Bộ Công Thương yêu cầu làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân về 12 dự án nghìn tỉ “đắp chiếu”
Ngày 6-2, Bộ Công Thương cho biết: Chậm nhất trong 4 ngày nữa, Vụ Kế hoạch với cương vị cơ quan chủ trì sẽ có báo cáo tổng thể về 12 dự án lớn chậm tiến độ, kém hiệu quả gửi Lãnh đạo Bộ này.
Được biết, ngày 23-1, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng đã chủ trì cuộc họp của Ban chỉ đạo xử lý các vấn đề tồn tại ở các dự án lớn chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
Tại đây, ông Hoàng Quốc Vượng đã yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty tiến hành rà soát lại các phương án xử lý, giải quyết các khó khăn tồn tại của dự án/doanh nghiệp, từ đó đề xuất phương án khả thi nhất để báo cáo Ban chỉ đạo Bộ Công Thương.
Trong phương án đề xuất cần đưa ra các kiến nghị tập trung vào cơ chế tài chính, tiền tệ; giải pháp về thị trường; giải pháp về quản trị doanh nghiệp.
Dự án Ethanol Phú Thọ – 1 trong 12 dự án thuộc danh sách
Các báo cáo này phải được hoàn thành và gửi về Bộ Công Thương chậm nhất ngày 4/2 để trên cơ sở đó Vụ Kế hoạch tập hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ Công Thương trước ngày 10/2.
Nội dung báo cáo bao gồm: Báo cáo tài chính: theo từng dự án cụ thể, bao gồm các nội dung chính, khái quát chung về dự án; các khó khăn, tồn tại hiện nay; phương án xử lý và phân tích lý do đề xuất phương án; các kiến nghị. Phụ lục: bao gồm các báo cáo của các tập đoàn, tổng công ty về 12 dự án.
Video đang HOT
Ngoài ra, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cũng yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm cá nhân/tổ chức đối với các dự án. Khi tổ chức kiểm điểm đề nghị tập đoàn tổng công ty mời thêm thành phần Ban Nội chính – Văn phòng Chính phủ, Tổng cục, Cục, Vụ chuyên ngành, Vụ tổ chức cán bộ và thanh tra Bộ. Việc này phải được hoàn thành và báo cáo Bộ Công Thương ngay trong tháng 2/2017.
(Theo Công An Nhân Dân)
Vinachem trực thuộc Bộ Công thương lập ban chỉ đạo giải cứu các dự án thua lỗ nghìn tỉ
Vinachem đã thành lập Ban chỉ đạo giải quyết các vấn đề tồn của 1 số dự án nhà máy phân bón thua lỗ ngàn tỷ thời gian qua.
Ông Vũ Đình Duy (Uỷ viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Hoá chất Vinachem, nguyên Tổng giám đốc Công ty cổ phần hoá dầu và xơ sợi dầu khí PVTex) - Chủ đầu tư dự án 7.000 tỷ thua lỗ.
Thành lập Ban chỉ đạo các vấn đề còn tồn đọng
Bộ Công Thương cho biết, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) hồi cuối tháng 1 đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo giải quyết các vấn đề tồn của một số dự án như Dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình, dự án cải tạo mở rộng nhà máy phân đạm Hà Bắc và dự án Nhà máy DAP số 2... Theo quyết định thành lập này thì Chủ tịch Hội đồng thành viên của Tập đoàn Hóa chất sẽ là trưởng Ban chỉ đạo. Tổng giám đốc Tập đoàn làm phó trưởng ban. 20 thành viên còn lại thuộc Ban chỉ đạo đang đảm nhận các vị trí, công việc liên quan khác.
Vinachem thành lập Ban chỉ đạo giải quyết các vấn đề tồn của các dự án nhà máy phân bón thua lỗ ngàn tỷBan chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Hội đồng Vinachem triển khai nhiệm vụ của Ban chỉ đạo Chính phủ và Ban chỉ đạo Bộ Công Thương xử lý các tồn tại ở những dự án cũng như doanh nghiệp thuộc tập đoàn. Đồng thời thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Hội đồng thành viên Tập đoàn. Các dự án và doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Hóa chất cần giải quyết các vấn đề tồn tại gồm Dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình/Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình; dự án cải tạo mở rộng nhà máy phân đạm Hà Bắc/Công ty cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc và dự án Nhà máy DAP số 2/Công ty cổ phần DAP số 2- Vinachem và Công ty cổ phần DAP - Vinachem.
