Bộ đội chuyển vào rừng nhường chỗ chống ‘giặc’ Covid-19, người cách ly ‘thả tim’
Được bộ đội nhường chỗ nghỉ ngơi, sinh hoạt, những người trong khu cách ly ở TP.Thuận An (Bình Dương) ‘thả tim’ nói ‘thoải mái như ở nhà’.
Các cô gái trong khu cách ly thả tim Ảnh: ĐỖ TRƯỜNG
Chiều 21.3, các khu nhà ở của cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 1, 2, 3, Trường quân sự Quân đoàn 4 (ở P.Bình Hoà, TP.Thuận An, Bình Dương) được nhường chỗ cho gần 500 kiều bào, du học sinh, người nước ngoài đến ở để cách ly y tế, phòng dịch Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Khu nhà dành cho những người cách ly y tế, phòng dịch Covid-19 Ảnh: Đỗ Trường
Có đơn vị chuyển vào rừng, nhường chỗ cho người cách ly
Các khu nhà được sửa chữa, xây dựng mới khang trang còn được trang bị thêm những tiện nghi, vật dụng cần thiết phục vụ những người đến cách ly tại đây.
Công bố bệnh nhân thứ 93 và bệnh nhân thứ 94 nhiễm Covid-19
Đại tá Nguyễn Kim Thấu, Phó hiệu trưởng Trường Quân sự Quân đoàn 4, cho biết toàn bộ các bộ, chiến sĩ của nhà trường tập trung sinh hoạt trong một khu nhà của 1 Tiểu đoàn, thậm chí có những đơn vị đã được di chuyển vào rừng để nhường chỗ cho những người đến cách ly y tế.
Một nữ quân y tươi cười khi trực tại cổng Trường Quân sự Quân đoàn 4 Ảnh: Đỗ Trường
Một chiến sĩ vận chuyển đồ của người thân người cách ly gửi đến Ảnh: Đỗ Trường
Theo đại tá Thấu, toàn bộ khu nhà ở của bộ đội được trưng dụng và từ ngày 19.3, gần 500 kiều bào, du học sinh, lao động ở nước ngoài cùng các chuyên gia người Hàn Quốc được đưa đến đây để cách ly y tế, phòng dịch Covid-19.
Từ khâu tiếp nhận đến việc bố trí, sắp xếp chỗ nghỉ ngơi cho những người cách ly được các cơ quan y tế thực hiện giám sát y tế chặt chẽ từ khi những người xuống sân bay. Mọi người được kiểm tra thân nhiệt, khử trùng hành lý, khử trùng vật dụng và sử dụng xe chuyên dụng để chở đến nơi cách ly.
Các cô gái trong khu cách ly nhận đồ của người thân gửi Ảnh: Đỗ Trường
Một chút giải lao của 2 chiến sĩ Trường Quân sự Quân đoàn 4 Ảnh: Đỗ Trường
‘Cảm thấy thoải mái như ở nhà’
Bác sĩ Đỗ Trí Liêm, Phó giám đốc Trung tâm Y tế Q.9 (TP.HCM, phụ trách khu cách ly tại Trường Quân sự Quân đoàn 4), cho biết đến nay gần 500 kiều bào, người nước ngoài được bố trí, sắp xếp chỗ ăn ở, sinh hoạt ổn định.
Sau khi được giám sát, kiểm tra y tế, những người trong khu cách ly, trong đó có cả phụ nữ đang mang thai, đều có sức khoẻ ổn định, chưa phát hiện ca nghi ngờ nhiễm Covid-19.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt của những người cách ly được Nhà nước chu cấp hoàn toàn miễn phí với chế độ ăn 75.000 đồng/ngày/người. Ngoài ra, những người trong khu cách ly còn được thoải mái nhận đồ ăn, vật dụng thiết yếu từ người thân gửi đến.
Trao đổi với PV Thanh Niên, chị Mạc Thị Ngọc Hồng (về từ Hàn Quốc) nói: “Tôi ở đây đã được 3 ngày, điều kiện ăn ở, sinh hoạt được trang bị rất tốt, em cảm thấy thoải mái như đang ở nhà vậy”.
Một cô gái trong khu cách ly Ảnh: Đỗ Trường
Mọi người đều tươi cười, vui vẻ và… ‘thả tim’ Ảnh: Đỗ Trường
Cùng ở chung phòng với chị Hồng, còn có 6 người khác (trong đó có một phụ nữ đang mang thai). Trò chuyện với PV Thanh Niên, tất cả cho biết đều cảm thấy thoải mái, an toàn. Những cô gái “thả tim” cho bộ đội, cảm ơn các y bác sĩ, cán bộ chiến sĩ tại đây đã chăm lo hết sức chu đáo cho những người trong khu cách ly.
