéo dài xuất hiện tại nhiều điểm trên núi Goi Ra Hách ở tiểu khu 20 (thôn 5, xã An Vinh, huyện An Lão, Bình Định). Hiện, địa phương nâng cấp độ cảnh báo đến hàng trăm người dân sống lân cận, đề phòng thảm họa vỡ núi vào mùa mưa.
Ngày 11/7, ông Phạm Văn Nam, Chủ tịch UBND huyện An Lão (Bình Định) cho biết, đoàn công tác huyện này đã có kết luận ban đầu về tình trạng núi Goi Ra Hách bị nứt hàng chục vết. Theo đó, những vết nứt, sạt không phải phải do tác động địa chất gây nên.
Người dân lo lắng trước những vết nứt, sạt lở tại trên Goi Ra Hách ở tiểu khu 20 (thôn 5, xã An Vinh, huyện An Lão, Bình Định).
"Khu vực gần núi Goi Ra Hách không có mỏ đá nào hoạt động. Núi này có nhiều đá, người dân thường xuyên làm nương rẫy mở đường mòn và có cả đường xe ô tô của lâm nghiệp. Rất có thể do quá trình mưa, rửa trôi nước làm làm xói mòn, núi bị sạt lở sâu xuống", ông Nam cho hay.
Theo UBND huyện An Lão, nguyên dân ban đầu là do núi Goi Ra Hách, ở tiểu khu 20 (thôn 5, xã An Vinh, huyện An Lão) địa hình sườn dốc; thảm thực vật bị cạn kiệt do phong trào trồng cây công nghiệp, làm nương rẫy của người dân.
Cũng theo phỏng đoán của huyện này, núi Goi Ra Hách bị nứt, sạt theo kiểu ở vùng núi các tỉnh phía Bắc.
Hiện nay, UBND huyện An Lão đã chỉ đạo Ban Quản lý Rừng phòng hộ huyện này, phải giữ nguyên diện tích trồng keo trên đó chứ không được khai thác; vận động bà con giữ thảm thực vật cho núi, không được tác động thêm vào đó.
"Đó chỉ là đánh giá bằng mắt thường của đoàn kiểm tra huyện. Để có đánh giá chính xác hơn, sắp tới địa phương sẽ mời Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ về khảo sát lại để có đánh giá cụ thể hơn mức độ ảnh hưởng. Từ đó, có giải pháp ứng phó hoặc di dời để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dân", ông Nam thông tin.
Người dân lo lắng vào mùa mưa lũ dễ gây ra sạt lở nghiêm trọng đe dọa đến tài sản, tính mạng người dân.
Ông Nam cho biết thêm: "Trước mắt, nhận thấy mức độ ảnh hưởng chưa cao nên chúng tôi chưa lên phương án di dời dân. Địa phương chỉ khuyến cáo người dân vào mùa mưa lũ, hạn chế tối đa không nên đi làm rẫy hoặc thăm ruộng ở vùng núi đó".
Trong khi đó, theo báo cáo trước đó của UBND xã An Vinh, những năm trở lại đây, tình trạng nứt, sạt lở ở núi Goi Ra Hách ngày càng nghiêm trọng. Hiện có hàng chục vết nứt trên đỉnh núi này, nhiều vết nứt có độ dài vài chục mét. Đặc biệt, có vết nứt rộng gần 0,5m, người có thể chui vào sâu được...
Theo ông Đinh Văn Cung, Chủ tịch UBND xã An Vinh, cho biết núi Goi Ra Hách rộng 5ha, nằm ở thượng nguồn khu dân cư thôn 5 (với 65 hộ dân/275 nhân khẩu). Trước nay, núi Goi Ra Hách là nơi người dân thường xuyên đi lại, chăn thả gia súc; có ruộng tập trung, rừng trồng cây công nghiệp của người dân và lâm trường...
Do mùa mưa tại địa phương thường kéo dài từ cuối tháng 10 đến tháng 3 năm sau, chính quyền phải thường xuyên cảnh báo người dân vào mùa mưa lũ, đề phòng núi Goi Ra Hách có thể bị vỡ đất.
Doãn Công
Theo Dantri
Hải Phòng: Cách chức Chủ tịch UBND huyện An Lão Sáng nay (23.1), ông Nguyễn Xuân Bình - Phó Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng - đã công bố quyết định cách chức Chủ tịch UBND huyện An Lão nhiệm kỳ 2016 - 2021 đối với ông Nguyễn Văn Thông. Theo đó, quyết định cách chức Chủ tịch UBNBD huyện An Lão nhiệm kỳ 2016 - 2021 đối với ông Nguyễn Văn Thông, do...