Bồ đề gần 200 tuổi được công nhận cây di sản VN
Cây bồ đề gần 200 năm tuổi này là loài cây cổ thụ thứ hai ở Phú Yên được VACNE công nhận Cây di sản Việt Nam.
Giám đốc Sở VH-TT-DL Phú Yên, ông Hồ Văn Tiến ngày 11/8 cho biết, Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE) đã công nhận cây bồ đề ở đền thờ Lương Văn Chánh (thôn Long Phụng, xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa) là Cây di sản Việt Nam.
Cây bồ đề này có 3 thân (tên khoa học là Ficus religiosa, thuộc họ Ficus), chu vi 12m, đường kính thân 3,8m, cao 21m. Tuổi của cây được xác định ít nhất 192 năm. (căn cứ vào lịch sử xây dựng Mộ và Đền thờ danh nhân Lương Văn Chánh).
Một góc cây bồ đề di sản.
Đây là loài cây cổ thụ thứ hai ở Phú Yên được VACNE công nhận Cây di sản Việt Nam.
Theo các sử liệu ghi chép, Mộ và Đền thờ Lương Văn Chánh được xây dựng vào những năm 30 của thế kỷ XVII. Trải qua thời gian, ngôi đền xuống cấp, sụp đổ, cây bồ đề mọc lên, bám rễ thành từng chùm rất chặt vào bức tường phía trước của ngôi đền được xây lại vào năm 1822.
Video đang HOT
Quần thể cây xoài Đá Trắng.
Trước đó, quần thể 20 cây xoài Đá trắng trên 220 năm tuổi ở chùa Từ Quang thuộc xã An Dân, huyện Tuy An có cũng được công nhận Cây di sản Việt Nam.
Cả hai cây cổ thụ này đều gắn liền với hai di tích lịch sử cấp quốc gia.
Tịnh Yên
Theo_Kiến Thức
Bí ẩn chùa Đá Trắng
Không chỉ nổi tiếng bởi là nơi đào tạo nhiều danh tăng, chùa Đá Trắng còn nổi tiếng vì giống xoài tiến vua và những truyền thuyết dân gian được lưu giữ đến ngày nay.
Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam vừa trao bằng chứng nhận Cây di sản Việt Nam cho quần thể 20 cây xoài ngự hơn 220 tuổi trong khuôn viên chùa Từ Quang (còn gọi là chùa Đá Trắng) tọa lạc trên núi Bạch Thạch thuộc thôn Cần Lương, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
Xoài tiến vua
Chùa Đá Trắng được Hòa thượng Pháp Chuyên (hiệu Diệu Nghiêm) sáng lập từ năm 1797 trên một ngọn núi lô nhô những tảng đá trắng. Trước đó 4 năm, vị hòa thượng đời thứ 36 phái Lâm Tế này đã đến đây lập am tranh để dịch kinh Hoa Nghiêm.
Hòa thượng Thích Đồng Tiến, trụ trì chùa Từ Quang, hiện nay, chỉ tấm bia chứng nhận quần thể Cây di sản xoài Đá Trắng vừa được dựng lên với nét mặt mãn nguyện khi kể về một giống xoài quý mà nhà chùa cất công giữ gìn đến nay. Theo vị hòa thượng đời thứ 43 phái Lâm Tế này, ngay từ những ngày đầu sư tổ đến đây đã trồng giống xoài tượng có một không hai. "Những cây xoài ở đây có điểm khác lạ là cho hoa trắng muốt, trái nhỏ nhưng khi chín có màu vàng tươi rất đẹp, vỏ mỏng, vị ngọt thanh, đặc biệt hương thơm dịu nhưng thoảng rất xa, lại để được lâu" - Hòa thượng Thích Đồng Tiến tự hào.
Tương truyền, trong một lần hành quân, chúa Nguyễn Ánh dừng chiến thuyền ở vịnh Xuân Đài (thị xã Sông Cầu ngày nay) và có dịp thưởng thức xoài Đá Trắng. Sau khi lên ngôi hoàng đế, ông đã truyền cho phủ Phú Yên mang tiến vua mỗi dịp Tết Đoan ngọ. Còn theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Đình Chúc, người dày công hơn 20 năm nghiên cứu về các ngôi chùa ở miền Trung thì việc xoài Đá Trắng tiến vua xuất phát từ quan Bố Chánh trấn nhậm Phú Yên triều Nguyễn. Vị quan này một lần thăm chùa vào mùa xoài chín nên được thưởng thức hương vị thơm ngon của xoài Đá Trắng và chọn mấy sọt xoài dâng lên nhà vua. Nhà vua rất thích, truyền lệnh mỗi năm phải dâng nạp loại xoài quý này...
Hòa thượng Thích Đồng Tiến, trụ trì chùa Đá Trắng, bên cây xoài cổ thụ và bia công nhận Cây di sản
Dù là giai thoại nào thì theo ông Trần Quang Nhất, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, việc tiến vua xoài Đá Trắng là điều có thật. Trong sách Đại Nam thực lục có ghi: "Mỗi năm vào dịp Tết Đoan ngọ, tỉnh Phú Yên phải dâng từ 1.000-2.000 quả xoài ở chùa Từ Quang". Dưới triều Nguyễn, cùng với trái lòn bon Quảng Nam, xoài Đá Trắng của Phú Yên trở thành "nhị bảo ngự thiện". Cũng kể từ đó, xoài Đá Trắng còn có tên xoài ngự, xoài tiến vua.
