Bố đẻ đuổi tôi và con ra khỏi nhà vì sợ xui xẻo
Vì mẹ không còn trinh tiết trong đêm tân hôn, nên hơn 20 năm sau, bố vẫn đay nghiến hai mẹ con tôi thậm tệ.
Chào các bạn. Các bạn vui lòng cho tôi hỏi, liệu có bạn nào hoặc người thân, quen của các bạn sau khi sinh em bé, về nhà bố mẹ ruột ở sau sinh đã khiến cho gia đình bố mẹ ruột mình gặp nhiều chuyện xui xẻo không?
Tôi đã rất tức giận và hỏi lại ông: “Nếu ông đã nghi ngờ sao không đem tôi đi thử ADN để khẳng định sự thật, ông cứ giữ điều đó trong lòng mấy chục năm nay rồi hành hạ, dằn vặt tôi đủ điều?” (ảnh minh họa)
Bố tôi xuất thân từ một gia đình phong kiến giàu có nên từ nhỏ ông không làm bất kì việc gì trong nhà vì quan niệm rằng, đó là việc của phụ nữ. Ông rất gia trưởng cùng với tư tưởng “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”. Chính vì thế, mẹ tôi sống với ông rất khổ sở.
Ngày mới cưới mẹ tôi, trong đêm tân hôn ông đã âm thầm lót một tấm vải chỗ mẹ tôi nằm. Sáng hôm sau kiểm tra không thấy vết máu, ông cho rằng mẹ tôi không còn trinh trắng khi về làm vợ ông và giữ suy nghĩ đó mãi trong lòng. Ba năm sau khi kết hôn, tôi chào đời, vốn đa nghi, trong lòng ông luôn ngờ vực liệu tôi có phải là con ruột của ông? Vì thế, ông luôn hành hạ, dằn vặt tôi đủ điều. Mẹ tôi là viên chức nhà nước, đi làm cả ngày về nhà phải làm hết mọi việc gia đình, làm dâu cho bà nội tôi, chăm sóc con cái.
Ông đi ra ngoài buổi sáng, buổi trưa về nhà ăn uống và ngủ đến chiều. Buổi chiều ông đi tâp thể thao và uống rượu rồi đi ngủ. Công việc buôn bán của bố tôi ngày càng tệ, có khi cả năm cũng không kiếm được đồng nào, mọi chi tiêu trong gia đình đều từ đồng lương Nhà nước và làm thêm của mẹ. Ngày trước khi cưới chồng, tôi còn giúp mẹ việc nhà. Từ ngày tôi về nhà chồng, mẹ không có ai phụ giúp. Có khi tới 1, 2 giờ sáng mẹ còn phải thức làm việc.
Video đang HOT
Từ ngày đầu có thai đứa con đầu lòng, mẹ chồng tôi đã yêu cầu tôi phải về nhà bố mẹ ruột để đẻ vì bà không đủ sức khỏe để chăm tôi sau sinh. Tôi lần lựa mãi vì nếu về nhà bố mẹ ruột của tôi, bố tôi sẽ không vừa ý. Còn nếu ở lại nhà chồng, tôi không biết giải thích lí do thế nào mà không muốn về nhà bố mẹ đẻ của mình. Tôi đã tâm sự chuyện này với mẹ của mình và mẹ yêu cầu tôi phải về nhà trước lúc sinh 01 tháng, nếu không sẽ gây ra xui xẻo cho công việc làm ăn của bố tôi.
Người tính không bằng trời, tôi sinh non 01 tháng. Ngày tôi rời bệnh viện về nhà, bố tôi đã không vui. Ông lại tiếp tục hành hạ, dằn vặt tôi đủ điều. Con tôi lúc mới sinh khóc dạ đề, bé khóc liên tục. Một bà mẹ trẻ lần đầu sinh con như tôi thật không hề có kinh nghiệm dỗ em bé. Mẹ tôi không giúp được nhiều vì còn phải đi làm. Vốn sức khỏe kém, lại mất máu khá nhiều sau sinh, thân thể suy nhược, lại phải thức đêm chăm con mà không có ai giúp cộng thêm em bé quấy khóc suốt ngày, tôi gần như stress nặng.
