Bộ đồ ăn trầu của tầng lớp quý tộc Việt
Khoảng 100 hiện vật, tài liệu và hình ảnh tiêu biểu liên quan tới tập tục ăn trầu truyền thống của người Việt vừa được lựa chọn giới thiệu trong triển lãm ‘Văn hóa Trầu cau Việt Nam’ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia sáng 24/10.
Tục ăn trầu ở Việt Nam có từ lâu đời và để tận hưởng cái thú này, người ăn trầu cũng phải thực hiện một loạt công đoạn khá cầu kỳ, bằng bộ dụng cụ gồm bình vôi, ống vôi, xà tích, chìa vôi dao bổ cau têm trầu khay, cơi, hộp, âu, giỏ, tráp, túi, khăn, đẫy ống nhổ cối, chìa ngoáy. Với tầng lớp quý tộc cung đình triều Nguyễn, bộ đồ ăn trầu thường được làm bằng vàng, bạc, đồng….
… hoặc pha lê, kim sa hay ngọc.
Bình vôi quai hình buồng cau làm từ gốm Hoa Lam đầu thế kỷ 20 dùng để đựng vôi, lấy vôi têm trầu. Đây là vật dụng không thể thiếu và giữ vai trò quan trọng. Cũng như các loại vật dụng khác, bộ dụng cụ ăn trầu thể hiện rõ đẳng cấp người sử dụng.
Ống vôi được làm bằng bạc và đồng với nhiều hình thù khác nhau.
Ống vôi và hộp thuốc lào thường được chủ nhân đeo vào người để tiện dùng mỗi khi cần.
Ống nhổ trạm nổi hình rồng bằng vàng thời Nguyễn dùng để nhổ bỏ nước trầu, bã trầu.
Hộp trầu bằng đồng thời Lê Sơ (thế kỷ 15) dùng để đựng trầu, thuốc và xếp các vật dụng nhỏ.
Video đang HOT
Cối giã trầu của dân tộc H’rê (hình 1) và Hộp thuốc lào của dân tộc Thái (hình 2) dành cho những người lớn tuổi, răng yếu dùng để giã nát trầu trước khi nhai.
Cách têm trầu cũng thể hiện sự cầu kỳ, tinh tế. Tùy từng hoàn cảnh mà trầu được têm theo mỗi cách khác nhau với ý nghĩa biểu trưng khác nhau: Trầu cánh phượng, cánh kiến, cánh quế, mũi mác. Trong ảnh, nghệ nhân Vũ Thị Tuyết Lan (61 tuổi, ở Bắc Ninh) đang têm trầu cánh phượng mời các vị khách tới thăm triển lãm.
Trầu têm cánh phượng là biểu tượng cho sự duyên dáng, quyến rũ và khéo léo của phụ nữ Việt Nam. Trầu cánh phượng hay còn gọi là trầu quan họ có 11 cánh. Để têm được miếng trầu này, phải chọn quả cau cân hạt, lá trầu bánh tẻ và mỗi miếng trầu được cài thêm cánh hoa hồng. Cách nhai trầu cũng rất cầu kỳ, dùng từ lá trầu, quét một ít vôi đã tôi vào đầu lá trầu kèm theo một miếng cau cho vào miệng nhai nát. Ngoài ra có thể thêm vỏ chay, vỏ quạch, vỏ quế và thuốc lào. Khi nhai, hương vị của hỗn hợp trầu – cau – vôi sẽ làm cho người nhai trầu có cảm giác cay cay và hơi say. Trong lúc nhai trầu, để tẩy cổ trầu và xác trầu bám vào răng, người ta có thể dùng một nhúm nhỏ thuốc lào để chà răng.
Ăn trầu là tập tục truyền thống có từ lâu đời và phổ biến ở nhiều quốc gia châu Á và châu Đại Dương. Tại Việt Nam, tương truyền tục ăn trầu có từ thời Hùng Vương và gắn liền với câu chuyện cổ tích nổi tiếng: Trầu cau. Với người Việt, ăn trầu không đơn thuần chỉ là thói quen, tập tục mà còn là yếu tố cấu thành nên những giá trị văn hóa truyền thống. Trầu cau không chỉ là lễ vật khởi đầu trong các nghi lễ truyền thống như tang ma, cưới hỏi mà còn là biểu tượng của tình yêu đôi lứa, vợ chồng.
Đối với tầng lớp bình dân, bộ dụng cụ này được tạo tác đơn giản bằng những chất liệu dễ kiếm như tre, gỗ, đồng, gốm. Ngược lại, với tầng lớp quý tộc, bộ đồ được làm bằng chất liệu quý, trang trí độc đáo, tinh xảo. Bình vôi trong ảnh được làm từ chất gốm men lục và trắng thời Lê sơ – Mạc, thế kỷ 15-16.
