Bỏ cuộc sống yên ổn, cha con người Đức tới Iraq chống IS
Yassir, con trai của ông Qassim Shesho nói: “Phải làm thế nào khi danh dự của chúng ta bị ô uế, những người bạn, người thân của chúng ta bị bắt? Từ bỏ cuộc sống sung túc để tới một vùng đất chiến tranh không phải điều dễ dàng, nhưng đó là điều mà bạn nên làm”.
Qassim Shesho đứng lặng yên trên ngọn núi Sinja ở phía bắc Iraq, bao quát dãy núi lớn trải dài từ phía sa mạc. Ông lo lắng cho số phận của ngôi làng Sheref ad-Din ngay phía sau mình, ngôi làng nắm giữ một trong những ngôi đền linh thiêng nhất của người Yazidi, trong khi các phiến quân của IS chỉ còn cách nơi này 2 dặm.
Ông Shesho nói: “IS muốn tiêu diệt chúng tôi để thành lập một Nhà nước Hồi giáo, nhưng người Hồi giáo sẽ không ủng hộ những gì mà chúng đang làm với chúng tôi.”
Ông Qassim Shesho đã từ bỏ cuộc sống sung túc tại Đức để trở về Iraq, cùng những người đồng bào của mình chiến đấu với IS
Tuy nhiên ít ai biết được rằng, một tháng trước, người đàn ông này đã từ bỏ cuộc sống yên bình tại nước Đức của mình để đến đây cùng với những người Yazidi chiến đấu với IS.
Trả lời phỏng vấn hãng tin CNN, ông nói: “Tôi trở về đây vì những người thân yêu của tôi đang ở đây. IS là những tên khủng bố. Tôi tới đây để bảo vệ mảnh đất của mình, gia đình mình và tôn giáo của mình.”
Shesho không tới đây một mình, đồng hành cùng ông còn có người con trai 26 tuổi, Yassir Qassim Khalaf. Yassir đã đến đây từ hồi tháng 9, ngay sau khi IS mở cuộc tấn công đầu tiên nhằm vào những người Yazidi khiến hàng nghìn người mắc kẹt trên núi mà không có thức ăn, nước uống và chăm sóc y tế. Mặc dù cộng đồng quốc tế đã chung tay, đưa lương thực tới đây cùng với những cuộc không kích của Mỹ để mở đường thoát cho những người Yazidi rời khỏi núi và đi lánh nạn sang quốc gia láng giềng Syria, nhưng IS vẫn còn là cơn ác mộng của những ai còn mắc kẹt ở đây.
Yassir, con trai của ông Shesho cho biết: “Bạn không thể ở Đức, sống một cuộc sống sung túc, ngồi nhà xem TV, bỏ mặc người thân và nghĩ rằng họ sẽ được cứu thoát.”
Đồng hành với ông còn có người con trai Yassir Qassim Khalaf, 26 tuổi
Video đang HOT
Người Yazidi là một trong những cộng đồng tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới, với dân số ước tính khoảng 700.000 người. Họ liên tục chịu sự đàn áp qua nhiều thập kỷ khi những người Hồi giáo cho rằng họ thờ cúng ma quỷ. Bất cứ người Yazidi nào bị IS bắt giữ sẽ bị giết chết hoặc buộc phải cải sang đạo Hồi. Một báo cáo mới đây cho thấy rất nhiều phụ nữ Yazidi đã trở thành nô lệ, bị cưỡng bức và bị bán bởi các thành viên của IS, trong khi những người đàn ông và bé trai thì bị hành quyết. Liên Hợp Quốc đã coi hành động của IS là “phạm tội diệt chủng”.
Khi nói về phiến quân IS, ông Shesho nhấn mạnh: “Tôi tới đây để bảo vệ ngọn núi Sinjar, chứ không phải chiến đấu. Chúng tôi bảo vệ mảnh đất của chúng tôi và thánh địa của chúng tôi. Tôi đã sống ở Đức được 24 năm, luôn căm ghét việc chém giết.”
Đội quân của ông Shesho nhận vũ khí và viện trợ nhân đạo từ chính quyền khu vực của người Kurd ở Iraq. Ông Shesho cho biết các cuộc không kích của Mỹ đã giúp họ nhiều nhưng đó vẫn chưa đủ.
Ông nói: “IS muốn phá hủy toàn bộ thế giới. Chúng tôi muốn Mỹ tiến hành nhiều cuộc không kích ở khu vực Sinjar và Dahouk hơn nữa, chỉ như vậy mới có thể khiến chúng tôi quay trở lại mảnh đất của mình và sống trong hòa bình.”
Ông cho biết mình trở về Iraq để bảo vệ ngọn núi Sinjar chứ không phải để chiến đấu
Đã có lúc 5 người con của ông Shesho tới đây, cùng với cha mình chiến đấu với tổ chức khủng bố IS. Hiện 3 người con của ông đã trở về Đức, trong khi Yassir và anh trai của mình là Haydar ở lại.
Họ vẫn giữ liên lạc với bạn bè và gia đình ở Đức. Yassir cho biết mẹ anh rất lo lắng và họ phải an ủi bà rất nhiều.
Yassir nói: “Cứ 3 lần một tuần, chúng tôi cố gắng gửi ảnh và thư về cho mẹ tôi để bà biết rằng mọi thứ vẫn ổn và bà không cần lo lắng.”
