Bồ Đào Nha: Giao thông đình trệ do tổng bãi công
Tổng Liên đoàn Lao động Bồ Đào Nha (CGTP) ngày 22/3 đã phát động một cuộc tổng bãi công 24 giờ nhằm phản đối chính sách “thắt lưng, buộc bụng” của chính phủ và dự luật lao động mới dự kiến được quốc hội nước này đưa ra thảo luận vào tuần tới.
Cuộc bãi công tại Lisbon. (Nguồn: Reuters)
Cuộc đình công diễn ra tại thủ đô Lisbon và nhiều thành phố khác trên cả nước, khiến hệ thống tàu điện ngầm ở Lisbon ngừng hoạt động và dịch vụ vận tải tại các cảng biển bị ngưng trệ.
Video đang HOT
Tuy không tác động nhiều đến ngành hàng không, song cuộc tổng bãi công gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động của các trường học, bệnh viện, tòa án, các cơ quan chính quyền, bưu điện, thư viện, ngành vận chuyển rác thải…
Một nhóm người biểu tình đã đụng độ với cảnh sát trong vài phút và hai nhiếp ảnh gia bị bắt trong vụ đụng độ này. Một phát ngôn viên của lực lượng cảnh sát cho biết một người biểu tình đã bị bắt và ba người bị thương, trong đó có một cảnh sát.
Theo CGTP, dự luật lao động mới sẽ cắt giảm số ngày nghỉ lễ của công nhân cũng như tiền bồi thường cho những người bị mất việc làm. Dự luật này cũng cho phép các công ty sa thải công nhân một cách dễ dàng hơn.
UGT, một nghiệp đoàn lớn khác của Bồ Đào Nha, không tham gia cuộc đình công ngày 22/3 vì bất đồng quan điểm về cải cách luật lao động. Hồi đầu năm, UGT đã ký kết một thỏa thuận với chính phủ và doanh nghiệp, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty trong việc thuê mướn và sa thải công nhân.
Bồ Đào Nha là nước thứ ba trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) nhận được sự trợ giúp tài chính từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Liên minh châu Âu (EU), sau Hy Lạp và Ireland.
Để đổi lấy gói cứu trợ tài chính trị giá 78 tỷ euro (103 tỷ USD), Lisbon buộc phải thông qua các kế hoạch cải cách kinh tế kéo dài 3 năm hồi tháng 5/2011, nhằm tăng thuế, cắt giảm lương và phúc lợi, và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Các biện pháp khắc khổ này khiến kinh tế Bồ Đào Nha đi xuống trong năm thứ hai liên tiếp, trong khi đó tỷ lệ thất nghiệp lên đến mức kỷ lục 14,8%./.
Theo TTXVN
Tổng bãi công kéo dài 24 giờ làm "tê liệt" nước Bỉ
Nước Bỉ đã bị tê liệt trong ngày 30/1 do cuộc tổng bãi công kéo dài 24 giờ của nhân viên các ngành giao thông, giáo dục, y tế, xã hội... để phản đối chính sách kinh tế khắc khổ và cắt giảm các chương trình xã hội mà chính phủ nước này vừa công bố.
Một công nhân đang đốt bên ngoài nhà ga tại Brussels. (Nguồn: Reuters)
Cuộc bãi công diễn ra vào đúng thời điểm Hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp của Liên minh châu Âu (EU) được tổ chức tại nước này nhằm tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng nợ công và vực dậy nền kinh tế EU đang bị khủng hoảng nghiêm trọng.Để đối phó với cuộc tổng bãi công này, Chính phủ Bỉ buộc phải chuẩn bị "phương án B," theo đó sẽ đón nguyên thủ các quốc gia EU tại một sân bay quân sự nằm cách thủ đô Brussels vài chục kilômét.
Ngay chiều 29/1, nhân viên ngành giao thông đã tiến hành tổng bãi công. Tại các thành phố của Bỉ, hoạt động giao thông công cộng bị hạn chế đến mức tối đa. Các chuyến tàu hỏa liên tỉnh, thậm chí tàu tốc hành từ Brussels đi Paris (Pháp), London (Anh) và Amsterdam (Hà Lan) đều ngừng hoạt động.
Hoạt động hàng không tại Bỉ trong ngày 30/1 cũng bị đảo lộn. Các nhân viên điều phối tại sân bay thủ đô vẫn đi làm, tuy nhiên, các dịch vụ khác tại cảng hàng không Brussels hầu như không được bảo đảm. Các trường học, công sở cũng đóng cửa trong ngày 30/1.
Tại tất cả các bệnh viện chỉ duy nhất dịch vụ cấp cứu là có người trực. Nhiều cửa hàng, trung tâm thương mại không mở cửa. Cuộc tổng bãi công này cũng thu hút các phương tiện thông tin đại chúng tham gia.
Những gì đang diễn ra tại Bỉ cho thấy cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực sử dụng đồng tiền chung euro (Eurozone) kéo dài sang năm thứ ba, đã bắt đầu lan sang cả lĩnh vực xã hội.
Cuộc tổng bãi công có quy mô tương tự diễn ra gần đây nhất tại Bỉ là vào năm 1993./.
Theo TTXVN
Biểu tình lớn phản đối chính phủ tại Bồ Đào Nha Hàng trăm nghìn người từ khắp Bồ Đào Nha ngày 11/2 đã đổ về thủ đô Lisbon biểu tình phản đối các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" của chính phủ. (Ảnh: Getty)Tổng Thư ký Tổng liên đoàn lao động Bồ Đào Nha Armenio Carlos cho biết có tới hơn 300.000 người tham gia cuộc biểu tình. Ông Carlos cho biết đây là...