Bỏ đại học về ‘ăn bám bố mẹ’, thanh niên mê game cuối cùng lại trở thành ông chủ tỷ phú
Nhờ đam mê game, ông chủ của trò chơi đình đám Fortnite đang sở hữu khối tài sản ước tính 7 tỷ USD (tương đương 161.000 tỷ VND).
Thoạt nhìn, Tim Sweeney trông rất bình dị, không có gì đặc biệt. Anh thích đi bộ đường dài, tìm hiểu công nghệ, thường xuyên uống Coca và ăn gà rán.
Thế nhưng không phải ai cũng biết Sweeney là CEO của Epic Games, công ty đứng sau “Fortnite” – tựa game nổi tiếng đã thu về hơn 2,5 tỷ USD trong năm 2018. Theo ước tính, hiện tài sản của Sweeney rơi vào khoảng 7 tỷ USD.
Tim Sweeney – CEO của Epic Games.
Khi nói đến các ông trùm làng công nghệ, Sweeney không thực sự quá nổi bật. Năm nay là lần đầu tiên nhà sáng lập Epic Games có tên trong danh sách 400 người giàu nhất nước Mỹ của tạp chí Forbes.
Sweeney chưa lập gia đình và dường như chưa bao giờ bị cuốn hút bởi sự hào nhoáng của “thung lũng Silicon”. Chính vì vậy, Epic Games được đặt trụ sở tại Cary, North Carolina.
Anh duy trì công việc của mình suốt từ khi công ty thành lập vào năm 1991, chưa bao giờ có ý định thay đổi. Nhìn chung, Sweeney mô tả cuộc sống của mình là “đơn giản”. Nhưng thay đổi hoàn toàn cách hàng triệu người trên thế giới chơi game online lại là bước ngoặt giúp anh thành tỷ phú.
Dưới đây là câu chuyện lập nghiệp của CEO Epic Games:
Tim Sweeney sinh năm 1970 tại Potomac, Maryland. Cha của anh là người vẽ bản đồ cho chính phủ Hoa Kỳ còn mẹ anh làm nội trợ, chăm lo cho ba người con trai. Khi còn là một cậu bé, Sweeney có một chuyến đi thăm anh trai và được dạy cách lập trình từ đó.
Bước sang tuổi 11, Sweeney thường xuyên dành hàng giờ bên chiếc máy tính mà anh trai tặng để lập trình trò chơi điện tử. Trong một cuộc phỏng vấn, ông chủ Epic Games cho biết thời gian lập trình của anh còn nhiều hơn cả thời gian học và ngủ.
Cậu bé Sweeney có niềm đam mê lập trình mãnh liệt.
Video đang HOT
Ngay từ nhỏ, Sweeney đã bắt đầu chơi thử để biết game nào đang “hot” và tìm hiểu tại sao nó lại thịnh hành. Ngoài ra, anh còn tháo dỡ máy cắt cỏ, đài cát-sét và TV để xem từng thiết bị hoạt động như thế nào.
Sweeney rất thích mày mò máy móc.
Sweeney theo học chuyên ngành kỹ thuật cơ khí tại Đại học Maryland. Trong năm thứ hai đại học, anh tạo ra trò chơi điện tử đầu tiên của mình mang tên “ZZT”. Anh cũng thành lập công ty Potomac Computer Systems để phát triển tựa game “ZZT”.
Năm 1991, trò chơi này chính thức được phát hành. Năm 20 tuổi, Sweeney bỏ dở đại học và về ở với bố mẹ. Anh sử dụng 4.000 USD tiền tiết kiệm cá nhân để khởi nghiệp ngay trong ga-ra ô tô của gia đình.
Sweeney đã bán được vài nghìn bản “ZZT” và không lâu sau đổi tên công ty thành Epic Games. Với những đơn đặt hàng mới được gửi đến hàng ngày, anh đã có thể rời khỏi nhà bố mẹ năm 1999 và bỏ nghề cắt cỏ để dồn toàn lực vào phát triển game.
Sau đó, Epic Games được chuyển đến Cary, North Carolina. Lúc này, vai trò chính của Sweeney vẫn là lập trình, cho đến khi công ty phát hành “Unreal”, một trò chơi bắn súng theo góc nhìn thứ nhất.
Văn phòng hiện tại của Epic Games ở North Carolina.
“Unreal” là một trò chơi trên PC (máy tính cá nhân) cho phép người dùng chơi game cùng nhau tại các máy khác nhau. Công nghệ đồ họa 3D Unreal Engine của trò chơi đã trở thành nền tảng để tạo ra các tựa game như Xbox 360, PlayStation 3…
Năm 2006, “Gears of War” được phát hành. Nó được xây dựng dựa trên Unreal Engine dành cho Microsoft Xbox 360. Tờ New York Times mô tả trò chơi này là một trong những game có đồ họa ấn tượng nhất.
Khi thành công với “Gears of War”, Sweeney đã 30 tuổi. Anh sở hữu một chiếc Ferrari và một chiếc Lamborghini. Dòng game “Gears of War” đầu tiên bán được hơn 22 triệu bản trên khắp thế giới, mang lại doanh thu hơn 1 tỷ USD. Epic Games cũng thành công với các trò chơi chiến đấu nhập vai như “Shadow Complex” và “Infinity Blade”. Năm 2013, công ty công nghệ Trung Quốc Tencent đã đầu tư 330 triệu USD vào Epic Games.
Tháng 9/2017, Epic Games phát hành tựa game “Fortnite Battle Royale”. Trò chơi đã thành công toàn cầu chỉ vài tháng sau khi ra mắt, thu hút hơn 200 triệu người chơi.
