Bộ đội Biên phòng Nghệ An chủ động ứng phó với bão số 5
Trước diễn biến phức tạp của bão số 5, mặc dù là địa phương không ảnh hưởng trực tiếp của bão, tuy nhiên, vùng biển Nghệ An vẫn có gió, biển động mạnh.
Vì vậy các đồn biên phòng tuyến biển đã phối hợp với các địa phương khuyến cáo ngư dân không ra biển để đề phòng nguy hiểm.
Cùng với đó, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Nghệ An đã chủ động xây dựng kế hoạch ứng phó với bão số 5 và chỉ đạo các đồn biên phòng, chủ tàu thuyền thông báo cho các phương tiện đang hoạt động trên biển biết hướng đi của bão để chủ động phòng tránh và thoát ra khỏi vùng nguy hiểm; giữ liên lạc thường xuyên với các chủ tàu, thuyền để kịp thời xử lý các tình huống xấu xảy ra…
Tàu thuyền chủ động về cảng Lạch Quèn, huyện Quỳnh Lưu để tránh bão.
Video đang HOT
Các đơn vị theo dõi chặt chẽ bản tin cảnh báo và dự báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, kiểm tra, rà soát phương án phòng chống thiên tai-tìm kiếm cứu nạn; duy trì quân số phương tiện trực theo quy định để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu. Theo thống kê, đến 5 giờ sáng ngày 18-9, tỉnh Nghệ An có 3.479 phương tiện/17.369 lao động trực tiếp đánh bắt hải sản trên biển. Tất cả các phương tiện trên đã nhận được thông báo về vị trí, hướng di chuyển của bão số 5 và chủ động phòng tránh.
Bộ chỉ huy cũng đã chỉ đạo các đơn vị trên tuyến biên giới đất liền chủ động đề phòng lũ ống lũ quét, sạt lở đất, đặc biệt là ở các khu vực trọng điểm, các tổ chốt phòng, chống dịch trên biên giới.
Gần 3.300 tàu thuyền Nghệ An đã về bờ tránh bão số 5
Để chủ động ứng phó với cơn bão số 5, các huyện vùng biển Nghệ An đang tập trung kêu gọi tàu thuyền đánh bắt ngoài khơi về nơi tránh trú bão an toàn.
Ngay khi có công điện đối phó với cơn bão số 5, UBND huyện Quỳnh Lưu chỉ đạo các xã vùng biển khẩn trương kêu gọi tàu thuyền đang hoạt động ngoài biển về nơi tránh trú an toàn.
Toàn huyện Quỳnh Lưu hiện có gần 1.200 phương tiện tàu thuyền, trong đó có hơn 700 tàu đánh bắt xa bờ của bà con ngư dân xã Tiến Thủy, Quỳnh Long, Quỳnh Nghĩa, Sơn Hải... Tính đến sáng ngày 18/9, toàn bộ tàu cá khai thác xa bờ và ven bờ đã về neo đậu tránh trú tại cảng cá Lạch Quèn và Lạch Thơi (Quỳnh Lưu).
Tàu thuyền Quỳnh Lưu về tránh trú bão số 5. Ảnh: Việt Hùng
Ông Đậu Đức Năm - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Quỳnh Lưu cho biết: Các phương tiện tàu cá đã về bờ, huyện yêu cầu các địa phương xuống khu vực neo đậu tàu thuyền để hướng dân ngư dân cách phòng chống, tránh va đập tàu thuyền khi có sóng to, gió lớn. Phối hợp với Đồn Biên phòng Quỳnh Thuận quản lý chặt tàu cá ra vào bến, không cho bất cứ phương tiện nào ra khơi đánh bắt khi thời tiết chưa thuận lợi.
Còn tại thị xã Hoàng Mai, với gần 1.000 phương tiện tàu thuyền khai thác hải sản ngoài biển, sau khi nhận được tin báo về cơn bão số 5 đã nhanh chóng quay về bờ neo đậu. Lãnh đạo Phòng Kinh tế - Hạ tầng thị xã Hoàng Mai thông tin, đến sáng nay (18/9), 100% tàu cá của ngư dân địa phương đã về bờ neo đậu an toàn.
Tàu thuyền Thị xã Hoàng Mai về tránh bão số 5. Ảnh: Việt Hùng
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Nghệ An cũng đã chủ động xây dựng kế hoạch ứng phó với bão số 5 và chỉ đạo các đồn biên phòng, chủ tàu thuyền thông báo cho các phương tiện đang hoạt động trên biển biết hướng di của bão để chủ động phòng tránh và thoát ra khỏi vùng nguy hiểm; giữ liên lạc thường xuyên với các chủ tàu, thuyền để kịp thời xử lý các tình huống xấu xảy ra...
Theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo và dự báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, kiểm tra, rà soát các phương án PCTT-TKCN; duy trì quân số, phương tiện trực theo quy định để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu.
Tính đến 5h sáng 18/9, đã có 3.299 tàu thuyền về neo đậu an toàn. Còn 84 phương tiện đang hoạt động trên biển. Tất cả các phương tiện trên đã nhận được thông báo về vị trí, hướng di chuyển của bão số 5 và chủ động phòng tránh.
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Nghệ An cũng đã chỉ đạo các đơn vị trên tuyến biên giới đất liền chủ động đề phòng lũ ống lũ quét, sạt lở đất, đặc biệt là ở các khu vực trọng điểm, các tổ chốt phòng, chống dịch trên biên giới.
Tin mới nhất về cơn bão số 5 Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 25km, đi vào đất liền các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam với sức gió mạnh nhất cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 11 sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Theo tin từ Đài Khí tượng thủy văn Bắc Trung bộ, hồi 04...