Bố đẻ ngã gẫy chân vì hái hồng xiêm gửi con gái mà thông gia bỏ xe rác: Ăn gì thứ quả quê mùa
Mẹ chồng nhìn thấy tải hồng xiêm của thông gia gửi cho lại được thể bĩu dài môi: “Còn tưởng gửi cao lương mỹ vị cơ, thì ra là mấy quả hồng xiêm dập thế này’.
Tôi mới lấy chồng được hơn 2 năm nay. Nhà chồng tôi thì rất có điều kiện vì bố mẹ chồng kinh doanh đồ gỗ. Thế nhưng vì nhà chồng giàu, nên lúc nào bố mẹ anh cũng coi trọng tiền hơn tất cả. Nhiều lúc thấy nhà tôi nghèo hơn, bố mẹ anh còn coi thường cả thông gia nữa.
Nhà tôi ở Lào Cai và lấy chồng tận Hà Nội. Do cách xa nhà hàng trăm km nên một năm tôi chỉ về nhà ngoại khoảng 2-3 lần. Còn lại, dù có nhớ nhà đến đâu, tôi cũng không thể về được.
Trước khi lấy chồng, tôi đi làm công sở lương tháng được khoảng 8 triệu đồng. Từ sau khi về nhà anh, bố mẹ chồng không cho dâu đi làm mà bảo tôi ra cửa hàng gỗ để phụ họ bán hàng và quản lý dần cửa hàng cho quen. Công việc ở đó thì nhiều, tôi làm có bao giờ biết đến đồng lương tháng bao nhiêu đâu. Sấp mặt ở cửa hàng vậy, tối về tôi lại bục mặt lo cơm nước hầu hạ cho cả nhà chồng.
Công việc ở xưởng gỗ thì nhiều, tôi làm có bao giờ biết đến đồng lương tháng bao nhiêu đâu. Ảnh minh họa.
Hết lòng hết sức phục vụ nhà chồng mà bố mẹ anh vẫn không hài lòng. Họ luôn cạnh khéo bảo tôi số sướng, chuột sa chĩnh gạo, về chỉ việc làm mà ăn. Rồi nhiều lúc họ mỉa mai quê tôi rừng rú, không có đồ ngon mà ăn. Được ăn ngon mặc đẹp vậy thì phải biết thân phận mà phục vụ họ.
Vì lấy chồng xa, lại sống cùng nhà chồng nên bố mẹ tôi dù có nhớ con gái cũng rất ít dịp tới thăm và ngủ lại. Hơn nữa, mẹ tôi say xe nên hầu như không đi được đường dài. Hơn 2 năm làm dâu, bà chỉ ngủ lại duy nhất với con gái 7 ngày. Đó là khi tôi ở cữ, bà không quản đường xa khăn gói lên chăm con dâu.
Thấy thông gia sang nhà, bố mẹ chồng tôi đón tiếp rất lạnh nhạt. Hàng ngày họ ở cửa hàng, mẹ tôi ở nhà phải làm hết mọi việc nhà chồng chẳng khác nào ô sin. Thấy thái độ của họ như vậy, dù thương con gái ở cữ không ai chăm, mẹ tôi cũng đùng đùng lấy cớ bận việc nhà để bỏ về.
Video đang HOT
Ngay cả khi thông gia gửi đồ ở quê miền núi xuống cho mẹ chồng, mặc dù toàn đồ sạch, đồ ngon nhưng lúc nào bà cũng chê bôi. Bà còn cấm không cho mọi người trong nhà ăn vì sợ quá trình nuôi trồng hay vận chuyển không sạch sẽ: “Cứ ăn mấy thứ quả rẻ tiền, thực phẩm rẻ tiền này là không yên tâm. Ai biết trên đó chăn nuôi thế nào, đường đi vận chuyển thế nào. Ăn vào có khi lại nhập viện vì không an toàn vệ sinh thực phẩm”.
Lần nào nghe mẹ chồng chê bai như vậy, tôi lại ứ nghẹn trong cổ họng mà không nói được nên lời. Tôi cũng không bao giờ dám hé răng phản biện lại vì sợ bà mắng cả cụm. Nhưng tôi cũng không dám kể lại với mẹ đẻ vì sợ bà buồn lòng.