Bình vôi gốm men lam xám có từ thời Mạc, thế kỷ 16. Trong gia đình truyền thống, bình vôi được coi trọng và tôn kính như một vị thần nên được gọi là Ông bình vôi hay Ông vôi, tương tự như Ông Táo trong bếp.
Khi bình vôi đặc ruột hoặc lỡ bị sứt mẻ thì người ta không đem vứt bỏ mà cẩn thận treo xếp ở gốc đa đầu làng.
Bình vôi cũng trở thành những tác phẩm nghệ thuật mang đậm dấu ấn văn hóa Việt. Đây cũng là loại vật dụng duy nhất hiện còn đủ các niên đại khác nhau từ thời Lý – Trần tới nay. Bình vôi làm từ gốm men trắng thời Trần, thế kỷ 13-14.
Ngoài bộ đồ ăn trầu của tầng lớp quý tộc xưa, triển lãm còn trưng bày bộ dụng cụ ăn trầu của nhiều dân tộc như Tày, Chăm, Xơ Đăng…
Dụng cụ để cuộn lá trầu của dân tộc Tày.
Ốc nung vôi ăn trầu của dân tộc Xơ Đăng.
Ống vôi của dân tộc Xơ Đăng.
Túi dùng để trựng trầu, chìa khóa và đồ trang sức của dân tộc Lô Lô, Bảo Lạc, Cao Bằng.
Cối giã trầu của dân tộc Tày.
Không gian tiếp khách trong ngôi nhà Việt đồng bằng bắc bộ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 luôn có sẵn cơi trầu, điếu hút thuốc và bộ đồ trà.
Theo VNE
Tặng 80 bản đồ TQ không có Hoàng Sa, Trường Sa
Ông Trần Thắng, Chủ tịch Hội Văn hóa giáo dục VN tại Mỹ vừa tặng bộ sưu tập trên cho Viện Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng.
Những tấm bản đồ này là của phương Tây được xuất bản trong khoảng thời gian từ năm 1626 - 1980 do các nhà xuất bản tại Anh, Ðức, Pháp, Mỹ phát hành.
Hội Văn hóa giáo dục Việt Nam tại Mỹ cũng là nơi đang có chương trình nghiên cứu về Hoàng Sa và Trường Sa.
Tấm bản đồ 'Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ'
Các bản đồ trong bộ sưu tập của ông Thắng có kích thước từ 20cm x 25cm đến 60cm x 75cm.
Có 70 bản đồ xác định miền Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam và 10 bản đồ xác định một cách rõ ràng Hoàng Sa thuộc về lãnh thổ của Việt Nam.
Số bản đồ này được ông Trần Thắng sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.
Chi phí thực hiện bộ sưu tập chủ yếu từ nguồn đóng góp của một số bạn bè trong và ngoài nước.
Trước đó, vào sáng 25/7, tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã diễn ra lễ tiếp nhận 5 tài liệu, hiện vật do một số tổ chức, cá nhân hiến tặng.
Trong đó, hiện vật gây sự chú ý và quan tâm của công chúng nhất chính là bản đồ cổ 'Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ' do nhà Thanh (Trung Quốc) xuất bản năm Giáp Thìn (1904).
Theo những tấm bản đồ này, cực Nam Trung Quốc chỉ đến Nam Hải, không hề có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trên tấm bản đồ này còn có một phần lãnh thổ Việt Nam với tên Việt Nam Đông Kinh và vịnh Bắc Bộ với tên vịnh Đông Kinh, cho thấy: Trung Quốc từng khẳng định vịnh Bắc Bộ thuộc chủ quyền Việt Nam.
Đây là một bằng chứng tư liệu do chính phía Trung Quốc xuất bản khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không thuộc chủ quyền của nước này.
Theo Tingnan
Dân bao vây nhà máy thép: "Sạch" ô nhiễm mới cho hoạt động Đó là chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đối với nhà máy thép Việt Pháp đã bị người dân bao vây nhiều ngày vì gây ô nhiễm môi trường. Ngày 10/10, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam đã làm việc với huyện Điện Bàn và các ban ngành chức năng về tình hình ô nhiễm tại nhà máy thép Việt Pháp....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xe bồn chở nước lao xuống vực trên cung đường nguy hiểm nhất Huế

