Bộ đầm của Scarlett trong ‘Cuốn theo chiều gió’ có giá 3 tỷ
Chiếc đầm, vốn được bán với giá thanh lý cách đây khoảng 50 năm, nay đã đem lại một gia tài cho người chủ sở hữu.
Ngày 18/4, một trong những bộ đầm mà nữ diễn viên Vivian Leigh mặc khi vào vai nàng Scarlett O’Hara trong bộ phim kinh điển Gone With the Wind (Cuốn theo chiều gió, 1937) đã được bán đấu giá thành công với giá cuối cùng là 137.000 USD (gần 3 tỷ đồng).
Chiếc đầm này đã cùng Scarlett O’Hara xuất hiện trong 4 cảnh phim Cuốn theo chiều gió. Chiếc đầm trong phim có màu xanh xám nhưng trải qua hàng chục năm, nó đã bạc màu đi nhiều.
Đáng chú ý, chủ nhân trước của chiếc áo này đã sở hữu nó với giá chỉ 20 USD. Vào thập niên 1960, James Tumblin, người làm ở bộ phận trang điểm và làm tóc tại Universal Studios, tình cờ thấy chiếc đầm bị vứt lăn lóc trên sàn của một công ty chuyên cung cấp trang phục.
Khi biết nó sắp bị vứt đi, James Tumblin đã đề nghị được mua chiếc đầm khi để ý thấy nhãn Selznick International Pictures và hàng chữ viết bằng mực “Scarlett production dress” (trang phục của Scarlett). Cái giá mà James Tumblin phải trả khi đó là 20 USD.
James Tumblin đã bắt đầu sự nghiệp sưu tầm các món đồ lưu niệm từ phim Cuốn theo chiều gió kể từ khi mua được chiếc đầm
Cũng trong buổi đấu giá này, một bộ áo do Clark Gable mặc khi vào vai Rhett Butler được bán với giá 55.000 USD. Một chiếc khăn đen choàng đầu từng xuất hiện với cả hai nhân vật Scarlett O’Hara và Melanie Wilkes (Olivia De Havilland thủ vai) đã giao dịch thành công với mức giá 30.000 USD.
Chiếc nón của Scarlett O’Hara được bán với giá 52.500 USD.
Theo H.K/ Thế Giới Văn Hóa/Zing
Video đang HOT
Nga: Tiền viện trợ Nhật Bản sẽ "cuốn theo chiều gió" Ukraine
Tokyo vừa viện trợ cho Kiev 4,2 triệu USD để xây dựng lại Donbass. Chuyên gia Nga nhận định, khoản tiền đó coi như là ném theo gió một cách vô ích.
Tokyo đầu tư cho Kiev tái thiết Donbass
Hôm 31-3, Đại sứ Nhật Bản tại Ukraine Shigeki Sumi và Bộ trưởng Bộ Phát triển khu vực Ukraine Gennady Zubkov đã ký thỏa thuận về khoản trợ cấp để Kiev mua các thiết bị đặc biệt cho việc phục hồi cơ sở hạ tầng khu vực Đông Ukraine với số tiền là 4,2 triệu USD.
Về vấn đề này, ông Andrei Ivanov - Cộng tác viên khoa học cao cấp thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế của Học viện ngoại giao Moskva (MGIMO) bình luận rằng, ông coi việc chính phủ Nhật Bản quyết định cấp viện trợ cho Kiev là không hợp lý và thực sự vô nghĩa.
Ông Ivanov nói: "Chính sách đối với Ukraine của Nhật Bản nói riêng, cũng như phương Tây nói chung là thiếu logic, đôi khi có cảm giác là thiếu nghiêm túc. Bức tranh đáng buồn này hiện còn đang diễn ra ở một nơi rất xa Ukraine là đất nước châu Phi Yemen".
Như đã biết, phương Tây đang ủng hộ chiến dịch quân sự của liên minh các quốc gia Ả rập chống quân nổi dậy, những kẻ đã khiến cho Tổng thống hợp pháp Yemen Abd Rabbo Mansour Hadi buộc phải chạy trốn.
