Bỏ độc canh cây lúa, thả tôm vào tung tăng bơi lội, chăm nhàn mà lúa tôm đều nhanh lớn
Mô hình tôm – lúa được các ngành chức năng đánh giá có hiệu quả cao và bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Vì vậy, những năm gần đây, các tỉnh ĐBSCL hướng đến xây dựng và nhân rộng mô hình này theo hướng an toàn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Tăng lợi nhuận 15 – 30%
Canh tác tôm – lúa ở ĐBSCL có lịch sử hơn 50 năm. Mô hình nuôi tôm – lúa tăng trưởng nhanh ở ĐBSCL. Năm 2000 diện tích tôm – lúa là 71.000ha, đến 2015 đạt 175.000ha, chiếm hơn 30% tổng diện tích nuôi tôm sú toàn vùng, sản lượng đạt 75.000 tấn.
Năng suất tôm – lúa bình quân 300 – 500kg/ha tôm và 4-7 tấn lúa/ha. Lợi nhuận trung bình của mô hình từ 35 – 50 triệu đồng/ha/năm (cả tôm và lúa).
Những năm gần đây, các tỉnh ĐBSCL đang hướng đến sản xuất tôm – lúa theo hướng an toàn, để đáp ứng nhu cầu ở những thị trường khó tính.
Ông Nguyễn Hoàng Lâm – Trưởng Phòng NNPTNT huyện Thới Bình (Cà Mau), nhận định: “Tôm – lúa được xem là mô hình thông minh, thích ứng biến đổi khí hậu. Con tôm nuôi trong ruộng lúa tăng trọng nhanh nhờ nguồn thức ăn dồi dào, lại hạn chế bệnh tật. Còn cây lúa trồng sau vụ nuôi tôm cũng rất hiệu quả bởi đất được bổ sung độ phì nhiêu”.
Thu hoạch tôm càng xanh trên đất lúa ở tỉnh Cà Mau. Ảnh: C.L
Theo ông Nguyễn Trần Thức – Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Cà Mau, vùng nguyên liệu muốn mở rộng thì trước tiên tỉnh cần phải đầu tư hạ tầng giao thông, thủy lợi hoàn thiện, phù hợp với mô hình lúa tôm theo hướng an toàn.
Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bạc Liêu, hiện mô hình tôm – lúa quảng canh cải tiến (1 vụ tôm, 1 vụ lúa) phổ biến nhiều ở các vùng chuyên canh lúa năng suất thấp.
Video đang HOT
Mô hình này có diện tích nuôi lớn, mương bao xung quanh, thả nuôi mật độ thấp, không sử dụng thức ăn công nghiệp và không đòi hỏi kỹ thuật cao.
Đặc biệt, ngành chức năng đang tích cực chuyển giao khoa học kỹ thuật thích hợp trong canh tác mô hình một vụ tôm – một vụ lúa nhằm nâng cao giá trị lúa gạo và hạn chế rủi ro, từng bước hướng tới sản xuất chất lượng, an toàn.
Sở NNPTNT tỉnh Bạc Liêu đánh giá, mô hình tôm – lúa đã góp phần cải tạo đất, trừ sâu hại và cắt vòng đời dịch bệnh, hạn chế lượng phân bón, thuốc trừ sâu trong giai đoạn đầu, nhờ vậy làm giảm chi phí sản xuất, lợi nhuận trung bình tăng khoảng 15 – 30% so với độc canh cây lúa hoặc độc canh con tôm.
Xu hướng sử dụng giống lúa chất lượng cao
Tại Bạc Liêu, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch phát triển mô hình tôm sạch, lúa an toàn theo quy trình hữu cơ áp dụng hệ thống canh tác tôm – lúa phía Bắc Quốc lộ 1A đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.