Cảm ơn Tổ quốc!
Trước diễn biến phức tạp về tình hình dịch Covid-19 bùng phát, lây lan ở Châu Âu, nhiều gia đình tại Đà Nẵng có con em đang du học nước ngoài đã gọi con về nước.
Ngay khi về đến sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, các em được chở đến khu cách ly theo quy định. Trò chuyện với phóng viên Báo Công an TP Đà Nẵng tất cả du học sinh đang được cách ly tập trung và phụ huynh đều hài lòng về cách phục vụ, chăm sóc của đội ngũ nhân viên, tình nguyện viên các khu cách ly tập trung miễn phí.
Chỗ ở, thức ăn hàng ngày được con gái cập nhật thường xuyên cho chị T.M xem với các món ăn được thay đổi theo từng bữa.
Hỗ trợ 37.500 du học sinh Việt Nam đang theo học tại Hàn Quốc
Anh Võ Đình Nam (cán bộ ĐH Đà Nẵng), hiện là nghiên cứu sinh ngành Khoa học máy tính, trường ĐH Chung-Ang (Seoul), Ủy viên Ban thư ký Hội Sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc (VSAK)- cho biết: hiện tại có hơn 37.500 du học sinh Việt Nam đang theo học tại nước này. Kể từ ngày Hàn Quốc bùng phát dịch Covid-19, những SV tham gia ban chấp hành Chi hội SV tại các trường Đại học, Cao đẳng đã nhanh chóng cập nhật, nắm bắt tình hình sức khỏe, sinh hoạt của các hội viên. Cũng theo anh Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc cũng đã thiết lập đường dây nóng bảo hộ công dân, nhằm tạo sự yên tâm cũng như có thể giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến bảo hộ công dân Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Hàn.
Theo thông tin từ VSAK, những ngày qua Hội đã kêu gọi các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp của Hàn giúp đỡ SV Việt Nam đang học tập tại Hàn. Hiện 5000 lọ gel rửa tay sát khuẩn trị giá 19,5 triệu won (gần 400 triệu đồng) đã được chuyển đến 6.053 SV trong tâm dịch là các tỉnh Deagu, Gyeongsan. Ngoài ra, SV ở các vùng tâm dịch cũng nhận được sự hỗ trợ nhu yếu phẩm từ chùa Viên Ngộ (Hàn Quốc) như: gạo, rau, mì gói...
Công Khanh
Cảm nhận của người trong cuộc!
Sáng 20-3, qua chị Nguyễn Kim Thúy (trú Đà Nẵng), tôi đã liên hệ được với cô con gái N.T.T.H (26 tuổi), du học Thạc sĩ ngành Tài chính kinh tế tại bang Saschen-Atony (Đức), vừa về Việt Nam ngày 18-3, đang được cách lý tại Trung tâm giáo dục Quốc Phòng tỉnh Bình Dương.
T.H cho biết, cô sang Đức du học được 2 năm và thuê phòng trọ ở một mình. Vào những ngày dịch bùng phát tại Đức, cô đang ở Berlin học thêm, ở chung phòng thuê trọ với một số bạn SV Việt Nam khác. "Vào thời điểm dịch bùng phát, nước Đức cho HS-SV kéo dài thời gian nghỉ đến 20-4. Lúc đó, tôi lại đang ở Berlin, lại ở chung phòng với các bạn khác. Vì thế, gia đình cũng như bản thân muốn về Việt Nam cho an toàn"- T.H chia sẻ. Ngay khi máy bay vừa đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất vào ngày 18-3, cô đã được chở về nơi cách ly tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng ở Bình Dương.
Khi được hỏi về điều kiện cũng như công tác phục vụ ở đây thế nào, cô vui vẻ cho biết: "Tôi không biết ở những khu cách ly khác thì như thế nào, nhưng tại nơi tôi được cách ly thì chúng tôi được đo thân nhiệt mỗi ngày. Ngày đầu tiên, mọi chuyện có vẻ như chưa được đi vào nề nếp, nên chưa được ổn cho lắm. Tuy nhiên, tôi nghĩ, đây cũng là điều bình thường. Còn những ngày sau thì rất ổn! Nhân viên phục vụ và các tình nguyện viên nhiệt tình. Thức ăn ngon và có nhiều món để mình lựa chọn. Hàng ngày, có lực lượng đi thu gom vệ sinh các phòng từ 3-4 lần (tùy theo ca-P.V). Mỗi người được phát khẩu trang hàng ngày... Nhờ ý thức của mỗi cá nhân được cách ly nên việc vệ sinh môi trường nơi đây rất sạch sẽ".
"Mẹ nhắn tin ủng hộ tiền Nhà nước nuôi con đi!"