Chuyến bay chở gần 200 doanh nhân Việt Nam sang Mỹ đàm phán đã hạ cánh

Cô giáo bị xe container tông tử vong trên đường đi dạy về

Kết quả nồng độ cồn của tài xế 'xe điên' tông 3 người thương vong

Vụ huyện bị tố "ăn nợ nhiều năm không chịu trả": Chủ nhà hàng nhận đủ tiền

Vụ lái ô tô sống ảo làm nát bãi rêu Ninh Thuận: Người trong cuộc nói gì?

Phụ huynh tố trường dạy thêm thu tiền bất chấp Thông tư 29

Phát hiện thi thể nam giới dưới chân tòa chung cư cao cấp

Công ty trồng rau theo chuẩn VietGAP "núp bóng" nuôi gà

6 trận động đất liên tiếp xảy ra ở Kon Tum

Phát hiện người đàn ông tử vong trong tư thế ngồi gục mặt xuống đường ở TPHCM

40 mỏ vàng mới được phát hiện ở Tây Bắc có dễ khai thác?
Có thể bạn quan tâm

Người đàn ông tử vong sau khi uống một ngụm nước dừa
Sức khỏe
15:05:31 06/04/2025
Người hâm mộ đòi quyền lợi cho Kim Soo Hyun
Sao châu á
14:17:24 06/04/2025
"Nữ thần đạo nhái" bị cả nước quay lưng vì "ăn cắp còn la làng", nhan sắc lẫn sự nghiệp lao dốc không phanh
Nhạc quốc tế
14:06:14 06/04/2025
Quyền Linh phấn khích khi mẹ đàng trai đem danh lam thắng cảnh thuyết phục cô gái
Tv show
14:02:07 06/04/2025
Hoàng Quyên tuổi 30: Lúc buồn thường viết nhạc, là bạn thân của con
Sao việt
13:49:12 06/04/2025
Idol Hàn có đôi mắt to tròn nhìn cực tự nhiên, họ không thẩm mỹ mà nhờ thủ thuật trang điểm này!
Làm đẹp
13:20:48 06/04/2025
Nàng WAG bị cướp túi Birkin hơn 2 tỷ đồng, "suy sụp" hủy chuyến bay về quê nhà
Sao thể thao
13:15:41 06/04/2025
Bắt giữ đối tượng vác rựa gây rối tại trung tâm TP Quảng Ngãi
Pháp luật
12:56:06 06/04/2025
Tham vọng của HIEUTHUHAI
Nhạc việt
12:51:31 06/04/2025
Phim mới đánh dấu màn tái xuất của Tôn Lệ gây thất vọng
Phim châu á
12:40:56 06/04/2025