Mẹ và những người anh em của Yassir hiện đang sống ở tại thị trấn Bad Oeynhausen, thuộc bang miền tây North Rhine-Westphalia nước Đức. Gia đình họ đã rời Iraq vào năm 1990, dưới thời cựu Tổng thống Saddam Hussein. Họ đã tới Đức và trở thành công dân của quốc gia châu Âu này. Khi đó Yassir mới có 2 tuổi.
Anh nói: “Khi tôi tới Đức, tôi thật hạnh phúc vì mình đã được ở đó. Nhưng vào thời điểm này, tôi sẵn sàng chết tại đây.”
Trước khi tới Iraq, Yassir làm việc cho một công ty chuyên cung cấp đồ thủ công cho các khách sạn tại địa phương.
Yassir khẳng định: “Tôi thật sự muốn trở về ngay từ khi IS tiến vào đây, vì tôi không thể chứng kiến sự đau khổ của người Yazidi… Phải làm thế nào khi danh dự của chúng ta bị ô uế, những người bạn, người thân của chúng ta bị bắt? Từ bỏ cuộc sống sung túc để tới một vùng đất chiến tranh không phải điều dễ dàng, nhưng đó là điều mà bạn nên làm.”
Theo Khampha
Cô gái được cứu khỏi tay IS có thể ngồi tù 30 năm
Từ sào huyệt IS ở Syria, cô gái cầu cứu mẹ khi cuộc hôn nhân với chiến binh IS đổ vỡ.
Ngày 21/11, một thẩm phán Hà Lan đã phê chuẩn tăng thời hạn tạm giam đối với một cô gái nước này đã trốn sang Syria kết hôn với một chiến binh Nhà nước Hồi giáo (IS) và sau đó được mẹ cứu về.
Cô gái bị cảnh sát Hà Lan bắt giữ sau khi trở về từ Syria
Cô gái 19 tuổi có tên Aicha đã tự mình vượt biên đến Syria để tham gia thánh chiến IS sau khi nghe lời dụ dỗ trên mạng. Tuy nhiên, khi tới đây và trở thành vợ của một chiến binh IS, cô đã vỡ mộng và liên lạc với mẹ cầu cứu. Người mẹ đã dấn thân vào "hang hùm" IS ở Syria để cứu con, bất chấp các cảnh báo của nhà chức trách.
Tuy nhiên, ngay khi trở về nước, Aicha đã bị cảnh sát bắt giữ và bị đưa ra tòa truy tố với tội danh tham gia tổ chức khủng bố, còn mẹ cô không bị coi là đồng phạm và không bị xử lý hình sự.
Hiện cô gái này đang bị giam trong một nhà tù nghiêm ngặt, nhưng cô vẫn được phép liên lạc với người mẹ đã không quản nguy hiểm cứu mình khỏi sào huyệt Raqqa của IS ở Syria. Nếu bị tuyên bố có tội, Aicha có thể phải ngồi tù tới 30 năm.
Bên trong sào huyệt Raqqa của phiến quân IS ở Syria
Aicha chỉ là một trong rất nhiều thiếu nữ châu Âu tìm đường tới Iraq và Syria trong những tháng gần đây để cải sang đạo Hồi và thực hiện giấc mơ thánh chiến theo những lời rủ rê trên mạng. Có người đến với IS vì mục tiêu tôn giáo, cũng có những người gia nhập tổ chức khủng bố này để kết hôn với những "người hùng" thánh chiến.
Tòa án Hà Lan cho biết các điều trần đối với Aicha sẽ được tổ chức công khai trong vòng 3 tháng tới đây. Cho tới lúc đó, Aicha không được phép nói chuyện với các thành viên khác trong gia đình ngoại từ mẹ, và cũng không được phép trao đổi với báo chí.
Báo chí Hà Lan cho hay Aicha rời Hà Lan từ hồi tháng Hai để tới Syria và kết hôn với Omar Yilmaz, một chiến binh người Thổ Nhĩ Kỳ gốc Hà Lan từng phục vụ trong quân đội Hà Lan.
Một cô gái phương Tây đến Syria lấy chồng IS
Yilmaz tự gọi mình là nhân viên cứu trợ bán thời gian, chiến binh và huấn luyện viên, và anh ta từng tuyên bố rằng đã kết hôn với một thiếu nữ Hà Lan sau khi chiến binh mà cô này được sắp đặt lấy làm chồng bị chết trong khi giao tranh.
Tuy nhiên sau đó Yilmaz nói rằng cuộc hôn nhân này không thuận lợi và rồi hai người "ai đi đường nấy".
Sau đó, mẹ của Aicha đã lặn lội tới biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, đóng giả là một phụ nữ Hồi giáo để đột nhập vào sào huyệt Raqqa của IS, gặp cô tại địa điểm đã quy ước trên Facebook và đưa cô trở về nước với sự giúp đỡ của cơ quan ngoại giao Hà Lan.
Theo Khampha
Vì sao thiếu nữ phương Tây thích lấy chồng IS? Đã có hàng trăm cô gái trẻ phương Tây đến Syria trao mình cho phiến quân IS tàn bạo. Trong thời gian gần đây, nhà chức trách Anh cho hay khoảng 50-60 phụ nữ trẻ ở nước này đã vượt biên tới Syria qua ngả Thổ Nhĩ Kỳ để tham gia vào tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) và kết...