“Bố đi đâu mà mãi không về hả mẹ?”
Khi mấy đứa con ngây thơ giương đôi mắt tròn xoe hỏi vậy, chị chỉ biết nín lặng, nuốt nước mắt vào trong lòng. Nhìn đứa con đầu bại não nằm một chỗ, trân trân nhìn lên mái nhà lòng chị như xát muối.
30 tuổi, chị Hợi đã trở thành người góa bụa, một mình nuôi 3 đứa con thơ dại, bệnh tật
Người ta bảo “cùng tuổi nằm duỗi mà ăn”, hai vợ chồng chị cùng tuổi nhưng cái khó, cái nghèo chưa bao giờ thôi đeo bám. Xấp xỉ 30 tuổi đời, chị Trần Thị Hợi đã là mẹ của 3 đứa con nên trông lại càng khắc khổ, già hơn tuổi.
“Trời mà thương cho anh Dương còn sống thì chắc các con tui không phải chịu cảnh khổ cực, thiếu thốn như thế này cô ạ. Anh ấy ra đi đột ngột quá…”, nước mắt chị trào ra khi nghĩ về người chồng vắn số của mình. Đúng tối 29 Tết Nhâm Thìn, khi đang sửa soạn bàn thờ để chuẩn bị đón năm mới thì anh Võ Thái Dương (SN 1983) bỗng nhiên kêu đau đầu, chóng mặt rồi ngất xỉu, lịm dần. Gia đình vội vàng đưa anh ra trạm xá nhưng được chỉ định chuyển lên tuyến trên. Đi được nửa đường thì anh tắt thở.
Ngày mồng Một Tết, khi cả làng, cả nước tưng bừng trong niềm vui mừng năm mới thì Tết không về trong ngôi nhà nhỏ dột nát này nữa. Chị ngất lên ngất xuống vì nỗi đau quá sức chịu đựng. Mấy đứa trẻ thay vì được xúng xính trong bộ quần áo mới lại phải đội trên đầu những chiếc khăn tang. Lo ma chay xong cho chồng, chị như không còn sức để sống nhưng 3 đứa con thơ dại quá, chị lại phải gượng dậy cố gắng.
Vợ chồng chị sinh được 3 đứa con thì con bé đầu Võ Thị Hương (11 tuổi) bị bại não bẩm sinh. “Hồi còn sống, anh thương con bé Hương nhất vì bảo nó phải gánh chịu thiệt thòi cho cả nhà. 11 tuổi rồi nhưng đặt đâu nằm đó, vệ sinh cá nhân phải có người chăm lo. Anh thương nó, đến bữa nhai cơm bón cho con rồi bảo khi nào kiếm được nhiều tiền sẽ đưa con đi chữa trị nhưng giờ thì…”. Chị bỏ lửng câu nói ở đó, nhìn mông lung lên chiếc bàn thờ con con nghi ngút khói hương của chồng.
Mất chỗ dựa, chị thay anh đứng ra cáng đáng công việc trong nhà, vừa chăm lo bữa ăn vừa thay chồng dạy dỗ con cái. Thân đàn bà quăng quật với đủ công việc đồng áng, làm thuê làm mướn để lo đủ cho con ngày 3 bữa con. Thằng bé thứ 2 năm nay lên 7 tuổi, thằng út mới tròn 3, dẫu chưa giúp được gì cho mẹ nhưng dường như biết phận mình nên ngoan lắm, chẳng dám mè nheo, khóc lóc gì.
“Chỉ vất vả khi chăm con bé Hương thôi cô ạ. Đặt nó nằm một chỗ là khóc toáng lên, la hét phải bồng trên tay, xoa xoa vào lưng nó mới chịu. Biết vậy nhưng mình ngồi nhà ôm con thì cả nhà chết đói nên tui phải quây chiếc giường 4 phía nhốt con lại để đi làm. Bữa nào gửi được con bé cho ông bà nội thì mới yên tâm đi ra đồng bắt con cua, con ốc về cải thiện bữa cơm”.
