Bộ đội biên phòng Trường Sa đồng hành cùng ngư dân vươn khơi bám biển
Đã thành thường lệ, mỗi khi tàu cá ngư dân vào âu tàu của đảo tránh trú bão hay đề nghị được tiếp nước ngọt, sửa chữa máy móc…, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Trường Sa luôn có mặt kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ ngư dân.
Đoàn công tác số 9 Thành phố Hồ Chí Minh ra thăm và tặng quà cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Trường Sa (tháng 5/2022).
Chỗ dựa vững chắc của ngư dân
Thượng tá Vũ Văn Thám, Chính trị viên Đồn Biên phòng Trường Sa (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng – BĐBP tỉnh Khánh Hòa) cho biết: Trong những năm qua cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Trường Sa đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng, quân dân trên đảo thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trên biển.
Hiện BĐBP Trường Sa đảm nhận quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên biển… Đấu tranh, ngăn chặn các tàu thuyền nước ngoài xâm nhập trái phép vào vùng biển Việt Nam. Tham gia tìm kiếm, cứu nạn trên biển; hướng dẫn, bảo vệ, đăng ký cho tàu cá của ngư dân Việt Nam khai thác, đánh bắt hải sản trên vùng biển Việt Nam. Hướng dẫn, đăng ký thủ tục, kiểm tra, kiểm soát xuất nhập cảnh cho người, tàu thuyền nước ngoài khi gặp thiên tai xin phép vào trong vùng biển Việt Nam.
Trong năm 2021, Đồn Biên phòng Trường Sa đã đăng ký xuất và nhập cho 605 lượt phương tiện với 4.064 lượt thuyền viên và 144 hành khách; 8.141 tấn hàng hóa (vật liệu xây dựng các loại) trong đó có 11 phương tiện với 129 lao động vào sửa chữa; 284 lượt phương tiện với 2.264 lao động vào tránh trú trong âu tàu của đảo.
Ngoài ra, BĐBP Trường Sa đã xác nhận hỗ trợ dầu theo quyết định 48/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho 290 lượt phương tiện, chủ yếu là phương tiện của tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Đơn vị cũng đã phối hợp với các lực lượng trên đảo tổ chức tiếp nhận 20 phương tiện với 438 lao động vào đảo cấp cứu thuyền viên.
Trò chuyện với chúng tôi bên âu tàu đảo Trường Sa, ông Nguyễn Tiến Hải, ngư dân tàu cá tỉnh Bình Thuận cho biết: “Nếu tàu đánh cá của chúng tôi bị hỏng máy ở cách đảo Trường Sa vài chục hải lý, thuyền trưởng sẽ gọi điện xin gặp nhân viên tàu thuyền của Đồn Biên phòng Trường Sa để được tư vấn sửa chữa qua điện thoại, sau đó sẽ đưa tàu vào đảo gặp thợ sửa máy của BĐBP hỗ trợ, thay thế”.
Theo Thượng tá Vũ Văn Thám, trước đây Đồn Biên phòng Trường Sa có Thiếu tá Trần Văn Huyền, nhân viên tàu thuyền (hiện đang công tác tại Đồn Biên phòng Cầu Bóng, BĐBP Khánh Hòa) rất giỏi trong việc sửa chữa máy tàu. Không chỉ là thợ sửa chữa máy tàu giỏi, mỗi lần Thiếu tá Huyền nghe điện thoại của ngư dân xin tư vấn về tình trạng máy tàu hư hỏng là anh có thể phán đoán máy bị hỏng bộ phận nào.
Video đang HOT
“Nếu hỏng những bộ phận cần có phụ tùng thay thế, BĐBP Trường Sa sẽ giới thiệu họ chạy ra đảo Đá Tây A (thuộc huyện Trường Sa) có trạm sửa chữa chuyên nghiệp để thay thế phụ tùng. Nếu tàu không cần thay thế phụ tùng, biên phòng sẽ nói với thuyền trưởng chạy tàu vào âu tàu Trường Sa để được trợ giúp, hoàn toàn miễn phí”, Thượng tá Vũ Văn Thám cho hay.
