Bỏ dạy nghề về trồng nấm linh chi, mỗi năm thu hơn 1 tỷ đồng
Táo bạo trồng nấm linh chi dưới tán rừng Ngọc Linh, không chỉ thu hơn 1 tỷ đồng/năm từ nấm linh chi và các loại nấm khác, anh Lê Công Khanh ( thôn Tân Lập B, xã Đăk Hring, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) còn giúp đỡ nhiều nông dân mở đường sinh kế giữa lúc nhiều loại nông sản mất giá.
Bỏ dạy trường nghề, về học trồng nấm
Sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Xây dựng Hà Nội, anh Lê Công Khanh (thôn Tân Lập B, xã Đăk Hring, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) về dạy tại Trung tâm Dạy nghề huyện Đăk Hà được 3 năm. Đầu năm 2012, anh Khanh có dịp tham quan trang trại nấm ở huyện Củ Chi (TP HCM) và bắt đầu say mê các loại nấm thực phẩm cao cấp. Ngay sau đó, anh quyết định viết đơn xin nghỉ dạy, bắt đầu khăn gói đi học nghề trồng nấm.
Nấm linh chi được anh Khanh thu hoạch, sau đó phơi nắng rồi đóng gói bán cho thương lái đặt hàng
Anh Khanh nhớ lại: “Lúc tôi quyết định bỏ dạy nghề để đi học trồng nấm, người thân và bạn bè đều khuyên không nên. Ai cũng bảo xin được việc làm ổn định rất khó, trong khi chuyện trồng nấm thì còn mờ mịt chưa biết thế nào. Nhưng với niềm đam mê của mình, tôi vẫn quyết tâm đi học. Trong thời gian học nghề, tranh thủ những ngày nghỉ tôi còn đi khắp các tỉnh Phú Yên, Đà Nẵng, Quảng Nam… để học hỏi kinh nghiệm trồng nấm từ các trang trại trồng nấm lớn…”.
Đến năm 2014, anh Khanh về lại địa phương và bắt đầu mở trang trại trồng nấm tại nhà. Anh thuê 4 lao động vừa học nghề vừa làm với mức lương 4 – 5 triệu đồng/người/tháng.
Anh Khanh đang tưới nước tạo độ ẩm cho nấm, đảm bảo nấm ra đạt năng suất cao
“Dù đi học hỏi kinh nghiệm trồng nấm của các chủ trại nấm lớn, nhưng khi bắt tay vào làm tôi vẫn thất bại. Trong 4 tháng đầu chỉ hấp tiệt trùng đạt yêu cầu khoảng 300 bịch phôi nấm, số còn lại hỏng hết. Vốn lớn bỏ ra chưa thu lại được phần nào, dẫn đến nợ nần chồng chất”, anh Khanh tâm sự.
Sẽ nuôi nấm linh chi dưới tán rừng Ngọc Linh
Video đang HOT
Mặc dù thất bại liên tiếp nhưng anh Khanh không nản lòng, vẫn quyết tâm nghiên cứu, tìm nguyên nhân và bắt tay làm lại từ đầu. Đến năm 2015, lần lượt 3 đợt tạo phôi nấm mới đã thành công, với gần 24.000 bịch phôi đạt tiêu chuẩn tạo nấm cho năng suất cao. Cũng trong lần đầu tiên thành công, anh Khanh đã đưa được phôi và sản phẩm từ nấm linh chi, nấm rơm, nấm sò ra thị trường, thu được hơn 200 triệu đồng.
Không dừng lại ở đó, anh Khanh vừa sản xuất, vừa tiếp tục nghiên cứu tự xây lò nấm, thiết kế nhiều loại máy móc phục vụ quy trình sản xuất nấm như trộn, sàng mùn cưa, máy đập bịch… Ngoài ra anh còn tự chế được thuốc tiệt trùng sinh học từ ớt, tỏi, hành, sả để vệ sinh trang trại, tránh dịch bệnh mà không độc hại.
