Bộ đội biên phòng trồng cây tại Hòn Nhạn
Ngày 24/8, Chi đoàn Đồn Biên phòng Thổ Châu phối hợp xã đoàn Thổ Châu (huyện Phú Quốc, Kiên Giang) tuần tra, kiểm tra điểm cơ sở A1 và trồng cây phủ xanh đảo Hòn Nhạn.
Trung tá Danh Hiếu, Chính trị viên Đồn Biên phòng Thổ Châu cho biết, đây là đợt trồng cây thứ 2 trong năm; trước đó, vào dịp Tết nguyên Đán, quân dân xã đảo Thổ Châu cũng đã trồng hơn 100 cây tại đây.
Quần đảo Thổ Châu nằm ở cực Tây Nam của Tổ Quốc với 8 đảo hòn lớn nhỏ: đảo Thổ Châu (13,95 km), hòn Từ (khoảng 1km), hòn Cao Cát, hòn Nhạn, hòn Khô (khoảng 15m), hòn Đá Bàn, hòn Xanh và hòn Cao.
Hòn Nhạn nhìn từ xa như một chú cá voi khổng lồ đang ngoi lên mặt nước. Đó là một đảo nhỏ có diện tích khoảng 2.000m với điểm cao nhất đạt độ cao 40m so với mực nước biển. Đây chính là điểm A1 trên đường cơ sở xác định lãnh hải của Việt Nam với tọa độ 9015′00 N và 103027′0 E.
Trước kia, đây là hòn đảo hầu như không có bóng cây. Chỉ đến mùa, những con chim nhạn bay về rợp trời đẻ trứng nên đảo có tên Hòn Nhạn. Những bóng cây xanh trên đảo là kết quả của nhiều thế hệ quân dân Thổ Châu, Kiên Giang bền bỉ vun trồng.
Trồng cây trên đảo Hòn Nhạn không phải là việc dễ dàng, bởi đảo không có nước ngọt, nắng gió khắc nghiệt khiến chỉ một số loại cây ưa mặn mới có thể thích nghi. Những cây mang được ra đây trồng chủ yếu là phong ba, bàng vuông, bồ đề và dừa, được lấy từ ngay trên các đảo khác quanh quần đảo Thổ Châu, như bàng vuông lấy từ Hòn Từ, cây dừa lấy từ xóm Dừa trên Thổ Châu…
Video đang HOT
Đợt gió mùa Tây Nam khiến việc di chuyển ra Hòn Nhạn trở nên khó khăn. Vất vả nhất là hành trình đưa những cây con lên tới đảo. Cán bộ chiến sĩ đồn biên phòng Thổ Châu cùng các đoàn viên xã đảo phải đưa cây từ Bãi Dong đảo Thổ Châu lên xuồng trung chuyển, sau đó chuyển cây ra tàu di chuyển tới Hòn Nhạn, rồi đưa cây theo những vách đá dựng đứng tới nơi có đất để trồng.
Một nửa hòn đảo 2000km2 chỉ toàn đá và cát trắng, đó là nơi những chú nhạn chọn làm điểm đẻ trứng mỗi mùa sinh sản. Phần còn lại, những mầm cây xanh bắt đầu mọc lên. Một số cây từ đợt trồng trước đã cho lộc.
“Mỗi lần mình trồng trăm cây, sống độ 1/3 là cũng coi như thành công, rồi mình trồng lại tiếp”, Trung tá Danh Hiếu, Chính trị viên Đồn Biên phòng Thổ Chu lý giải về những hành trình miệt mài trồng cây trên Hòn Nhạn.
Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải lục địa Việt Nam là đường thẳng gẫy khúc nối liền các điểm có tọa độ ghi trong phụ lục đính kèm Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 12/11/1982. Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam từ điểm tiếp giáp 0 của hai đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Campuchia (nay là Vương quốc Campuchia) nằm giữa biển, trên đường thẳng nối liền quần đảo Thổ Châu và đảo Poulo Wai, đến đảo Cồn Cỏ theo các tọa độ ghi trong phụ lục, được vạch trên các bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Hải quân nhân dân Việt Nam xuất bản năm 1979.
