Bộ đội chia rau, củ ‘gian hàng 0 đồng’ phát cho bà con khó khăn ở Vinh
Những ngày cách ly xã hội ‘ai ở đâu ở đó’, các gia đình khó khăn, neo đơn ở TP Vinh như ấm lòng hơn khi được nhận phần rau, củ tươi xanh từ người lính áo xanh xứ Nghệ.
Ba “gian hàng 0 đồng” dã chiến chính thức hoạt động, hỗ trợ người dân khó khăn ở TP Vinh trong ngày cách ly xã hội
Giữa cái nắng cuối hè oi ả, các nữ chiến sĩ của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An tất bật phân chia rau, củ quả, trứng thành từng túi để chuẩn bị phát cho người dân trong vùng phong tỏa ở TP Vinh.
Hôm nay, ba “gian hàng 0 đồng” dã chiến được lập ở các phường Hồng Sơn, Hưng Bình và Vinh Tân chính thức hoạt động. Đây là nơi tập kết hàng hóa, nhu yếu phẩm của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An phối hợp với Thành đoàn Vinh tổ chức nhằm chia sẻ khó khăn với bà con trong ngày cách ly xã hội.
Các loại rau xanh, trứng được chính các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn trồng và thu hoạch mang đến gian hàng từ sáng sớm.
Tay thoăn thoắt cắt bí đỏ, thiếu tá Lương Thị Thùy Dung cho biết: “Biết bà con trong vùng cách ly đang thực hiện nghiêm ‘ai ở đâu ở đó’, không được đi chợ, thiếu nguồn thực phẩm, rau xanh nên các cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị thu hoạch rau muống, bí được tăng gia sản xuất mang đến gian hàng để kịp chuyển tới bà con”.
Theo thiếu tá Dung, trong thời gian đầu nguồn lương, thực phẩm còn ít, vì thế trong những ngày đầu sẽ ưu tiên cho những hộ dân có hoàn cảnh éo le, gia đình chính sách, người neo đơn trước, để họ yên tâm ổn định cuộc sống.
Video đang HOT
“Chúng tôi sẽ tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm cùng chung tay ủng hộ vào ‘gian hàng 0 đồng’ để phong phú nguồn thực phẩm hơn”, thiếu tá Dung nói.
Anh Nguyễn Hữu Thái – Đoàn thanh niên phường Hưng Bình, TP Vinh, phụ trách gian hàng tại phường – cho hay: “Thực phẩm khi được đưa tới, mọi người sẽ chia ra và đi phát luôn cho người dân, bất kể thời gian nào để đảm bảo luôn tươi ngon”.
Nhận phần thực phẩm rau xanh, bà Đậu Thị Thảo – 70 tuổi, ngụ phường Hưng Bình – rưng rưng xúc động trước tình cảm của những người lính.
“Gia đình chúng tôi tuân thủ ai ở đâu ở đấy, cùng chính quyền sớm khống chế dịch bệnh nhưng hai hôm nay hết rau xanh, bữa ăn cũng thiếu thốn hơn trước. Có quả bí này giúp gia đình nấu ăn được ít bữa nữa”, bà Thảo bày tỏ.
TP Vinh đang cách ly xã hội theo chỉ thị 16 cao hơn một bước, tiếp tục duy trì việc ‘ai ở đâu, ở yên đó’, cấm người dân ra đường. Người dân có nhu cầu mua thực phẩm sẽ đăng ký qua khối xóm, mặt trận để lực lượng này và Đoàn thanh niên mua giúp, đưa tới tận nhà trong 7 ngày.