Sweeney rất khiêm tốn và nói rằng anh đã không trực tiếp tạo ra “Fortnite” mà mọi công sức đều là nhờ vào nhân viên của mình.
Epic Games nhận lợi nhuận phần lớn từ những hàng hóa ảo trong “Fornite” bởi đây là một trò chơi miễn phí. Trên thực tế, những món đồ này không tạo bất kỳ lợi thế nào trong cạnh tranh giữa người chơi. Trang phục nhân vật và các phụ kiện có thể có giá khoảng 10 USD mỗi bộ. Với hơn 250 triệu người chơi “Fortnite”, công ty đã kiếm được hơn 2,5 tỷ USD vào năm 2018 và hơn 4 tỷ USD kể từ khi phát hành.
Thành công của “Fortnite” đã giúp Sweeney lọt vào danh sách tỷ phú với tổng tài sản khoảng 7 tỷ USD. Ngoài Sweeney, nhiều streamer cũng đã kiếm được rất nhiều tiền từ tựa game đình đám này. Điển hình là Tyler “Ninja” Blevins – streamer kiếm được 1 triệu USD/tháng nhờ chơi “Fortnite”.
Streamer Tyler “Ninja” Blevins.
Theo GameK
Xăm tướng "tủ" lên tay, thanh niên mang ra khoe nhưng lại bị cộng đồng mạng ném đá không trượt phát nào
Thời buổi Internet như hiện tại mà muốn lừa cộng đồng mạng thì cũng khó lắm.Phải thừa nhận rằng LMHT đang là một trong những tựa game có tầm ảnh hưởng lớn nhất tại Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới.
Và việc các game thủ LMHT tìm mọi cách để sống cùng với đam mê, tự thỏa mãn chính mình cũng không phải là điều gì đó quá lạ lẫm. Mới đây nhất, một anh chàng game thủ Việt đã bất ngờ đăng tải hình ảnh mà ở đó, cánh tay anh chàng được phủ kín bởi hình xăm Rengar - một vị tướng sát thủ trứ danh trong LMHT với cộng đồng mạng.
Rengar, vị tướng được anh chàng game thủ lựa chọn để xăm hình
Cụ thể, trong bài chia sẻ trên một group nổi tiếng của LMHT, anh chàng này đã đăng tải bài viết với nội dung "Hehe ae cho mình khoe phát, hơi chát nhưng mà được của nó ae ạ", bên dưới đương nhiên đăng kèm theo tấm ảnh xăm khá ấn tượng và rất chất của mình.
Bức ảnh được anh chàng chia sẻ với cộng đồng mạng LMHT
Những tưởng với việc thể hiện mình là một fan cứng của tựa game, sẵn sàng làm bất cứ điều gì để sống với đam mê thì sẽ nhận được sự tán thưởng, nhưng chẳng ai ngờ, anh chàng lại bị ném đá một cách triệt để từ phía cộng đồng mạng. Thực tế thì ban đầu, bức ảnh cũng đã nhận được rất nhiều sự tán thưởng, thậm chí không ít người xuýt xoa, trầm trồ cũng như nhờ chủ nhân của bức ảnh tư vấn địa điểm để có thể xăm đẹp được như vậy. Đây có thể coi là phản ứng khá thường thấy, khi rõ ràng hình xăm cực kỳ chất và ấn tượng, vừa đẹp vừa thể hiện rõ được thần thái "khát máu" của thích khách Rengar. Tuy nhiên, sang tới hồi sau câu chuyện, anh chàng lại bị bóc mẽ rằng đã dùng ảnh mạng để tự lăng xê cho bản thân.
Ban đầu, rất nhiều người tán thưởng tác phẩm của anh chàng
Nhiều người còn tư vấn cửa hàng xăm và giá
Cụ thể, hóa ra tấm hình kia lại không phải từ chủ nhân của bài post, mà theo nhiều người là dùng nick "clone" để đăng lên. Còn bức ảnh thật sự thì có nguồn gốc từ một group tận Brazil, mang tên League of Legends Brasil. Có vẻ như chủ nhân của acc clone và cũng là bài post kia đã vô tình tìm thấy tấm hình trên mạng, và thấy hay ho nên tự nhận là của mình sau đó đem khoe với cộng đồng mạng.
Hóa ra đây mới là nguồn gốc thật sự từ xuất xứ của bức ảnh ấn tượng trên
Chỉ tiếc rằng, chiêu trò này đã bị bóc mẽ một cách không thương tiếc bởi những người am hiểu, có kiến thức và chịu mày mò. Đương nhiên, sau đó là vô vàn những lời chỉ trích nhắm về phía anh chàng bị cho là "mặt dày, không biết nhục này".
Khi mọi chuyện vỡ lở thì là vô vàn những lời chỉ trích nhắm tới
Thế mới nói, núi cao còn có núi cao hơn. Trong thời đại mà Internet đang phát triển như hiện tại, việc truy tìm nguồn gốc của một tấm ảnh có lẽ là điều cực kỳ dễ dàng, đặc biệt là với cộng đồng mạng của tựa game LMHT. Rút kinh nghiệm lần sau, cái gì là của bản thân mình thì hẵng nên nhận nhé.
Theo GameK
Quá "lậm" game, thanh niên ngỡ mình là ... ngỗng đi khắp nơi phá làng phá xóm Có lẽ do quá "lậm" tựa game Untitled Goose Game mới ra mắt, thủ phạm đã gây ra những chuyện dở khóc dở cười. Ra mắt cuối tháng trước, Untitled Goose Game nhanh chóng trở thành một "hot-trend" với lối chơi cực độc và dị. Thế giới trong game là một thị trấn yên bình và bạn sẽ là một con ngỗng được...