Hiện trang trại trồng nấm của anh Khanh có diện tích 9.000 m2, trong đó khu ươm giống 1.500m2, các loại nấm chủ yếu là nấm linh chi và nấm sò. Mỗi năm gia đình anh Khanh xuất ra thị trường khoảng 3 đến 4 tạ nấm linh chi với giá bán 650.000 đồng/kg và hơn 3 tấn nấm sò với giá bán từ 20 – 30.000 đồng/kg.
Nấm linh chi tại trại nấm của anh Khanh to đẹp, đạt chất lượng được bán với giá 650 nghìn/kg
Ngoài các loại nấm thực phẩm trên, gia đình còn bán cả bịch nấm đã cấy phôi sẵn, mỗi năm chừng 250.000 phôi (tương đương số tiền 600 triệu đồng). Nhờ vậy tổng doanh thu từ trại nấm của gia đình anh Khanh lên đến hơn 1 tỷ đồng/năm, sau khi trừ hết chi phí cò lãi hơn 300 triệu đồng.
Nhờ phôi nấm và nấm thương phẩm đạt chất lượng tốt, anh Khanh có rất nhiều bạn hàng ổn định trong và ngoài tỉnh, nấm linh chi và nấm sò của gia đình anh được nhiều người biết đến. “Ngoài việc sản xuất phôi và nấm thương phẩm, anh đang nghiên cứu nuôi nấm linh chi dưới tán rừng Ngọc Linh, làm rượu nấm linh chi, mở rộng thêm quy mô sản xuất để phát triển hơn nữa nghề tâm huyết của mình”, anh Khanh tiết lộ thêm.
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, ông A Khế – Chủ tịch Hội Nông dân xã Đăk Hring nhận xét, anh Lê Công Khanh là tấm gương sáng về tự thân lập nghiệp ở địa phương. Không những sản xuất giỏi, anh Khanh còn thường xuyên đi dạy nghề, truyền đạt kinh nghiệm trồng nấm cho nhiều hộ gia đình, tạo thêm công ăn việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn xã.
Theo Danviet
An Giang: Chớp mắt đã dùng điện thoại chăm bạt ngàn nấm linh chi
Đây là cách làm độc đáo của anh Nguyễn Hùng Sinh (ngụ huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang). Chỉ cần 1 chiếc điện thoại thông minh kết nối internet, một mình anh có thể vừa chăm sóc và quản lý hơn 5.000 bịch phôi nấm linh chi một cách dễ dàng.
Với mong muốn làm giàu từ nông nghiệp trên chính mảnh đất quê hương mình, vào năm 2009 trong một lần tình cờ anh Sinh đã biết được mô hình trồng nấm linh chi đỏ cho thu nhập cao.
Ban đầu, do áp dụng cách trồng thủ công nên anh Sinh đã thất bại nhiều lần. Khó khăn nhưng không từ bỏ, anh đã mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại. May mắn là vào năm 2017, anh được Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (Sở Khoa học và công nghệ tỉnh An Giang) chuyển giao quy trình ứng dụng điện thoại EWelink để điều khiển độ ẩm và nhiệt độ thông qua kết nối wifi.
Mô hình trồng nấm linh chi đỏ áp dụng công nghệ cao của anh Sinh được đánh giá cao. Ảnh: M.A.
Từ đó, anh Sinh mạnh dạn đầu tư thiết bị để ứng dụng kỹ thuật mới và thực hiện quy trình khép kín từ khâu trồng nấm đến thu hoạch. Hệ thống trồng nấm linh chi của anh Sinh bao gồm: Thiết kế kệ trồng bằng sắt, máy tách hạt nước để tưới nước bằng hệ thống phun sương, thiết bị cảm ứng (chip điện tử) kết nối với phần mềm điều khiển bằng điện thoại di động, nhà sấy nấm bằng năng lượng mặt trời, thiết bị đóng gói nấm thành phẩm...