Mới đây, vườn hồng xiêm trên quê ngoại bói những quả đầu mùa. Mẹ tôi gọi điện xuống khoe bảo quả rất to lại ngon ngọt và thơm. Bà bảo hôm nào hái được, bà sẽ bảo bố tôi hái cho một ít và gửi xuống cho con gái ăn đỡ nhớ nhà.
Và cũng vì trèo lên hái hồng xiêm chín cho con gái mà bố tôi bị ngã gẫy chân. Đặc biệt, do nhỡ chuyến xe gửi mà những trái hồng xiêm gửi về Hà Nội tận 4 ngày tôi mới nhận được. Nhiều quả hồng xiêm đã bị dập song vẫn ăn được.
Tôi đứng ở gần đó mà sốc và á khẩu. Thấy vậy, bà còn quay lại lườm con dâu. Ảnh minh họa.
Mẹ chồng nhìn thấy tải hồng xiêm của thông gia gửi cho lại được thể bĩu dài môi: “Còn tưởng gửi cao lương mỹ vị cơ, thì ra là mấy quả hồng xiêm dập thế này. Ở đây tuy không phải rừng rú nhưng thiếu gì hồng xiêm mà còn gửi ra không biết. Đã nghèo lại còn ngu thế này bao giờ mới khá được”.
Cứ thế, vừa nói mẹ chồng tôi vừa kéo tải hồng xiêm ra đầu ngõ để xe rác đi qua thì vứt lên. Tôi đứng ở gần đó mà sốc và á khẩu. Thấy vậy, bà còn quay lại lườm con dâu: “Đang nuôi con bú, đừng ăn mấy đồ quê vớ vẩn này, con lại táo bón thì đừng trách tôi không bảo cô”.
Cả tối qua tôi nằm ôm con mà nghĩ thương bố mẹ ở quê quá thể. Tôi có nên một lần làm đứa con dâu hỗn láo, đôi co lại với mẹ chồng quá quắt của mình không?
Nắng Mai (ghi)
Theo phunusuckhoe.vn
Chạnh lòng tê tái vì chồng bỏ ra 20 triệu mua vé máy bay cả nhà về quê ăn Tết nội, không đoái hoài đến nhà ngoại
Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là đến Tết nguyên đán, lòng Linh rối bời vì băn khoăn không biết là nên theo chồng về Nghệ An ăn tết hay về quê ngoại ở Buôn Ma Thuột.
Cho đến Tết này là Linh đã lấy chồng được 6 năm. 6 năm làm dâu là 5 năm về quê chồng Nghệ An ăn Tết hoàn toàn ngoại trừ năm thứ 3 là 5 hôm nhà nội, 2 ngày nhà ngoại. Đơn giản vì Khang - chồng Linh là con trai một của gia đình 4 anh chị em. Anh cũng là người được coi là thành đạt nhất dòng họ của một xã thuộc huyện Quỳnh Lưu.
Ngay từ ngày yêu rồi lấy Khang, Linh đã xác định là dù có nhà đàng hoàng ở Sài Gòn, bạn bè, đồng nghiệp nhà nhà Tết có đến đi du lịch thì vợ chồng cô vẫn về quê ăn Tết với bố mẹ chồng bởi ông bà đã ngoài 70 tuổi, như "ngọn đèn trước bão" có thể tắt bất cứ lúc nào.
Ảnh minh họa
6 cái Tết trôi qua, cứ cơ quan cho nghỉ Tết hôm trước là hôm sau cả nhà Linh rồng rắn ra sân bay xếp hàng đáp chuyến Sài Gòn - Vinh. Trước đó Linh đã mua bán, sắm sửa hết đồ dùng gia đình tươm tất... để mang về quê. Khi thì một vài lạng yến, năm khác lại thực phẩm chức năng, đông trùng hạ thảo, các loại bánh kẹo ngon... mà ở quê không có bán.
Hành trình ăn Tết của vợ chồng Linh và Khang là từ 26-27 Tết đến mùng 4 hoặc mùng 5 Tết ở nhà nội, sau đó là bay từ Vinh vào Sài Gòn để hôm sau làm việc.