Câu hỏi đặt ra là, tại sao hồi tháng 2 năm 2014, phương Tây lại không phản đối những kẻ bạo loạn Ukraine, buộc Tổng thống hợp pháp của nước này là ông Viktor Yanukovych phải chạy trốn khỏi đất nước?
Không chỉ vậy, phương Tây còn ủng hộ chính quyền quân sự dựa vào các nhóm dân tộc chủ nghĩa vũ trang để lật đổ ông Yanukovich, phương Tây cũng đã khuyến khích chính quyền Kiev hiện hành đàn áp nhân dân Đông Nam Ukraine - những người không chịu công nhận "những kẻ tiếm quyền".
Nhật quyết định đầu tư và viện trợ cho đất nước Ukraine đang tiềm ẩn nguy cơ nội chiến
Theo số liệu tuyên bố chính thức, cuộc chiến tranh mà Kiev tiến hành chống nhân dân 2 tỉnh đông nam Donetsk và Lugansk đã khiến cho 6.000 người thiệt mạng, hơn 1,5 triệu người buộc phải tị nạn và di tản, sự tàn phá đã diễn ra trên diện rộng tại Donbass.
Bây giờ để khôi phục lại Donbass, Tokyo viện trợ cho Ukraine 4,2 triệu USD. nhưng về bản chất, đây là tiền mà họ viện trợ cho Kiev, chứ không phải Donbass. Nếu xem xét từ quan điểm chính thức, điều đó là hợp lý nhưng thực sự nó là một việc làm vô nghĩa.
Nhật Bản cũng như các nước phương Tây khác làm ra vẻ họ tin rằng Tổng thống Poroshenko đang xây dựng nền dân chủ tại Ukraine, và Donbass là một phần lãnh thổ của đất nước.
Đúng lý ra thì phải nói rằng Kiev cần chịu trách nhiệm trước tất cả mọi điều xảy ra ở Donbass. Nhưng rõ ràng là phương Tây không có ý định bắt Tổng thống Poroshenko và các thành viên Chính phủ Ukraine phải chịu trách nhiệm hình sự về cái chết của hàng ngàn người dân Donbass vô tội.
Hơn thế nữa, phương Tây còn mượn tay Tokyo, hay đúng hơn là những đồng Yên của Nhật Bản để giúp Kiev khôi phục cầu cống, đường giao thông, nhà ở, trường học, bệnh viện và các nhà máy mà quân đội Ukraine đã phá hủy.
Tokyo thừa tiền nên đầu tư vào Ukraine
Đầu tháng 2 vừa qua, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định ký kết với Kiev thỏa thuận về thúc đẩy và bảo vệ đầu tư Nhật Bản, nhằm tăng dòng chảy vốn tư bản của Tokyo vào Ukraine - mà nước này coi là "thị trường đầy tiềm năng và hứa hẹn nhiều lợi ích to lớn hơn nữa".
Các chuyên gia Nga cho rằng, tiền của Nhật sẽ bị "cuốn theo chiều gió"
Theo thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, trong buổi lễ ký kết vào ngày 05 tháng 2 tại Kiev, có sự tham gia của Đại sứ Nhật Bản tại Ukraine Shigeki Sumi và Bộ trưởng Phát triển Kinh tế và Thương mại Ukraine Aivaras Abromavichyus.
"Việc ký kết văn kiện là phúc đáp yêu cầu khẩn khoản từ phía các công ty Nhật Bản" - Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida tuyên bố trong cuộc họp báo hôm thứ 6-2. Ông nhận định rằng đầu tư Nhật Bản là một thành tố của sự giúp đỡ mà chính giới Tokyo muốn dành cho Kiev.
Các học giả đến từ Moscow đã lên tiếng chê trách Tokyo đã sai lầm trong đầu tư vào Ukraine. Họ cho rằng, "thị trường và khoáng sản của Ukraine là mục tiêu tiềm năng đầy hứa hẹn cho đầu tư Nhật Bản" là đúng nhưng thỏa thuận bảo hộ đầu tư này phải ký và viện trợ phải cấp thẳng cho Donbass, chứ không phải là Kiev.
