Bộ đội biên phòng tăng cường công tác bảo đảm an ninh trật tự trên biển
Thanh Hóa có bờ biển dài 102km, diện tích vùng biển khoảng 23.000 km2, có 7 cửa lạch nhỏ thuận tiện cho việc ra vào của tàu thuyền.
Có 6 huyện, thị xã, thành phố với 42 xã, phường ven biển; toàn tỉnh có 7.324 phương tiện nghề cá, với 26.616 lao động. Ngành nghề chủ yếu là: lưới kéo, lưới vây, lưới rê, nghề câu, trong đó có 104 tàu làm nghề dịch vụ. Ngư trường đánh bắt chủ yếu ở ven bờ của tỉnh và khu vực Vịnh Bắc bộ. Ngoài ra có khoảng hơn 1.000 phương tiện các tỉnh ngoài thường xuyên hoạt động và cư trú dài ngày trên vùng biển Thanh Hóa.
Cán bộ, chiến sĩ Ban Chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng Nghi Sơn tuần tra, kiểm soát đảm bảo an ninh trật tự trên biển.
Với vai trò là lực lượng nòng cốt bảo vệ an ninh trật tự trên biển, trong 5 năm qua, thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh đã lãnh đạo cán bộ, chiến sĩ các đồn biên phòng tuyến biển triển khai có hiệu quả Đề án “Tăng cường bảo vệ an ninh trật tự, đảm bảo an toàn cho Nhân dân và các hoạt động kinh tế biển, đảo”. Trong công tác tuyên truyền, lãnh đạo chỉ huy các đồn biên phòng tuyến biển chủ động phối hợp với các cấp, các ngành, các địa phương ven biển trực tiếp xuống địa bàn 43 xã, phường, tuyên truyền, vận động từng hộ, từng chủ tàu chấp hành các quy định của pháp luật của Nhà nước. Trong đó tập trung tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm quy định khai thác trên biển, khuyến nghị của EC đối với ngành thủy sản Việt Nam nhằm khắc phục thẻ vàng của EU; phổ biến kỹ thuật, kinh nghiệm, sản xuất, phòng tránh thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; không mua bán, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, chất độc, xung kích điện khai thác thủy sản; không trộm cắp ngư lưới cụ… Với nhiều hình thức tuyên truyền như: Phát tờ rơi, viết cam kết, tư vấn pháp lý, hòa giải cơ sở, thi tìm hiểu pháp luật về biển đảo; kết hợp phát động phong trào toàn dân tham gia tố giác, phòng ngừa tội phạm; củng cố nâng cao chất lượng các tổ, đội đoàn kết khai thác hải sản trên biển… Qua 5 năm (2015-2020) đã tổ chức tuyên truyền được 665 buổi/55.000 lượt người tham gia, in phát 24.000 cuốn tài liệu pháp luật, 95.000 tờ gấp pháp luật.
Trong công tác bảo vệ chủ quyền, giữ gìn an ninh trật tự và đấu tranh tội phạm, BĐBP tỉnh đã thường xuyên nắm thông tin từ các cơ quan nghiệp vụ cấp trên, đồng thời phối hợp trao đổi tình hình với Hải quân vùng I, Cảnh sát biển vùng I, Hải đoàn 38 BĐBP để tổ chức tuần tra chung trên biển được 14 lần, kịp thời phát hiện, xử lý tàu thuyền nước ngoài vi phạm chủ quyền; đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và xử lý tốt tình huống tìm kiếm cứu nạn. Trong những năm gần đây, tình hình biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Trước tình hình trên, từ năm 2016 đến nay, BĐBP tỉnh đã chủ động phối hợp với Hải đoàn 38 BĐBP, Cảnh sát biển vùng I, Hải quân vùng I tổ chức ngăn chặn, xua đuổi 864 lượt tàu lạ xâm phạm chủ quyền khai thác hải sản, giữ vững và bảo vệ chủ quyền an ninh trên biển.
