Bộ đội Biên phòng là lực lượng nòng cốt bảo vệ biên giới, cửa khẩu
Chiều 21-10, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ mười, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, Quốc hội đã tiến hành thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam.
Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ phát biểu tại phiên thảo luận.
Khẳng định vai trò của lực lượng Bộ đội Biên phòng
Thảo luận về dự thảo Luật, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội đồng tình với quy định, Bộ đội Biên phòng là lực lượng thực hiện quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh, đối ngoại và chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Hải (Đoàn Hà Giang), đại biểu Cầm Thị Mẫn (Đoàn Thanh Hóa) và đại biểu Võ Thị Như Hoa (Đoàn Đà Nẵng) cho rằng, quy định này phù hợp với quan điểm, chủ trương của Đảng, thống nhất với các quy định pháp luật có liên quan. Đồng thời qua thực tiễn, lực lượng Bộ đội Biên phòng từ trước đến nay luôn làm tốt công tác bảo đảm an ninh trật tự, an ninh quốc gia tại khu vực biên giới, điều này cũng phù hợp với chủ trương “một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì”.
Lo ngại quy định của dự thảo Luật sẽ có sự chồng chéo trong thực hiện nhiệm vụ duy trì an ninh, trật tự, thực thi pháp luật tại khu vực biên giới, đại biểu Nguyễn Văn Chương (Đoàn thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, những quy định để lực lượng Bộ đội Biên phòng thực thi nhiệm vụ có sự khác biệt so với nhiệm vụ bảo đảm an ninh nội địa của lực lượng công an. “Trong trường hợp cần phối hợp thì chắc chắn Bộ Quốc phòng và Bộ Công an có trách nhiệm hướng dẫn, phối hợp sao cho việc thực thi pháp luật của hai lực lượng không dẫm chân lên nhau”, đại biểu nói.
Video đang HOT
Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Thanh Hồng (Đoàn Bình Dương) nêu ý kiến, Điều 35 Luật Quốc phòng không có quy định giao cho Bộ Quốc phòng chủ trì việc bảo đảm an ninh, trật tự biên giới. Với quy định, giao Bộ Quốc phòng chủ trì thực hiện quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới, cần phải đánh giá tác động của vấn đề này.
Bên cạnh đó, đại biểu Hoàng Đức Thắng (Đoàn Quảng Trị) đề nghị bổ sung nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội khu vực biên giới song song với nhiệm vụ tăng cường, củng cố quốc phòng an ninh, đối ngoại để phù hợp với Nghị quyết số 16-NQ/TƯ ngày 10-10-2017 của Bộ Chính trị về “Phát triển kinh tế – xã hội các xã biên giới, đất liền kết hợp với tăng cường và củng cố quốc phòng, an ninh đối ngoại”.
Phù hợp với lý luận và thực tiễn
Quang cảnh phiên họp.
Tại phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội cũng nêu ý kiến làm rõ hơn một số quy định tại dự thảo Luật. Đại biểu Lò Thị Luyến (Đoàn Điện Biên) nêu ý kiến, tại quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong dự thảo Luật cần bổ sung hành vi “Xúc phạm danh dự nhân phẩm của lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng”, bởi thực tế đã xảy ra tình trạng này, do đó cần đưa vào quy định trong Luật để có cơ sở pháp lý áp dụng các biện pháp xử lý. “Ngoài ra, tôi cho rằng, bên cạnh trách nhiệm của cơ quan chủ trì, cần làm rõ và gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng nhằm nâng cao hiệu quả công tác”, đại biểu Lò Thị Luyến đề nghị.
Ngoài ra, đại biểu Tô Văn Tám (Đoàn Kon Tum) cũng cho rằng, quy định hợp tác quốc tế về biên phòng có nhiều vấn đề rộng lớn, việc giao toàn bộ nội dung hợp tác quốc tế cho lực lượng Bộ đội Biên phòng thì chưa phù hợp, bởi một số nội dung hợp tác phải có chủ thể khác mới có đủ tính pháp lý, chức năng để thực hiện. Do đó, đại biểu đề nghị chỉ quy định là thực hiện đối ngoại biên phòng và giải quyết các sự kiện tại biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
Làm rõ vấn đề các đại biểu Quốc hội quan tâm, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, quy định chức năng của Bộ đội Biên phòng được nêu trong dự thảo Luật xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn. Đồng thời đây không phải vấn đề mới mà đã thể chế hóa nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước và kế thừa các quy định của hệ thống pháp luật hiện hành. “Quy định vị trí, chức năng của lực lượng Bộ đội Biên phòng chỉ trong phạm vi biên giới, cửa khẩu theo quy định, hoàn toàn không chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ của lực lượng khác”, Đại tướng Ngô Xuân Lịch nhấn mạnh.
Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho biết, phiên thảo luận đã có 22 đại biểu phát biểu ý kiến, 3 đại biểu phát biểu tranh luận. Sau phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra và các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ các ý kiến của đại biểu Quốc hội nhằm bổ sung, hoàn chỉnh dự thảo Luật trước khi trình Quốc hội thông qua.
Không lo chồng chéo, lạm quyền trong tạm dừng các hoạt động ở biên giới
Trung tướng Hoàng Xuân Chiến đã nhấn mạnh như trên vì theo ông, thẩm quyền này được quy định rất cụ thể tại Điều 14 dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam.
Toàn cảnh Phiên họp thứ 47 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Chiều 10/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 47 để cho ý kiến vào một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Biên phòng Việt Nam với sự điều hành của Phó chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ.
Tại phiên họp có 8 ý kiến phát biểu. Nhìn chung, các ý kiến về cơ bản đều tán thành với nội dung tiếp thu, chỉnh lý dự án luật. Tuy nhiên, còn một vài ý kiến bày tỏ băn khoăn về sự chồng chéo trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng với các lực lượng khác. Trong đó có thẩm quyền tạm dừng các hoạt động ở khu vực biên giới.
Giải trình vấn đề trên, Trung tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh, thẩm quyền này được quy định rất cụ thể tại Điều 14 dự thảo Luật. Trường hợp nào thì đồn trưởng được tạm dừng, trường hợp nào thì chỉ huy trưởng được tạm dừng, khi tạm dừng phải phải báo cáo với cấp nào.
Những quy định về các trường hợp tạm dừng hoạt động ở khu vực biên giới đều vì mục đích quốc gia, dân tộc, không vì bộ, ngành nào và cũng không có sự chồng chéo hay lạm quyền. Ví dụ từ thực tiễn trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 hiện nay cho thấy, một số trường hợp đồn trưởng, chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền thống nhất với lực lượng chức năng của nước láng giềng và các lực lượng chuyên ngành ở cửa khẩu tạm dừng hoạt động qua lại ở khu vực biên giới để ngăn chặn dịch bệnh.
Liên quan tới vai trò chủ trì của Bộ đội Biên phòng trong thực hiện nhiệm vụ duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với phương thức, thủ đoạn hoạt động khác của các thế lực thù địch và phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu, Trung tướng Hoàng Xuân Chiến khẳng định, Luật Biên giới quốc gia, Luật An ninh quốc gia, Luật Quốc phòng đều có quy định giao Bộ Quốc phòng chủ trì duy trì an ninh, trật tự ở khu vực biên giới.
Đây cũng là 1 trong 2 vấn đề lớn được xin ý kiến các thành viên Chính phủ bằng phiếu và các thành viên Chính phủ đã đồng thuận rất cao với quy định Bộ đội Biên phòng là lực lượng chủ trì duy trì an ninh, trật tự ở khu vực biên giới, chỉ có 2/26 phiếu không đồng ý. Trung tướng Hoàng Xuân Chiến nhắc lại sự phối hợp rất tốt giữa Bộ đội Biên phòng với lực lượng Công an trong thời gian qua, điển hình là từ ngày 19-7 đến nay, hai lực lượng đã phối hợp rất chặt chẽ bắt giữ hơn 20 đối tượng với 174kg ma túy.
"Tôi thấy hình ảnh phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng nói chung, Bộ đội Biên phòng nói riêng trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự rất tốt", Trung tướng Hoàng Xuân Chiến nói và đề nghị tiếp tục sử dụng cơ chế phối hợp hiệu quả này.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng an ninh Võ Trọng Việt cũng khẳng định không có sự chồng chéo, xung đột trong thực hiện nhiệm vụ giữa Bộ đội Biên phòng và lực lượng Hải quan trong bảo đảm dòng chảy thương mại ở khu vực biên giới. Về quy định cơ quan nào chủ trì duy trì an ninh, trật tự ở khu vực biên giới, Thượng tướng Võ Trọng Việt cho biết, Ủy ban Quốc phòng an ninh đã tham khảo ý kiến chuyên gia của cả hai lĩnh vực. Cả cơ quan soạn thảo, Chính phủ và cơ quan thẩm tra đều rất thận trọng, bàn bạc câu từ rất chặt chẽ. Quy định cơ quan nào chủ trì là theo đúng chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật hiện hành.
Làm rõ phạm vi, đối tượng được quy định trong công tác bảo vệ biên giới quốc gia Tiếp tục kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XIV, sáng 16-6, Quốc hội đã tiến hành thảo luận ở tổ về dự án Luật Biên phòng Việt Nam. Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ phát biểu. Dự án Luật Biên phòng Việt Nam được xây dựng trên cơ sở kết quả tổng kết 20 năm thi hành Pháp lệnh Bộ...