Nơi cất giữ nhiều di sản
Chùa Đá Trắng được vua Thành Thái ban sắc tứ vào năm 1889 và được công nhận di tích lịch sử, nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1997. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Chúc, ngoai co xoai quý, ngôi chùa này đang lưu giữ nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể khác. Không chỉ tọa lạc ở một nơi non nước hữu tình, lưng tựa vào núi Bạch Thạch lung linh những cụm đá trắng, mặt hướng ra biển Đông ở độ cao gần 100 m, bên phải là con sông Cái nước xanh biếc, nơi đây còn có đại hồng chung thuộc loại lớn ở miền Trung, nặng 330 kg được đúc tại Huế vào năm 1915 và còn lưu giữ cả các bản khắc gỗ chú giải kinh điển của tổ sư...
Theo các bô lão ở huyện Tuy An, vùng núi Bạch Thạch trước đây nổi tiếng có nhiều cọp. Cọp ra cả vệ đường ngồi vuốt râu. Người dân không dám định cư nơi chân núi. Thế nhưng, từ khi có chùa Từ Quang, tiếng cầu kinh như cảm hóa được thú dữ. Cọp vắng bóng dần. Con theo giới nghiên cứu văn hóa dân gian, chùa Từ Quang từng là nơi ẩn cư, lui tới của những bậc anh hung thời ấy, có thể họ đã đuổi được hổ về rừng sâu. Tương truyền sau khi nhà Tây Sơn mất, nhiều quân tướng Tây Sơn đã xuống tóc quy y ở chùa này nhằm tránh sự khủng bố của triều đình nhà Nguyễn. Còn trong phong trào Cần Vương ở Phú Yên, thủ lĩnh Lê Thành Phương đã chọn địa thế xung yếu ở chùa Đá Trắng làm nơi hội họp với nhiều cấp chỉ huy và dựng pháo đài.
Sau 2 năm dựng cờ khởi nghĩa, đầu năm 1887, thủ lĩnh Lê Thành Phương rơi vào tay giặc, bị xử tử. Phong trào Cần Vương Phú Yên tan rã. Chùa Đá Trắng lại tiếp tục được 2 nhà yêu nước Võ Trứ, Trần Cao Vân chọn làm nơi họp bí mật vào rằm tháng 7-1898 nhằm tập hợp lực lượng dựng cờ "Minh trai chủ tể" để chống Pháp. Nhưng rồi cuộc khởi nghĩa cũng thất bại. Mặc dù đã trốn thoát nhưng để tránh dân làng bị đàn áp dã man, nhà yêu nước Võ Trứ chấp nhận ra nộp mạng, chịu xử trảm. Dưới tán xoài cổ thụ ở chùa Đá Trắng ngày nay vẫn còn 2 ngôi miếu nhỏ do nhà chùa lập để thờ 2 chí sĩ yêu nước Võ Trứ, Trần Cao Vân cùng các nghĩa quân đã bỏ mình vì nước. Các bô lão ở đây kể rằng trước đây vào mỗi đêm rằm, người ta thường thấy một vị tướng oai phong cưỡi ngựa trắng phi qua chùa cùng tiếng gươm khua và tiếng bước chân rầm rập như đoàn quân ra trận. Người dân cho rằng đấy là hồn thiêng của chí sĩ Võ Trứ cùng nghĩa quân về phù hộ cho quốc thái dân an.
"Chúng ta không chỉ giữ gìn một giống cây cụ thể mà còn nhằm bảo vệ những điều hơn thế. Bởi dưới những gốc cây di sản này còn lưu giữ rất nhiều di sản khác. Trong đó có dấu chân của những người nổi tiếng và những câu chuyện bi hùng về một thời mở đất và giữ đất" - ông Nguyễn Điểu, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, phát biểu tại tại buổi lễ trao chứng nhận Cây di sản cho quần thể xoài Đá Trắng.
Nơi đào tạo nhiều danh tăng Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Đình Chúc, chùa Đá Trắng là nơi đào tạo ra rất nhiều danh tăng, về sau đi các nơi, sáng lập ra nhiều ngôi chùa nổi tiếng trong cả nước. Chỉ riêng tổ sư Pháp Chuyên đã có 27 đệ tử là những chư tăng thành danh, trụ trì nhiều ngôi chùa lớn. Trong đó có Hòa thượng Toàn Nhật - Quang Đài là mưu thần vua Quang Trung, về sau là Tổ đệ nhất chùa Viên Quang (ở xã An Định, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên).
Theo Hồng Ánh (Người lao động)
Ăn gan cá nóc, một cụ ông tử vong Chiều tối 17.7, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên xác nhận, bệnh nhân Lê Bắp đã tử vong lúc hơn 14 giờ cùng ngày, do ngộ độc cá nóc quá nặng. ảnh minh họa Trước đó, ông Lê Bắp (66 tuổi, trú ở xã An Ninh Tây, huyện Tuy An) nhập viện trong tình trạng chân tay tê cứng, hôn mê sâu,...