Chi hội phụ nữ Ban chỉ huy quân sự TP Vinh chuẩn bị chu đáo từng bó rau để gửi đến những gia đình khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19
Bí đỏ, miến dong được tăng gia sản xuất chuyển đến gian hàng
Các loại rau xanh, trứng được chính các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn trồng và thu hoạch mang đến gian hàng từ sáng sớm
Trong thời gian đầu nguồn lương, thực phẩm còn ít, vì thế trong những ngày đầu sẽ ưu tiên cho những hộ dân có hoàn cảnh éo le, gia đình chính sách, người neo đơn trước, để họ yên tâm ổn định cuộc sống
Những phần quà ấm tình quân dân được trao tận tay cho các hộ gia đình khó khăn ở TP Vinh
Quảng Nam: Tăng cường phòng, chống dịch trong các khu, cụm công nghiệp
Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, để đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh tại các khu, cụm công nghiệp và hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa, ngày 21/8, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đã có văn bản chỉ đạo phương án phòng, chống dịch COVID-19.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân Quảng Nam. Ảnh minh họa: Trần Tĩnh/TTXVN
Theo đó, tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài khu, cụm công nghiệp có quy mô từ 500 người trở lên trên địa bàn tỉnh Quảng Nam phải thường xuyên rà soát, đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19, theo Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động; đăng ký truy cập trên Bản đồ an toàn COVID về đánh giá nguy cơ lây nhiễm COVID-19 của các cơ sở sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp cần xây dựng các phương án "2 tại chỗ", "3 tại chỗ", "một cung đường hai điểm đến" đảm bảo phòng, chống khi có dịch bệnh xảy ra tại các cơ sở sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, các đơn vị phải định kỳ xét nghiệm tối thiểu 5 - 7 ngày/lần cho toàn bộ người lao động ở các bộ phận thường xuyên có nguy cơ cao, tiếp xúc với bên ngoài (các nhà quản lý, chuyên gia, tổ trưởng tổ sản xuất, quản đốc phân xưởng, lãnh đạo công ty; tiếp nhận hàng, nguyên vật liệu; tiếp phẩm; xuất hàng hóa; lái xe...); xét nghiệm tối thiểu 20%-50% tổng số người lao động tại cơ sở sản xuất kinh doanh của mình, toàn bộ kinh phí xét nghiệm do đơn vị tự chi trả.
Cùng với đó, các cơ sở sản xuất kinh doanh phải triển khai, thành lập các Tổ an toàn phòng, chống dịch COVID-19, trong mỗi phân xưởng/bộ phận sản xuất phải có ít nhất 01 Tổ để nắm bắt thông tin, tuyên truyền, nhắc nhở, kiểm tra, giám sát người lao động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 bằng hệ thống quan sát camera giám sát; xây dựng chương trình quản lý; quán triệt người lao động về nghỉ cuối ngày, cuối tuần tại địa phương hạn chế giao lưu, tiếp xúc, thực hiện nghiêm 5K, "một cung đường hai điểm đến" trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Đặc biệt, các cơ sở sản xuất kinh doanh phải tăng cường cảnh giác các tình huống dịch bệnh, kịp thời phát hiện các trường hợp người lao động có triệu chứng bất thường về sức khỏe, báo cáo ngay cho cơ quan y tế địa phương để có biện pháp xử lý, ứng phó kịp thời. Ngoài ra, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài các Khu, Cụm công nghiệp có quy mô trên 500 lao động phải ký cam kết thực hiện các quy định về phòng, chống dịch OVID-19 với Ban Quản lý các Khu kinh tế và Khu công nghiệp.
Đối với trường hợp khi có dịch xảy ra tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, thì phải kích hoạt ngay các phương án phòng, chống dịch COVID-19; phong tỏa tạm thời toàn bộ cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc từng phân xưởng/dây chuyền sản xuất/tổ sản xuất/khu vực sản xuất/vị trí làm việc có trường hợp mắc bệnh (F0) phù hợp với hình thực tế. Cùng với đó, cần phải cách ly trường hợp F0 tại chỗ ngay tại cơ sở sản xuất kinh doanh và thông báo cho cơ quan y tế để đưa đi điều trị và thực hiện khoanh vùng truy vết, khử khuẩn theo quy định...
Thực hiện tốt phương án phòng, chống dịch bệnh tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài các Khu, Cụm công nghiệp, Khu kinh tế đảm bảo vệ sinh khử khuẩn tại các cơ sở sản xuất kinh doanh có trường hợp mắc bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Hằng ngày, thực hiện tuyên truyền,nhắc nhở, kiểm tra, giám sát người lao động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; cảnh giác, kịp thời phát hiện các trường hợp có bất thường về sức khỏe, báo cáo ngay cho cơ quan y tế địa phương để có biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19...
Bên cạnh đó, các sở, ban, ngành của tỉnh phải tăng cường phối hợp giám sát, đôn đốc các cơ sở sản xuất kinh doanh triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh theo phương án của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật lực sẵn sàng vận chuyển người lao động từ các cơ sở sản xuất kinh doanh về tại các khu cách ly tập trung, hỗ trợ thiết lập các đường dây nóng, vệ sinh môi trường,...
'Mong nhân dân ủng hộ, thông cảm nếu phải giãn cách, phong tỏa trên diện rộng' Thủ tướng yêu cầu có kịch bản cụ thể nếu TP.HCM và các địa phương phía Nam phải phong tỏa, giãn cách, trên diện rộng đồng thời mong người dân ủng hộ, cảm thông nếu phải áp dụng các biện này. Các chốt kiểm soát được dựng lên ở TP.HCM ngày một nhiều hơn . ẢNH NGỌC DƯƠNG Thủ tướng yêu cầu các...