Bố tôi càng ngày càng bực bội, khó chịu. Còn mẹ tôi và chồng tôi đi làm cả ngày. Tôi ở nhà chăm bé một mình. Nhiều lúc nhìn bé khóc liên tục không biết dỗ thế nào, tôi ngồi khóc chung với con. Bố tôi nghe tiếng con nít gào khóc không hề quan tâm, ông thản nhiên ăn uống một mình, rồi đi ngủ đến chiều. Ông xem hai mẹ con tôi như cái gai trong mắt. Mẹ tôi đi làm cả ngày, về nhà phụ tôi chăm cháu lại càng làm ông không vui. Ông nói với mẹ phải biết làm tròn bổn phận của một người vợ trước rồi mới được giúp tôi chăm cháu. Ông thường oán trách mẹ tôi rằng, “tự nhiên rước gái đẻ về ở làm gì cho xui xẻo cả nhà, khiến công việc buôn bán ông không tốt và mẹ tôi không có thời gian chăm sóc ông”. Khi con tôi đầy tháng, ông đã đuổi tôi và chồng tôi ra khỏi nhà. Ngày tôi trở lại nhà chồng, ông đã nói với mẹ tôi rằng: “Đây là lần đầu tiên cũng là lần cuối cùng tôi về nhà bố mẹ sinh đẻ”.
Tôi đi làm trở lại. Nhà chồng tôi rất xa nơi tôi làm việc nên nếu buổi trưa tôi về nhà chồng thì không kịp, còn nhà bố mẹ đẻ thì rất gần công ty tôi. Vì muốn nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ và để duy trì nguồn sữa, tôi đã xin phép buổi trưa về nhà bố mẹ tôi vắt sữa cho bé. Tôi thuê người giúp việc cho mẹ tôi đỡ vất vả. Mẹ tôi vốn hay làm và tiết kiệm, chỉ muốn thuê người giúp theo giờ, công việc còn lại mẹ đều tự làm nên khá vất vả. Khi quá mệt, mẹ nhờ bố tôi phụ giúp nhưng vốn “tính công tử”, ông không chịu làm. Thế là ba mẹ tôi cãi vã. Ông cho rằng mẹ không chịu thuê người giúp việc toàn thời gian mà lại nhờ ông làm việc nhà, rằng mẹ thấy công việc buôn bán của ông ngày càng tệ, ông sa cơ thất thế mà bắt ông làm việc của phụ nữ.
Trong lúc tranh cãi, ông đã đem chuyện ngày xưa ông cho rằng mẹ tôi không còn trinh trắng ra chì chiết, hành hạ mẹ tôi. Lần này mẹ tôi thật sự nổi giận vì ông đã xúc phạm trầm trọng nhân phẩm của mẹ. Mẹ không nói chuyện với ông. Tới bữa cơm mẹ tôi nấu sẵn thức ăn nhưng ông giận không ăn và ra ngoài ăn cơm hộp. Tiếp theo ông trút tất cả mọi việc lên tôi. Tôi về nhà gặp ông chào hỏi, ông đã yêu cầu tôi gặp ông không được chào, không được gọi ông là bố, phải xem ông như người xa lạ. Ông yêu cầu tôi không được bước chân vô nhà vì đem theo nhiều xui xẻo cho ông. Ông bảo đã nuôi tôi đủ 18 tuổi là hết trách nhiệm, tôi đừng về nhà báo hại ông, khiến cho công việc buôn bán của ông trắc trở, gia đình xào xáo.
Ông còn nói thẳng với tôi: “Nếu ngày xưa tao biết chắc mày không phải con tao thì tao đã giết chết mày khi còn nhỏ”. Tôi đã rất tức giận và hỏi lại ông “nếu ông đã nghi ngờ sao không đem tôi đi thử ADN để khẳng định sự thật, ông cứ giữ điều đó trong lòng mấy chục năm nay rồi hành hạ, dằn vặt tôi đủ điều. Tôi đã làm gì có lỗi với ông? Trên đời này có người cha nào lại đối xử với con gái ruột của mình như thế!”
Giờ đây tôi không biết làm thế nào, các bạn có thể cho tôi biết có phải phụ nữ sau khi sinh em bé, về nhà bố mẹ ruột ở sẽ khiến cho gia đình bố mẹ ruột mình gặp nhiều chuyện xui xẻo không? Giờ tôi phải làm gì để có thể tiếp tục về nhà hút sữa cho con tôi mà không bị ông làm khó và gây cản trở? Xin cám ơn mọi người.
Theo VNE
Nỗi niềm dì ghẻ
Nhiều người mẹ kế phải khổ sở vì sự bất hợp tác của con chồng nhưng bằng tình cảm chân thật, có chị đã vượt qua được khó khăn này.
Khi tuổi đã "cưng cứng" hoặc dang dở sau một lần đò, việc lên xe hoa lần nữa là quyết định cực kỳ khó khăn của nhiều phụ nữ. Quyết định này càng khó hơn khi các chị vấp phải một rào cản không nhỏ: con chồng.