Theo đó, các vùng quy hoạch sẽ thực hiện theo quy trình kỹ thuật từ áp dụng lịch thời vụ, cơ cấu giống lúa, chăm sóc, quản lý dịch hại tổng hợp thông qua việc hỗ trợ giống, vật tư và tập huấn kỹ thuật cho nông dân.
Đặc biệt, chuyển dần từ quy trình sản xuất vô cơ sang sản xuất an toàn, tạo ra sản phẩm tôm sạch, lúa an toàn theo quy trình hữu cơ trên vùng tôm – lúa.
Bên cạnh đó, chú trọng thay đổi tập quán canh tác của nông dân, hướng đến canh tác bền vững, tiến tới đạt các chứng nhận như VietGAP, ASC, Organic… Các diện tích thực hiện mô hình tôm sạch, lúa an toàn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm.
Mục tiêu đặt ra cho giai đoạn 2019 – 2020 là xây dựng 3 vùng sản xuất tôm sạch, lúa an toàn với diện tích khoảng 150ha, và tiến tới sẽ nhân rộng cho những năm tiếp theo khoảng 1.200ha sau năm 2020.
Toàn bộ diện tích sản xuất tôm sạch, lúa an toàn theo quy trình canh tác hữu cơ tại 3 vùng (thuộc huyện Hồng Dân, huyện Phước Long và thị xã Giá Rai) đạt các tiêu chuẩn quốc tế để xuất khẩu sang châu Âu, châu Mỹ, Nhật Bản hoặc các thị trường tiềm năng khác.
Đến năm 2025 đưa diện tích tôm sạch, lúa an toàn đạt 41.000ha; góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn vùng Bắc Quốc lộ 1A đạt 400 triệu USD vào năm 2020 và đạt 500 triệu USD vào năm 2025…
Ông Trần Văn Na – Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Bạc Liêu, thông tin: Hiện diện tích có thể mở rộng canh tác theo mô hình lúa – tôm là hơn 39.000ha, so với mấy năm trước thì tăng rất nhanh.
Thực tế sản xuất cho thấy, nông dân sản xuất theo mô hình có tính bền vững hơn so với chuyên canh lúa. Sản xuất mô hình theo hướng tôm sạch, lúa an toàn, hiện Sở NNPTNT đã thực hiện mô hình, trình UBND tỉnh đánh giá để rút kinh nghiệm, có hướng nhân rộng trong tương lai.
Còn tại tỉnh Sóc Trăng, vụ mùa 2019 – 2020, mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ trên đất nuôi tôm ở ấp An Hòa, xã Gia Hòa 2 (huyện Mỹ Xuyên) đã có 24 hộ tham gia, với diện tích 14ha.
Theo những hộ dân tham gia, áp dụng theo mô hình này nông dân được hưởng nhiều lợi ích, nhất là cải tạo môi trường đất để nuôi vụ tôm đạt hiệu quả, được doanh nghiệp bao tiêu với giá cao và hỗ trợ 100% giống lúa ST24; Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sóc Trăng hỗ trợ 30% phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học.
“Từ thực tế sản xuất, tôi thấy hiệu quả kinh tế từ mô hình khá rõ, năng suất lúa đều ổn định 6 tấn/ha, lợi nhuận cao hơn so với ngoài mô hình gần 2 triệu đồng/ha; giá thành sản xuất thấp hơn 300 đồng/kg.
Điều nông dân an tâm nhất là lúa thu hoạch được doanh nghiệp bao tiêu toàn bộ với giá cao hơn bên ngoài 1.500 – 2.500 đồng/kg. Đảm bảo lợi nhuận gần 3 triệu đồng/1.000m2 canh tác lúa theo hướng hữu cơ. Với mô hình tôm thẻ – lúa hữu cơ, gia đình thu lợi nhuận gần 90 triệu đồng” – nông dân Phạm Thanh Quang chia sẻ.