Video đang HOT
Để giữ vững an ninh trật tự vùng biển và các địa phương ven biển, BĐBP tỉnh đã tăng cường gần 2.300 lượt cán bộ xuống địa bàn trọng điểm phức tạp về an ninh trật tự (đặc biệt là Khu Kinh tế Nghi Sơn, các khu du lịch ven biển như: Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa…) để nắm tình hình, thu thập tài liệu, bổ sung hồ sơ điều tra cơ bản phục vụ công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Song song với đó, BĐBP tỉnh đã phối hợp với lực lượng công an thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm soát đảm bảo an ninh trật tự tại các khu vực cửa sông, cửa lạch, vùng nước, các công trình biển, đường ống dẫn dầu 35 hải lý của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn và trên biển. Cùng với công tác tuần tra, BĐBP tỉnh đã tổ chức vận động 5.635 cá nhân và 3.501 hộ gia đình ký cam kết không xuất cảnh ra nước ngoài lao động trái phép; hướng dẫn Nhân dân cách nắm tình hình, phát hiện và tố giác tội phạm qua đường dây nóng. Qua đó, người dân đã cung cấp khoảng 1.980 tin liên quan, trong đó có 1.581 tin có giá trị phục vụ công tác bảo vệ chủ quyền và đấu tranh phòng chống tội phạm; quản lý chặt chẽ hoạt động của cá nhân, tổ chức nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh. Trong 5 năm qua, BĐBP tỉnh đã phối hợp với các lực lượng chức năng xác lập 26 chuyên án và 112 kế hoạch nghiệp vụ, khởi tố 282 vụ/307 đối tượng, trong đó có 205 vụ/217 đối tượng liên quan đến mua bán, tàng trữ, sử dụng ma túy, thu giữ 1.075 gam heroin, 107 gam ma túy tổng hợp, 67 gam ma túy đá và nhiều tang vật khác. Xử lý 72 vụ/84 đối tượng, thu 892 kg thuốc nổ, 2 tấn tiền chất thuốc nổ, 6.428 kíp nổ, 4.991m dây cháy chậm, 31 quả mìn tự tạo, 85 kg pháo và nhiều tang vật khác.
Để giữ gìn an ninh trật tự trong tình hình mới, BĐBP tỉnh tiếp tục phối hợp với các ngành chức năng tiếp tục củng cố, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận an ninh Nhân dân và nền biên phòng toàn dân vững mạnh, gắn với xây dựng địa bàn an toàn, làm chủ, khu vực phòng thủ biển, đảo vững chắc; đẩy mạnh phong trào quần chúng tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc; quan tâm tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, nêu cao tinh thần đấu tranh tố giác trong phòng chống tội phạm của Nhân dân; đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục về biển, đảo để giữ vững chủ quyền vùng biển quốc gia.
Thống nhất lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở: Đảm bảo không tăng biên chế và ngân sách
Đây là một trong những nội dung nhận được nhiều quan tâm tại cuộc họp thẩm định dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở diễn ra chiều 23/7 với sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh. Về phía cơ quan chủ trì soạn thảo có Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an.
Bảo vệ dân phố, dân phòng, Công an xã, thị trấn bán chuyên trách là các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật khác về an ninh, trật tự tại địa bàn xã, phường, thị trấn. Trước yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự trong tình hình mới, yêu cầu kiện toàn, sắp xếp, bố trí lực lượng, tinh gọn đầu mối gắn với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của từng tổ chức cơ sở, tinh giản biên chế, giảm chi phí ngân sách nhà nước, bảo đảm thực hiện tốt Hiến pháp năm 2013 đã đặt ra yêu cầu tiếp tục hoàn thiện các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, hoạt động của các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự tại địa bàn cơ sở.