Học giả Nga "lấy làm ngạc nhiên" bởi cách lựa chọn thời điểm phía Nhật Bản ký kết thỏa thuận với đối tác Ukraine. Thực tế là các doanh nghiệp Nhật Bản được đề xuất đầu tư vốn và viện trợ vào nền kinh tế của đất nước đang tiềm ẩn nguy cơ tái nội chiến.
"Hiện nay, khu vực cần khôi phục lại sau các chiến dịch quân sự của quân đội Ukraine không nằm dưới sự kiểm soát của Kiev, mà của chính quyền Cộng hòa nhân dân Lugansk và Donetsk (DPR và LPR) - 2 nước cộng hòa đứng lên đòi độc lập và ly khai khỏi Ukraine.
Kiev không thừa nhận các chính quyền được nhân dân khu vực này bầu ra, và các Donbass chỉ có thể nhận được tiền viện trợ với điều kiện phải giải tán quân đội của mình và trở lại thuộc quyền kiểm soát của Kiev, những điều mà họ không thể làm được bằng quân đội của mình.
Nếu Kiev tấn công Donbass lần nữa, Nga sẽ cắt khí đốt và đòi nợ Ukraine
Tuy nhiên, sau những gì mà quân đội Ukraine và các đơn vị vũ trang dân tộc chủ nghĩa cực đoan nước này cùng với lính đánh thuê phương Tây đã gây ra cho Donbass, người dân khu vực này không còn muốn quay trở lại dưới sự lãnh đạo của Kiev".
Vậy thì làm thế nào mà Kiev sẽ có thể sử dụng số tiền được Nhật Bản phân bổ để khôi phục lại hai tỉnh miền Đông? Phải chăng Kiev lại tung quân tấn công nhằm kiểm soát Donbass bằng vũ lực, sau những thất bại liên tiếp trong gần 1 năm qua?
Ông Andrey Ivanov đặt câu hỏi và tự trả lời rằng, nếu bây giờ Kiev làm như vậy một lần nữa thì Nga sẽ tích cực phản đối bằng cách từ chối ưu đãi trong cung cấp khí đốt và đòi lại các khoản nợ, điều này sẽ làm cho nền kinh tế Ukraine sụp đổ.
Đức và Pháp cũng sẽ phản đối hành động như vậy, vì hai nước này bảo lãnh cho việc thực hiện thỏa thuận hòa bình Minsk. Như vậy, Kiev sẽ không có cơ hội dùng khoản tiền do Nhật Bản viện trợ để phục hồi Donbass.
Tuy nhiên, Kiev có thể chi tiêu khoản tiền mà Tokyo cung cấp cho một mục đích nào đó, ví dụ như mua thêm vũ khí chẳng hạn. Như vậy thì Nhật Bản rõ ràng đã quá vội vã khi cấp khoản tài trợ này. Bởi vì khoản tiền đó đã cấp nhầm và không đúng đối tượng cần thiết.
Ông Ivanov kết luận rằng, rất có thể những khoản đầu tư và viện trợ của Nhật Bản không giúp ích được gì cho nền kinh tế Ukraine mà nó sẽ bị "cuốn theo chiều gió" một cách vô ích.
Nhật Nam
Theo_Báo Đất Việt
Gia tài đáng nể của Hoa hậu Mai Phương Thúy Hai nhà hàng sang trọng, xe sang, những món hàng hiệu đắt đỏ là một phần của Mai Phương Thúy. Đăng quang Hoa hậu Việt Nam vào năm 2006, cái tên Mai Phương Thúy chưa bao giờ hạ nhiệt. Sở hữu chiều cao nổi trội, xinh đẹp, Mai Phương Thúy có cát-xê cao ngất ngưởng khi xuất hiện tại các sự kiện. Người...