Trước đó, hồi đầu tháng 1 vừa qua, Văn phòng Chính phủ cũng có Thông báo Kết luận Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về một số dự án lớn của Tập đoàn Vinachem diễn ra hôm 7/12/2016.
Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu Vinachem cần bình tĩnh nhìn nhận, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn hiện nay một cách khách quan, toàn diện để từ đó có những giải pháp phù hợp nhằm phát triển Tập đoàn một cách bền vững theo đúng chủ trương tái cơ cấu của Chính phủ.
Thủ tướng cũng giao Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo Tập đoàn nghiên cứu, so sánh các phương án dừng, cổ phần hoá, liên doanh hay bán... các dự án này. Trên cơ sở đó, đề xuất phương án tốt nhất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Có nên cứu?
Từng trao đổi với PV về vấn đề này, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng nhà nước cần phải xử lý kiên quyết và có thái độ dứt khoát đối với các dự án thua lỗ ngàn tỷ trên, không thể tiếp tục chi thêm các khoản tiền đầu tư để cứu dự án.
Lấy trường hợp Đạm Ninh Bình gửi kiến nghị lên Chính phủ xin thêm những ưu đãi mới trong bối cảnh doanh nghiệp sản xuất khó khăn, thua lỗ, GS.TSKH Lê Du Phong, Nguyên quyền Hiệu trưởng trường Đại học kinh tế quốc dân cho rằng những đề nghị trên của Đạm Ninh Bình không có cơ sở khoa học và trong điều kiện hiện tại của đất nước thì không thể chấp nhận những yêu cầu như vậy.
"Nếu cơ quan quản lý nhà nước đồng ý hỗ trợ Đạm Ninh Bình thì sẽ tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh và tiền lệ xấu với các doanh nghiệp khác. Nếu cứu Đạm Ninh Bình và có ưu đãi như vậy thì hàng trăm doanh nghiệp khác sẽ nhao ra xin ưu đãi. Như vậy là không tốt cho nền kinh tế và quản lý nhà nước", ông Phong nhấn mạnh.
Ông Phong cho rằng không thể bắt người dân chịu mãi những dự án làm ăn thua lỗ của doanh nghiệp như Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc. Thay vào đó, vị chuyên gia khẳng định, cần phải để các nhà máy Đạm phá sản theo đúng cơ chế thị trường.
"Thủ tướng đã yêu cầu dừng các dự án thua lỗ rồi. Cho nên các Ban, ngành cần phải cương quyết, dừng dự án càng sớm càng tốt. Chúng ta không nên nghĩ đến việc bù lỗ, thà chịu đau 1 lúc còn hơn chịu đau mãi", GS Phong nói.
Trong khi đó, PGS.TS Lê Cao Đoàn, Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng việc nhà máy Đạm Hà Bắc hay Đạm Ninh Bình thua lỗ là một nghịch lý cần phải được làm rõ và công khai trước dư luận xã hội.
Theo ông Đoàn, phân bón hiện nay đang là lĩnh vực hết sức nóng đối với nền sản xuất nông nghiệp của Việt Nam. Quy mô sản xuất được mở rộng nên nhu cầu của người dân ngày càng tăng cao. Tuy nhiên do vấn đề quản lý, dự báo, sử dụng công nghệ Trung Quốc nên các dự án đã không thể đạt được hiệu quả như mong muốn.
Đối với những dự án thua lỗ nghìn tỷ này, vị chuyên gia khẳng định cần phải tiến hành tái cấu trúc lại các hoạt động kinh tế. Đây là đòi hỏi sống còn không chỉ đối với Đạm Hà Bắc, Đạm Ninh Bình mà còn với nhiều doanh nghiệp khác như gang thép Thái Nguyên hay lĩnh vực hóa dầu...
"Chúng ta nếu không có tổ chức lại thì sẽ chắc chắn gặp khó khăn, không thể nào thoát khỏi vòng xoáy này. Phải thay đổi phương thức sản xuất, hình thái kinh tế thì mới ra được vấn đề. Đặc biệt cần hết sức chú trọng đến công nghệ để nâng cao năng suất, giảm giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh trên thị trường", ông Đoàn nhấn mạnh.
(Theo Đất Việt)
Truy trách nhiệm vụ lỗ ngàn tỉ của Xơ sợi Đình Vũ Thủ tướng đã giao Thanh tra Chính phủ xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm trong việc đầu tư các dự án nhiên liệu sinh học và dự án nhà máy sản xuất Xơ sợi Đình Vũ. Ông Vũ Đình Duy Ngày 14-11, Văn phòng chính phủ có thông báo ý kiến kết luận của...