Khỏi phải nói, bố mẹ chồng Linh mỗi lần thấy nhà con giai từ Sài Gòn vể ăn Tết là mừng vui như thế nào. Mỗi lần đi chợ với con dâu, bà cứ tíu tít giới thiệu với hết người này đến người nọ: "Đây là vợ thằng Khang" rồi chỉ sang con gái vợ chồng Linh giọng tự hào: "Bé thế nhưng cái gì cũng biết, nói tiếng Anh giỏi hơn tiếng Việt đấy" khiến Linh cũng cảm nhận được ít nhiều tình cảm của mẹ chồng. Cứ đến tối mùng 4 hoặc mùng 5 tết, mẹ chồng Linh lại sửa soạn đồ cùng vợ chồng cô và gửi đồ quê vào cho con cháu. Bà cũng tỏ vẻ thông cảm cho Linh lấy chồng xa, không được ăn Tết cùng bố mẹ đẻ.
Nói là rất thương bố mẹ chồng nhưng thâm tâm Linh cũng mong ngóng được cùng chồng con về nhà ngoại. Linh hiểu dù mẹ đẻ cô có dặn "thuyền theo lái, gái theo chồng, ngày Tết con nên hy sinh dành cho nhà chồng" nhưng lần đầu thấy vợ chồng cô đưa cháu ngoại về về bố mẹ cô mừng rơi nước mắt.
Hồi tháng 5 vừa rồi, Linh thủ thỉ với chồng năm nay anh cho cô về Buôn Ma Thuột ăn Tết cùng với bố mẹ đẻ một năm. Chả là, mẹ Linh bị cao huyết áp, hồi tháng 4 bà không may bị đột quỵ. May mắn là sau đó bà qua cơn nguy kịch nhưng hiện giờ sức khỏe không được tốt, vẫn phải vật lý trị liệu. Chưa kể năm nay cô em gái Linh đi lấy chồng, tết đầu tiên phải ở nhà chồng. Chính vì vậy mà Linh thương bố mẹ nhà neo người không có con cháu và phần lại nghĩ: "Mẹ yếu vậy chẳng biết còn được ăn thêm bao nhiêu cái Tết" nên muốn về ăn Tết cùng bố mẹ cho vui.
Vậy mà, Khang mới nghe đến ý định của vợ đã "mặt đỏ tía tai", anh nổi sung. Khang là con trai một, là người cũng gọi là có chút thành đạt với danh vị tiến sĩ trẻ, về quê ai cũng nể trọng nên trong suy nghĩ của anh, ngày Tết vợ phải ở nhà chồng, chưa kể bố mẹ Khang cũng đã già, mong ngóng con trai cả năm về chỉ 2-3 lần rồi đi.
Khang giọng tức bực: "Anh đặt vé cho cả nhà rồi, mất hơn 20 triệu vé khứ hồi. Giờ em về nội hay ngoại là tùy. Mà đàn bà ai cũng như em thì còn nói làm gì nữa, chả có tí hy sinh, nề nếp gia giáo gì cả".
Nghe những lời của chồng, Linh thấy tê buốt đến tận ngực. Hóa ra chồng Linh chỉ quan tâm đến thể diện gia đình nhà nội, đến cảm xúc cá nhân của anh mà không đoái hoài gì đến nỗi niềm của vợ, những trăn trở, nghĩ suy của người "đầu gối tay ấp" hàng đêm. Càng nghĩ Linh càng buồn. Thế là nội chiến ngầm giữa hai vợ chồng xảy ra. Kể từ đó tới giờ, chiến tranh lạnh giữa hai vợ chồng vẫn kéo dài.
Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là đến Tết nguyên đán, lòng Linh rối bời vì băn khoăn không biết là nên theo chồng về Nghệ An ăn tết hay về quê ngoại ở Buôn Ma Thuột...
Vân Kim
Theo giadinh.net.vn
Trần đời, chưa thấy ai tham lam như mẹ chồng tôi: Về ở cữ, bà thu cả tiền điện của dâu Thấy mẹ chồng quá rạch ròi về kinh tế, tự nhiên tôi thấy lạnh sống lưng. Quá uất nghẹn, tôi cũng đáp lại: "Nếu tính toán vậy thì lúc phải nằm liệt giường, mẹ nhớ trả công con đổ bô đấy". Trước đây khi chưa làm dâu, tôi rất sợ phải ở chung với mẹ chồng. Bởi tính tôi rất thẳng thắn lại...