11 tuổi, với căn bệnh bại não, bé Hương chỉ có thể nằm một chỗ ú ơ la hét suốt ngày
Thằng bé Võ Quyết Thắng chạy từ ngoài vào, sà vào lòng mẹ rồi ngước đôi mắt trong veo lên hỏi: “Bố Dương đi đâu mà mãi không về bế Thắng? Mẹ đi kêu bố Dương về cho Thắng đi, Thắng nhớ bố lắm”. Nghe con hỏi vậy nước mắt chị trào ra. Cố nuốt nước mắt vào trong, chị cười với con mà như mếu: “Bố Dương đi làm xa lắm. Bố Dương đi làm để kiếm tiền mua thịt cho Thắng ăn cơm, cho chị Hương nữa chứ. Thắng ngoan, không quấy khóc thì mai mốt bố Dương về, mua cả ô tô nữa nhá”. Thằng bé tin những điều mẹ nói là thật, ngoan ngoãn ra góc sân ngồi chơi với mấy thanh gỗ nhặt nhạnh ở đâu về và cố tưởng tượng đó là mấy chiếc ô tô đồ chơi như thứ nó vẫn chơi trên lớp mẫu giáo.
Một mình, 3 đứa con dại, 2 sào ruộng, chị cũng không biết tương lai của 4 mẹ con sẽ đi về đâu. Trời thương cho chị sức khỏe, làm lụng quần quật cũng không đến nỗi để con phải đứt bữa nhưng cứ nghĩ đến khi thằng Hiếu, thằng Thắng học lên cấp 2, rồi cấp 3, chị sợ mình không thể làm tròn lời di huấn của chồng lúc lâm chung.
Ngước lên mái nhà thủng lỗ chỗ, chị ứa nước mắt: “Thân đàn bà con gái, ngày nắng còn đỡ chứ ngày mưa gió, bão bùng thì khổ không nói hết. Hồi còn sống, anh Dương dự định năm nay vay mượn kê cái nhà lên cao hơn, lợp lại cái mái ngói cho đỡ dột nước. Chưa kịp làm thì anh ấy bỏ 4 mẹ con tui mà đi rồi”.
Ông Chu Minh Lý – Chủ tịch UBND xã Thọ Thành (Yên Thành) cho biết: “Gia đình chị Trần Thị Hợi thuộc diện khó khăn nhất xã. Chồng chết, một mình nuôi 3 đứa con, đứa con đầu bị bại não, hiện cháu đang được hưởng trợ cấp dành cho người tàn tật nhưng số tiền đó cũng không thấm tháp vào đâu cả. Hai cháu đi học thì cũng được nhà trường và chính quyền địa phương miễn giảm một số khoản đóng góp nhưng vẫn còn nhiều khó khăn lắm”.
Trưa ngày đầu lập đông nhưng cái nắng vẫn chang chang như đổ lửa trên đầu, hình ảnh một người đàn bà khắc khổ ngồi nhai từng miếng cơm bón cho đứa con bại não, trước ngôi nhà dột nát tứ tung là thằng bé thò lò mũi xanh lê la trên nền đất bụi với mấy thứ đồ chơi tưởng tượng cứ ám ảnh chúng tôi mãi.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 811: Chị Trần Thị Hợi, xóm 10 Bắc Nhân, xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An
ĐT: 01687.782.081
2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Video đang HOT
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
Đắng lòng trước bé 8 tháng tuổi người H'Mông bị tim bẩm sinh
Đứa trẻ yếu ớt, đôi môi thâm tím, cả ngày em chỉ gục lên vai mẹ lặng im. Giấy hẹn mổ cho con bác sĩ đã đưa rồi nhưng không tiền anh chị trực bế con về mà trong lòng không nỡ bởi trở về nhà là đồng nghĩa với việc nhận án tử cho con
Ở phòng bệnh của Viện tim mạch thuộc bệnh viện E, tôi để ý đến em bởi cái thân hình mỏng manh và quá ư yếu ớt. Gương mặt non nớt với làn da trắng nhợt càng làm cho người đối diện dễ dàng nhận ra đôi môi thâm tím tái. Em bị tim bẩm sinh nên yếu lắm, chẳng cười, cũng chẳng quấy bố mẹ, chỉ thỉnh thoảng khóc lên những tiếng ngằn ngặt đến đắng lòng.
Nhìn con khóc cả hai vợ chồng trong lòng như có lửa đốt nhưng bất lực không biết làm gì
Đứa bé đáng thương đó là Giàng Hồng Sơn (8 tháng tuổi) người dân tộc H'Mông ở Bản Nà Dỉ Thẳng, xã Khao Mang, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Lên bệnh viện chăm con anh Giàng A Giống và chị Trùng Thị Chư không có gì ngoài cái liều cứu con bằng được cho dù tay trắng. Thấy thằng bé sinh ra yếu ớt người tím tái, dân trong bản xui lên bệnh viện vì nó bệnh, anh chị cũng nghe theo chứ có chuẩn bị được gì. Tôi hỏi :"Lên đây rồi anh chị biết bệnh của con chưa?", chị Chư vừa bế con vừa khóc: "Bác sĩ nói cháu bị tim bẩm sinh nặng lắm, không mổ thì không sống được nữa".