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát trên biển
Thượng tá Vũ Văn Thám cho biết, bốn tháng đầu năm 2022, Đồn Biên phòng Trường Sa đã đăng ký xuất và nhập cho 277 lượt phương tiện với 1.738 lượt thuyền viên và 15 lao động vào trú gió. Đã có 262 lượt phương tiện với 1.449 lao động vào xin xác nhận hỗ trợ dầu theo quyết định 48/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại đảo Trường Sa, đảo Đá Tây A.
Đại tá Nguyễn Văn Tiến, Phó Chính ủy BTL Bộ đội Biên phòng TP Hồ Chí Mình (thứ 6 từ trái sang) trao tặng quà cho cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Trường Sa nhân dịp ra thăm Trường Sa tháng 5/2022.
Đặc biệt đơn vị đã phối hợp với các lực lượng trên đảo tổ chức tiếp nhận 6 phương tiện với 108 lao động vào đảo cấp cứu thuyền viên; 4 phương tiện với 49 lao động vào khám bệnh, xin cấp thuốc.
Tổ chức tuần tra biển được 70 lượt với 350 lượt cán bộ chiến sĩ tham gia với tổng số 562 hải lý; tuần tra bộ được 98 lượt với 294 lượt cán bộ chiến sĩ tham gia với tổng số 784 km. Qua tuần tra kiểm soát các phương tiện cơ bản chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, đảm bảo các loại giấy tờ liên quan đến người và phương tiện khi hoạt động trên biển.
“Tuy nhiên cũng có một số phương tiện chấp hành chưa nghiêm, đơn vị đã hoàn chỉnh hồ sơ báo cáo cơ quan cấp trên xử lý 1 phương tiện với 5 lao động vi phạm Nghị định số 42/2019ND-CP ngày 16/5/2019, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản”, Thượng tá Vũ Văn Thám cho hay.
Trong công tác trực sẵn sàng chiến đấu, BĐBP Trường Sa đã phối hợp với Ban Chỉ huy đảo và các lực lượng đóng quân trên đảo Trường Sa, đảo Đá Tây A thường xuyên luyện tập các phương án chiến đấu bảo vệ đảo theo Quy chế số 932/QC-HỌ-BP ngày 115/2017 giữa BCH BĐBP tỉnh Khánh Hoà và BTL Vùng 4 Hải Quân. Phối hợp với các lực lượng trên đảo luyện tập và tham gia ra quân huấn luyện; triển khai xây dựng kế hoạch, giáo án huấn luyện chuyên ngành, luyện tập các phương án tác chiến phòng thủ đảo.
Dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, nhưng thời gian qua Đồn Biên phòng Trường Sa đã thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch theo đúng chỉ thị, hướng dẫn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng và sự chỉ đạo quyết liệt của các cơ quan cấp trên với phương châm “Chống dịch như chống giặc”.
Trong công tác kiểm soát hành chính, xuất – nhập phương tiện, Đồn Biên phòng Trường Sa đã thực hiện tốt công tác phòng dịch khi tiếp xúc với ngư dân và thông qua công tác kiểm soát hành chính đã tổ chức tuyên truyền cho ngư dân đề cao công tác phòng, chống dịch COVID-19 khi ra – vào đảo, đơn vị đảm bảo không có trường hợp nào bị nhiễm COVID – 19.
Dù đứng chân ở xa đất liền, xa gia đình nhưng cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Trường Sa luôn duy trì mối quan hệ chặt chẽ gắn bó với các lực lượng, đơn vị đứng chân trên đảo trong thực hiện nhiệm vụ cũng như trong sinh hoạt hàng ngày. Giữ vững mối quan hệ đoàn kết quân dân, cùng với các lực lượng trên đảo tổ chức cho bộ đội sinh hoạt văn hóa tinh thần vui tươi, lành mạnh, đúng chế độ, tiêu chuẩn theo quy định.