Chị T.M (Q. Cẩm Lệ, đề nghị viết tắt tên) cho biết, con gái chị du học ở Anh từ năm lớp 12, hiện đang học thạc sĩ chuyên ngành Tài chính kế toán tại trường Bath University, cách London 300km. Khi dịch Covid-19 bùng phát và lan rộng ở Châu Âu, chị rất lo lắng nên gọi con về nước. Lúc đầu con gái không chịu, nói sẽ tự cách ly ở ký túc xá, nhưng sau đó nghe lời cha mẹ. Con gái chị về tới sân bay Tân Sơn Nhất vào ngày 19-3 và thực hiện cách ly tại Trường Quân sự thuộc Bộ CHQS tỉnh Đồng Tháp (đóng tại TP Sa Đéc).
Cho tôi xem thông tin hai mẹ con liên lạc với nhau, chị T.M cho biết rất vui vì con mình hiểu được những nỗ lực mà nhân dân và Nhà nước đã làm trong cuộc phòng chống đại dịch này. "Ngày đầu cháu chưa quen với điều kiện cơ sở vật chất ở nơi tập trung. Đây cũng là điều dễ hiểu. Riêng thức ăn thì ngay ngày đầu tiên cháu nói "ăn hết suất" và thường xuyên cập nhật hình ảnh suất ăn, khẩu phần ăn được thay đổi món cho mẹ xem. Cháu còn cho biết, ăn xong không phải rửa khay vì đã có mấy chú bộ đội rửa rồi. Cháu còn nói với mẹ rằng, "mẹ nhắn tin ủng hộ tiền Nhà nước nuôi con đi, con ở tận 14 ngày. Mẹ ủng hộ kha khá vào nha. Nhà nước cũng chi bộn tiền cho riêng bản thân con rồi!", chị nói.
Chị T.M cho rằng, thời gian qua, Việt Nam đã rất quyết liệt trong công tác phòng chống dịch Covid-19. Chị còn góp ý về việc cách ly đối với những người từ nước ngoài về. Theo chị, sắp tới đây, khi lượng du học sinh ở nước ngoài về nước đông, sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài quá tải sẽ đổ về sân bay quốc tế Đà Nẵng. Vì thế, Đà Nẵng cũng nên tiến hành cách mà Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đã làm đó là cho người từ nước ngoài về chọn lựa phương thức cách ly: Một là cách ly miễn phí, hai là cách ly theo dịch vụ. Đối với cách ly dịch vụ, nên khảo sát các khách sạn từ 1 đến 5 sao và để cho người từ nước ngoài về tự lựa chọn ngay khi vừa lên chuyến bay về nước. Với cách làm này, không chỉ giải quyết được vấn đề "giải cứu" cho các khách sạn đã, đang có nguy cơ đóng cửa, vừa giải quyết được vấn đề cách ly theo nhu cầu, để dành kinh phí cho công tác phòng chống dịch bệnh nhất là cho những lực lượng làm công tác ở tuyến đầu, đối mặt với nhiều hiểm nguy như ngành y tế, lực lượng vũ trang...
Xin được kết thúc bài viết này bằng lời tâm sự của chị Nguyễn Kim Thúy- phụ huynh cháu T.H- chia sẻ cảm xúc trên trang Facebook cá nhân: "...72 tiếng đồng hồ trôi qua dài như 365 ngày. Con đã hạ cánh an toàn về đến Việt Nam sau 14 giờ bay, thực hiện cách ly đúng theo quy định. Dù phải chờ đợi rất lâu ở sân bay, dù phải sống trong khu cách ly có những bất tiện nhất định. Tổ quốc đã giang rộng cánh tay với tất cả người con của mình, không từ chối một ai. Chính phủ Việt Nam đã có những chỉ đạo sát sao, những người thực thi nhiệm vụ đã làm rất tốt, rất nghiêm. Điều này mình thật sự cảm nhận được với một phút tại sân bay nhận hành lý mang về cho con và lần tiếp tế cho con tại khu cách ly. Bình yên đã đến với gia đình sau 72 tiếng đồng hồ bất an... Cầu mong thế giới được bình an".
Phan Thủy
Du học sinh từ Pháp về bị bệnh COVID-19, ca thứ 92 Một du học sinh 21 tuổi trú tại Đà Lạt đã được xác nhận bị nhiễm virus gây bệnh COVID-19, ca thứ 92 tại Việt Nam. Hành khách nước ngoài tại sân bay quốc tế Nội Bài (ảnh chụp chiều 18-3) - Ảnh: NAM TRẦN Theo thông báo từ Bộ Y tế, bệnh nhân 92 là nam 21 tuổi; trú tại phường 9,...