Trao đổi với bác sĩ Trần Đắc Đại (Trưởng khoa Tim mạch - Trung tâm tim mạch bệnh viện E) được biết : "Bé Hồng Sơn bị tim bẩm sinh thể nặng và rất phức tạp vì thế phải sửa dần dần. Trước mắt để cứu cháu bệnh viện sẽ tiến hành mổ tạm thời và sẽ còn tiếp tục phải mổ các lần tiếp theo. Hiện tại đã có lịch mổ cho Sơn rồi nhưng gia đình nghèo quá chưa lo được kinh phí nên còn phải đợi".
Lịch mổ đã có nhưng Sơn vẫn đang trong tình trạng phải chờ vì bố mẹ nghèo không có tiền chữa cho em
Vợ chồng đều là người dân tộc, cuộc sống nghèo túng đến lo cái ăn còn chưa nổi nên số tiền mổ cho con anh chị không lo được. Chị Chư cho biết : "Ở bản hai vợ chồng chỉ có mấy sào nương rẫy làm ngoài ra thỉnh thoảng đi lên rừng đốn củi thuê cho người ta. Mùa nào chăm chỉ thì cũng chỉ no cái bụng còn không thì hai vợ chồng phải chịu đói". Hoàn cảnh "tay trắng" không có lấy một đồng, anh chị thật lòng không dám nghĩ sẽ mổ được cho con nhưng chẳng lẽ lại bỏ mặc.
Anh Giống ngậm ngùi : "Thật lòng hai vợ chồng không có tiền đâu nên đã nghĩ là bế con về nhưng về nhà rồi để nó chết thì tội lắm. Bác sĩ đưa giấy hẹn mổ mấy hôm rồi nhưng tôi cứ lần khất để nghĩ xem có vay ai được không, nhưng số tiền mấy chục triệu đồng nhiều quá chẳng ai có cả".
Ở trên viện, hàng ngày cả hai vợ chồng đều phải ăn mì tôm để dành dụm những đồng tiền cuối cùng mua bỉm cho con. Lần đầu lên thủ đô, anh chị bỡ ngỡ lắm, không biết gì lại không một ai thân thích nên cũng không dám nhờ vả. Có lần đói lả, chị Chư không có sữa cho con bú, anh Giống cũng nhịn luôn phần của mình nhường cho vợ còn bản thân mình tặc lưỡi "đến ngày mai sẽ ăn". Nghèo túng quá chẳng biết làm thế nào, quanh quẩn từ sáng đến chiều hai vợ chồng cứ nhìn nhau rồi lại nhìn con mà ứa nước mắt. Con yếu lắm, cả ngày chẳng khi nào cười khiến bố mẹ cũng rầu rĩ không kém mà vẫn bế tắc chưa tìm được cách giải quyết.
Không có tiền cho con mổ, người mẹ trẻ chỉ còn biết khóc mà thương cho phận nghèo
Thương vợ, xót con, anh Giống ngậm ngùi nói với tôi : "Tôi không hi vọng được ai cho tiền cứu con cả, chỉ mong có ai cho tôi vay thôi rồi cả đời này tôi sẽ đi làm để trả nợ. Dù là nhiều đến mấy tôi cũng sẽ trả được chị ạ, chỉ cần con tôi được sống trở về nhà thôi". Lời người đàn ông dân tộc ít học quanh năm chỉ biết đến nương rẫy nhưng sao với tôi nghe "thấu tình" đến vậy. Không có tiền đâu, nhưng anh yêu con hơn cả mạng sống của mình nên hàng ngày vẫn cứ gắng gượng ở lại để chờ đợi một tia hi vọng cứu con cho dù mong manh.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 795: Anh Giàng A Giống và chị Trùng Thị Chư (Bản Nà Dỉ Thẳng, xã Khao Mang, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái)
ĐT: 01278.431.074
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
Ông già yếu nuôi bà ung thư và cháu bệnh hiểm nghèo Đứa trẻ không còn bố, mẹ lại bỏ đi bặt vô âm tín nên về ở với ông bà từ khi lên ba. Gánh nặng gia đình ngày một đè nặng khi ông già yếu, bà mắc bệnh ung thư đại tràng còn đứa cháu bị bệnh khớp háng nên không đi lại được Căn nhà nhỏ cạnh sườn núi ở bản Con...