Chủ động làm tốt công tác xây dựng đơn vị mẫu mục, tiêu biểu, xây dựng cảnh quan môi trường đơn vị cũng như đảo Trưởng Sa xanh sạch đẹp. Làm tốt công tác tăng gia sản xuất đặc biệt là bảo đảm rau xanh cho bộ đội góp phần đảm bảo sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, chiến đấu.
Clip cận cảnh bãi biển đẹp bậc nhất Việt Nam, làn nước mê hoặc đến nước bể bơi còn thua xa
Đây là một trong những bãi biển đẹp nhất cả nước, chưa được khai thác du lịch mạnh mẽ nên cảnh vật vẫn giữ được vẻ hoang sơ, thơ mộng.
Đến mùa hè là những clip, hình ảnh về các vùng biển Việt Nam xuất hiện tần suất dày đặc, thường xuyên lọt vào newsfeed hoặc xu hướng trên các nền tảng MXH. Cũng nhờ thuật toán này mà nhiều bãi biển, hòn đảo đẹp, hoang sơ được nhiều người biết đến hơn. Một video về bãi biển Kỳ Co (Quy Nhơn) đang viral nhờ làn nước trong xanh và cảnh quan đẹp mê đắm.
Clip được một người đi tour cano từ đất liền ra bãi biển Kỳ Co quay lại, ở vùng nước sát bờ, làn nước Kỳ Co vẫn xanh trong veo, nhìn thấy cả đáy. Sóng biển nhẹ nhàng, xa xa trên bờ là bãi cát vàng mướt, khá đông du khách đang vui chơi.
Ảnh cắt từ clip
Đoạn clip ngắn lột tả chân thực, không cần edit màu mè khiến người xem bày tỏ sự thích thú:
- "Đã đi một lần, hồi ấy say sóng đến Kỳ Co tỉnh luôn mà, sóng êm lắm".
- "Quy Nhơn còn nhiều vùng biển đẹp quá, nhiều người chưa biết thôi".
- "Trên Kỳ Co còn hoang sơ lắm, dịch vụ phát triển nhất là đi cano ra đây thôi, chơi một buổi rồi về".
- "Tương lai sẽ phát triển vượt bậc, cảnh quan này không thể bỏ phí".
Kỳ Co hay được gắn liền với Eo Gió thành cụm tham quan Kỳ Co - Eo Gió nằm dưới chân núi Phương Mai, xã Nhơn Lý, TP Quy Nhơn. Bãi biển Kỳ Co đẹp tựa tranh vẽ với làn nước xanh - bờ cát vàng nhạt, cùng những bãi đá, rặng núi sát biển. Thời gian du lịch Kỳ Co lý tưởng là từ tháng 4 đến tháng 9 vì trời nắng, ít bão và lòng biển kín gió. Bãi biển nằm cách TP Quy Nhơn 25km, du khách có thể đi cano hoặc đi đường trên cạn bằng taxi/xe máy.
Một số hình ảnh du khách check-in ở Kỳ Co (Ảnh: @motogo, @tien_han99, @ltth.__)
Công ty Nhật Bản cân nhắc dự án thu gom rác thải nhựa ở các vùng biển Việt Nam Công ty vận tải biển Mitsui O.S.K. Lines của Nhật Bản đang lên kế hoạch triển khai một dự án sử dụng tàu chuyên dụng để thu gom rác thải, trong đó có rác thải nhựa, ở các vùng biển ngoài khơi Việt Nam. Rác thải tồn đọng tại khu vực ven bờ Đầm Nại (Ninh Thuận). Ảnh (tư liệu): Nguyễn Thành/TTXVN Theo...