Theo quy định của UNCLOS 1982, đường cơ sở là căn cứ quan trọng xác định ranh giới các vùng biển thuộc chủ quyền (nội thủy, lãnh hải, vùng nước quần đảo) và các vùng biển thuộc quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia (tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế, thềm lục địa).
Nhà như rừng thu nhỏ của cặp vợ chồng U60
Ngôi nhà trồng cây đại trên tầng thượng, cây dây leo phủ khắp các tường và có vườn bao quanh.
Công trình ở Huế tên Labri có diện tích 55 m2, được hoàn thiện bởi Nguyễn Khải Architects & Associates vào năm 2021.
Chủ nhà là cặp vợ chồng trên 55 tuổi, độ tuổi mà hầu hết người Việt đã nghĩ đến việc nghỉ hưu. 'Chúng tôi hy vọng xây dựng được tổ ấm nơi cả hai có thể trải qua phần đời còn lại của mình một cách hạnh phúc và bình yên', chủ nhà nói.
Nhà Labri được thiết kế như một nơi trú ẩn bí mật, không dễ tìm thấy trên bản đồ. Nhóm KTS muốn tạo cảm giác ngôi nhà không được xây dựng bởi bàn tay con người mà giống như một cái cây mọc lên từ mặt đất. Công trình gồm có bốn khối và mỗi khối có ba lớp vỏ ngoài: kính, dây leo và bê tông. Bốn khối nhà với chiều cao khác nhau được xếp đặt ngẫu nhiên, xoay các góc khác nhau. Cây cối ở trên cùng.
Ngoài con người còn có những sinh vật sống khác tại đây như chim, bướm... biến nhà ở giống như một khu rừng. Nhóm KTS chọn cây dây leo làm cây nội thất chính, leo dần ở từng khối nhà, làm thành bức tường xanh vừa tạo sự riêng tư vừa giúp lọc không khí. Cây đại được trồng trên đỉnh, nở hoa vào mùa xuân, ra lá vào mùa hè và rụng lá khi sang đông. Khi mùa khô ở Huế đến, cành lá giúp che mát nhà trước ánh nắng gay gắt. Khi mùa mưa kéo đến kèm bão, cây vẫn đứng vững không dễ bị quật ngã.
Các khối nhà kết nối với nhau bởi cầu thang, hành lang để chủ nhà đi bộ.
Khi đi bộ trên sân thượng của nhà, mọi người sẽ có cảm giác như đi qua dãy núi trập trùng.
Dưới 'những ngọn núi' là 'hang động' mát mẻ, an toàn. Các 'hang động', tức khối nhà bên dưới làm bằng kính tràn ngập nắng, gió tự nhiên.
Nội thất phòng khách, phòng ăn, bếp, phòng tắm và phòng ngủ được thiết kế dựa trên những nhu cầu cơ bản mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ.
Mọi người có thể nhìn thấu các không gian bên trong từ bếp đến phòng ngủ, từ sân trước đến sân trong, thậm chí cả hàng cây xanh trên tầng thượng.
Lối dẫn vào phòng ngủ. Công trình như xóa mờ các ranh giới bên trong và bên ngoài bởi lớp tường kính.
Phòng ngủ với nội thất tối giản. Cặp vợ chồng còn có thể ngắm trăng và sao khi nằm trên giường vào ban đêm, có thể nhìn thấy hạt mưa rơi trên mặt kính vào những ngày mưa.
Vì công trình có ba lớp vỏ nên không chịu tác động trực tiếp của nắng, vẫn có nhiệt độ mát mẻ, dễ chịu vào mùa khô và mùa mưa. Qua công trình này, nhóm KTS tin chủ nghĩa tối giản trong cách suy nghĩ, cảm nhận và hành động sẽ đưa con người đến các giá trị bền vững.
Từ tầng thượng ngôi nhà, mọi người có thể phóng tầm mắt ra ao ngay cạnh đó.
Hai chàng trai mang... xẻng đi khắp 63 tỉnh thành để trồng cây Suốt 110 ngày, hai chàng trai trẻ Đặng Đức Tuấn và Võ Minh Tân đã đi qua 63 tỉnh thành, để lại những cây con khỏe mạnh với thông điệp bảo vệ môi trường. Du lịch bền vững Khi đi qua những con sông uốn lượn như dải lụa, dãy núi trùng điệp mờ sương hay đứng dưới tán cây nghìn năm rủ...