Luôn bị gây khó dễ
Trên diễn đàn xây tổ ấm mới đây, chị Thùy Linh đã chia sẻ những cảm xúc tiếc nuối của mình trong đêm tân hôn tập hai. Trước đây, chị từng ly hôn vì bất đồng quan điểm nên chọn lựa kỹ càng người đàn ông thứ hai. Chồng Linh cũng từng gãy đổ và anh sống với cô con gái nhỏ. Khi biết chồng một mực yêu thương con gái, Linh rất ủng hộ vì biết đây là một người đàn ông có trách nhiệm. "Nhưng mọi háo hức trong tôi hoàn toàn sụp đổ khi đêm tân hôn bước vào phòng, tôi đã thấy con bé nằm trên giường. Cực kỳ khó chịu nhưng tôi nghĩ thôi ráng qua đêm nay rồi con bé ngủ riêng. Nhưng con bé vẫn khăng khăng đòi ngủ với ba".
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Nhiều chị vì không chịu đựng được con riêng của chồng mà trở nên mệt mỏi, trầm cảm, thậm chí lại nghĩ đến chuyện ly hôn. Bà Nguyễn Thị Tâm, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Hồn Việt, kể bà từng nhận được cuộc điện thoại dài mấy giờ liền của một người mẹ kế tâm sự bị con chồng "hành hạ".
Thằng bé 10 tuổi, rất tinh quái, nghịch ngợm cộng thêm sự giúp sức của mẹ ruột và bà ngoại nên tìm đủ mọi cách để "hành hạ" mẹ kế. Đến giờ ăn, nó hết chê cơm khô đến canh mặn rồi các món ăn không hợp khẩu vị, không ngon bằng mẹ nó nấu. Khi quần áo, giày dép có tí vết bẩn thì nó la toáng lên là do mẹ kế cố tình làm thế. "Nghiêm trọng nhất là trong đầu thằng bé luôn suy nghĩ mẹ kế chính là người chen vào giữa ba mẹ nó dù sự thật không phải vậy. Tôi đã khuyên chị ấy và chồng nên có một buổi nói chuyện thật rõ ràng để thằng bé hiểu" - bà Tâm kể.
Hết lòng vì con chồng
Trong chuyến về nguồn mới đây tại huyện Cần Giờ do một tổng công ty tại TP HCM tổ chức, tôi gặp lại chị, một phó giám đốc của công ty nhựa tại huyện Củ Chi (TP HCM). Chị cho biết vừa nghỉ hưu, cuộc sống cũng nhàn nhã, ở nhà chăm cháu ngoại.
Chị đến với anh khi tuổi đã 42, anh lúc đó 52 tuổi, vợ mất đã 4 năm, có một con gái học đại học và con trai học lớp 12. "Cũng trải qua một vài mối tình nhưng không đến đâu, khi gặp anh, tôi nghĩ duyên trời đã định nên chấp nhận. Không ngờ các dì của con chồng cứ tác động vào là nhà cửa, tài sản do ba mẹ cháu cực khổ làm nên, tôi lấy ba chúng là vì muốn chia phần. Chúng nhất quyết không chịu, thằng em còn dọa bỏ nhà đi bụi nếu anh cưới tôi. Tôi buồn lắm và xem như số mình không thể lấy chồng" - chị tâm sự. Rồi một người bạn của anh đã đến nói chuyện với các con rằng sau này con cái có sự nghiệp, gia đình rồi ở riêng, ai sẽ lo cho anh khi tối lửa, tắt đèn? Nghe ra, 2 đứa con anh đồng ý cho ba cưới vợ với điều kiện không được ở ngôi nhà mẹ chúng từng ở.
Anh chị gom góp mua được căn nhà gần ngôi nhà cũ của anh. Lớn tuổi không thể sinh con, chị yêu thương, chăm lo cho 2 đứa con chồng như con ruột mình. Ngày con gái đầu lấy chồng, chị đứng ra lo toan trong ngoài. Ngày con gái sinh con, chị cũng vào ra bệnh viện, chăm nom, săn sóc như con ruột. Con trai nhỏ sau khi đi làm lại sang nhà chị ăn cơm. "Đến lúc này thì các dì của cháu mới cởi mở và hết đề phòng tôi nhưng tôi làm tất cả điều đó vì tình yêu thương thật sự chứ không phải để lấy lòng hay tranh thủ tình cảm của các con" - chị bộc bạch.
Theo VNE
Lục đục vì...vợ cấm "yêu" trong tháng cô hồn Theo quan niệm, khi tháng "cô hồn' (tức tháng 7 Âm lịch) gõ cửa, để tránh xui xẻo và những vận hạn đen đủi, người trên trần thế phải niệm Phật, ăn chay, và tuyệt đối tránh những điều kiêng kỵ. Chính vì quan niệm đó cho nên trong cuộc sống đã nảy sinh rất nhiều những câu chuyện bi hài... Đi xe...