Nhờ ứng dụng công nghệ cao, trại nấm linh chi của anh Sinh thu về khoang 25 triệu đồng/tháng. Ảnh: M.A.
Trao đổi với chúng tôi, anh Hùng cho biết: "Trước đây, với quy mô của trại nấm, tôi cần từ 2-3 người mới có thể đảm bảo được công việc. Còn khi áp dụng công nghệ này, tôi rất thoải mái, bởi đã có kết nối tự động, các thiết bị chạy thông qua phần mềm. Từ đó, không tốn lao động mà chỉ cần 1 mình tôi cũng có thể vừa vận hành kiểm soát vừa trồng".
Từ ngày áp dụng cách làm này, chỉ cần sử dụng điện thoại anh Sinh đã có thể chăm sóc hàng trăm cây nấm linh chi trong chớp mắt. Đặc biệt, ưu điểm của công nghệ này là không giới hạn địa lý, dù không có mặt trực tiếp ở trại, người dùng vẫn có thể điều khiển.
Chỉ cần kết nối internet, anh Sinh có thể dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ và ẩm độ của trại nấm linh chi đỏ. Ảnh: M.A.
Thông thường, nhiệt độ thích hợp để cây nấm phát triển tốt dao động từ 28 - 30 độ C, ẩm độ từ 80 - 85%. Khi thấy nhiệt độ cao, độ ẩm thấp, chỉ cần mở phần mềm từ điện thoại và "ra câu lệnh" bằng cách nhấn nút tưới trên điện thoại là hệ thống phun sương ở trại sẽ hoạt động, đến khi nhiệt độ và độ ẩm đạt ngưỡng quy định thì hệ thống sẽ tự động ngừng. Nhờ vậy, giúp anh Sinh tiết kiệm được chi phí và thời gian chăm sóc. Đặc biệt, bào tử trên tai nấm còn nguyên, không bị rửa trôi như cách tưới thông thường.
Cũng theo anh Sinh, công nghệ này dùng sóng siêu âm tần số cao, tách nước thành hạt sương nhỏ khuếch tán khắp nhà trồng, giúp cây nấm phát triển tươi tốt, tay nấm đẹp, mặt trên đạt màu nâu đỏ. Hơi nước lan tỏa đều, cây nấm dễ dàng hấp thụ nên ít bị những đốm vệt nước trên bề mặt, nhờ đó năng suất trại nấm tăng lên khoảng 30%.
Cứ thế, với cách làm này trung bình 1.000 túi phôi anh Sinh sẽ cho ra 75kg nấm tươi, sau khi sấy thành phẩm còn 25kg nấm khô. Ảnh: M.A.
Sản phẩm nấm linh chi đỏ của anh Sinh ngày càng được khách hàng ưa chuộng. Ảnh: M.A.
"So với cách làm truyền thống, việc sử dụng điện thoại giúp mình không bị giới hạn, bất cứ nơi đâu cũng có thể điều khiển được. Và quan trọng là nấm phát triển đồng đều hơn so với cách làm thủ công, nhờ đó khách hàng ưa chuộng hơn" - anh Sinh bộc bạch.
Tận dụng diện tích quanh nhà chỉ vỏn vẹn 400m2, anh Sinh đã luân chuyển gối vụ quanh năm với khoảng 5.000 bịch nấm mỗi vụ. Mỗi tháng anh cung cấp ra thị trường hơn 50kg nấm linh chi thành phẩm, sau khi trừ chi phí anh thu lợi hơn 25 triệu đồng.
Theo Danviet
Một người đàn ông tử vong do va chạm với xe khách Vào khoảng 13g15, tại khu vực quán cơm Bắc Hà, phường Ngô Mây, TP. Kon Tum đã xảy ra vụ TNGT giữa xe khách và xe gắn máy làm 1 người tử vong tại chỗ. Theo đó, người điều khiển xe máy có tên Nguyễn Đức Hiền (SN 1958, trú tại thôn 10, xã Đắk Hring, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum). Ông...