Về phát tiển mô hình lúa tôm theo hướng an toàn, ông Nguyễn Trần Thức – Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật Cà Mau cho rằng: “Để làm được lúa hữu cơ thì hiện nay dựa vào doanh nghiệp rất nhiều, doanh nghiệp sẽ đầu tư và cơ quan chức năng hỗ trợ xây dựng vùng nguyên liệu. Ở tỉnh, qua vận động, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện thì đến nay được khoảng 1.000ha lúa đạt chuẩn Organic. Trong khi đó, diện tích lúa tôm của mình là rất lớn, mấy chục ngàn ha, cho nên tiềm năng của mình rất lớn, nhưng nếu không có chiến lược rõ ràng thì sẽ phát triển rất chậm”.
Bến Tre: Sâu lạ phá hại vườn dừa của nông dân là loài gì mà phải dùng máy bay mini để diệt trừ?
Ngày 21-8, theo thông tin từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh Bến Tre, ngành chức năng vừa phát hiện một loại sâu lạ, cắn, phá vườn dừa của bà con xã Long Phú, huyện Bình Đại.
Qua đặc điểm sơ bộ ban đầu, đây có thể là loại sâu ăn lá dừa có tên khoa học là Opisina arenosella Wailker. Chúng từng gây hại dừa ở Ấn Độ, Sri Lanka, Thái Lan...và đây là lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam.
Vườn dừa đang độ sai quả ở xã Hữu Định, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Ảnh: H.Đức (Báo Đồng Khởi)
Ngành nông nghiệp tỉnh Bến Tre khuyến cáo, sâu lạ rất nguy hiểm, sẽ tấn công nhiều bộ phận của cây dừa từ khi trồng đến khi trái ổn định, chủ yếu là lá và trái. Do đó, khi lá dừa bị sâu ăn, người dân nên đem tiêu hủy và phun thuốc diệt trừ sâu.
Hiện ngành nông nghiệp địa phương tỉnh Bến Tre đang khẩn trương sử dụng máy bay mini điều khiển tự động để phun xịt thuốc tiêu diệt loại sâu này.
Theo thống kê, tại xã Phú Long, huyện Bình Đại (tỉnh Bến Tre), đã có khoảng 30ha vườn dừa của người dân bị loài sâu lạ này tấn công. Nghiêm trọng hơn là có vườn dừa bị nhiễm trên 70%, khô lá có nguy cơ chết trắng.
Theo ông Võ Văn Nam, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Bến Tre, từ nay đến cuối tháng 8, đơn vị kết hợp với Tập đoàn Lộc Trời và chính quyền địa phương sử dụng máy bay mini (loại điều khiển tự động) để phun chế phẩm B.T lên toàn bộ diện tích cây dừa bị nhiễm để tiêu diệt sâu lạ này, không để lây lan diện rộng. Sản phẩm này không gây ảnh hưởng đến môi trường cũng như sức khỏe của con người.
Vườn dừa dứa của nông dân xã Phú Phụng, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. Ảnh: Trần Quốc (Báo Đồng Khởi).
Trước mắt, Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Bến Tre phối hợp với Trung tâm Khuyến nông xây dựng kế hoạch phòng trừ tại huyện Bình Đại, bằng cách tiến hành cắt tỉa những lá bị hại đem tiêu hủy và phun thuốc diệt trừ sâu lạ cho 2ha dừa bị nhiễm bệnh và 1ha liền kề đã bị tấn công.
17ha dừa còn lại sẽ sử dụng thuốc trừ sâu sinh học để phòng trị, nhằm bảo vệ vườn dừa hữu cơ và hạn chế thiệt hại các ao tôm ngoài quy hoạch được nuôi trồng rải rác trong vùng.
Nhiều địa phương xuất hiện dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lai Châu cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 1.175 ha lúa bị nhiễm các loại sâu, bệnh như: tập đoàn rầy, bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, đốm sọc vi khuẩn, bạch lá, khô vằn, tăng 573,5 ha so với cùng kỳ năm trước. Người dân thị trấn...