Nhấn mạnh tinh thần tự nguyện của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc khẳng định việc nghiên cứu xây dựng Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ là cần thiết để tạo khuôn khổ pháp lý đủ mạnh, phục vụ đắc lực sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
"Việc sắp xếp thống nhất 3 lực lượng bảo vệ dân phố, dân phòng, Công an xã bán chuyên trách bám sát chủ trương không tăng biên chế, không tăng ngân sách và không ảnh hưởng đến các hoạt động khác", ông Ngọc nhấn mạnh.
Cụ thể, theo báo cáo của Bộ Công an, nếu sắp xếp thống nhất 3 lực lượng nêu trên sẽ cắt giảm được khoảng gần 500 ngàn người, đồng nghĩa với việc cắt giảm chi phí ngân sách để chi trả cho gần 500 ngàn người mỗi năm.
Tại cuộc họp, đại diện Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cần cân nhắc làm rõ quan điểm công an xã chính quy là lực lượng nòng cốt, còn lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chỉ là lực lượng hỗ trợ.
Nhất trí với quan điểm đây chỉ là lực lượng hỗ trợ công an chính quy, đại diện Cục Tác chiến, Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng đề nghị dự án Luật cần quy định rõ trách nhiệm của Trưởng công an xã trong việc chịu trách nhiệm trước cấp ủy chính quyền địa phương và tham mưu cho UBND xã trong quy hoạch lực lượng này. "Ở nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, nếu không quy định rõ trách nhiệm của Trưởng Công an xã thì dễ dẫn đến tình trạng "đánh trống ghi tên" để hưởng chế độ mà không lựa chọn được người đáp ứng tiêu chuẩn để tham gia vào lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở", đại diện Bộ Quốc phòng nhấn mạnh.
Còn đại diện Vụ Tổng hợp, Văn phòng Trung ương Đảng lại tỏ ra băn khoăn về nguồn kinh phí chi trả cho lực lượng này bởi dự thảo Luật mới chỉ quy định chung kinh phí là do địa phương cân đối chi trả, Trung ương hỗ trợ và nguồn huy động xã hội hóa mà chưa có sự lượng hóa cụ thể. Bày tỏ đồng tình, đại diện Bộ Y tế cho rằng cần lượng hóa được nguồn kinh phí mỗi năm mà địa phương chi trả để vận hành lực lượng này. Cùng với đó, cần làm rõ mối quan hệ với lực lượng dân quân tự vệ để không trùng lặp nhiệm vụ, quyền hạn; xác định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước, hình thức xử lý vi phạm nếu lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở lạm dụng quyền hạn, có sai sót, vi phạm khi thực hiện nhiệm vụ.
Sau khi nghe các ý kiến, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo cần xác định rõ đối tượng chịu sự điều chỉnh của dự thảo Luật để có cách hiểu thống nhất khi áp dụng trong thực tiễn. Đồng thời cần làm nổi bật hơn nữa mục tiêu của dự án Luật là xây dựng lực lượng hỗ trợ hiệu quả cho lực lượng công an chính quy, qua đó củng cố phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, góp phần đảm bảo an ninh trật tự ngay từ cơ sở.
Thứ trưởng cũng yêu cầu cần tiếp tục rà soát các quy định liên quan như Luật Bảo hiểm y tế, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Dân quân tự vệ... để đảm bảo đồng bộ, không trùng lặp nhiệm vụ. Đồng thời cần định lượng được nguồn tài chính tổng thể và chế độ bồi dưỡng đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và nghiên cứu các vấn đề sẽ phát sinh như tiêu chí tuyển chọn, các thủ tục để hưởng chế độ, bồi dưỡng...
Bình Phước khởi động hành trình "Tiếp sức vùng biên Chung tay chống dịch" Vừa qua, Tỉnh đoàn Bình Phước phối hợp với Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh tổ chức chuyến hành trình đong đầy ý nghĩa, mang tên "Tiếp sức vùng biên - Chung tay chống dịch". Đoàn đến thăm, tặng quà và động viên cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Thanh Hòa. Đoàn còn có sự tham dự của các thành...