Bộ Công Thương trả lời về giá thép tăng cao
Giá nguyên liệu đầu vào của ngành thép phụ thuộc rất lớn vào giá nguyên liệu thế giới, trong thời gian gần đây, giá các nguyên vật liệu sản xuất thép tăng cao đột biến trên thị trường toàn cầu, cùng với dịch bệnh, thời gian giao hàng kéo dài cũng khiến giá thép tăng mạnh.
Giá các nguyên vật liệu sản xuất thép tăng cao đột biến trên thị trường toàn cầu, cùng với dịch bệnh, thời gian giao hàng kéo dài cũng khiến giá thép tăng mạnh.
Liên quan đến việc giá mặt hàng thép xây dựng trong nước tăng mạnh lên đến 45%, đại diện Cục Công nghiệp ( Bộ Công Thương) cho biết, nguồn nguyên liệu sản xuất đầu vào của sản phẩm thép hiện nay đa phần phải nhập khẩu, như quặng sắt, thép phế liệu, than mỡ luyện cốc, điện cực graphite…
Dự kiến trong năm 2021, Việt Nam sẽ tiếp tục phải nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu để sản xuất thép như quặng sắt cho các lò cao khoảng hơn 18 triệu tấn, thép phế liệu khoảng 6-6,5 triệu tấn cho các lò điện, than mỡ luyện cốc khoảng 6,5 triệu tấn và điện cực graphite khoảng 10.000 tấn…
Với dự báo giá quặng sắt, thép phế liệu, quặng nguyên liệu thô và than mỡ luyện cốc… vẫn duy trì ở mức cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất thép và thị trường thép trong nước. Cán cân thương mại đối với sản phẩm thép sẽ tiếp tục bị thâm hụt trong năm 2021 (trong năm 2020 thâm hụt hơn 6,4 tỷ USD ).
Về quặng sắt (nguyên liệu chủ yếu để luyện thép) của Việt Nam có trữ lượng và tài nguyên dự báo chỉ khoảng 1,3 tỷ tấn. Trong đó, lớn nhất là 2 mỏ gồm: Mỏ sắt Thạch Khê với trữ lượng khoảng 544 triệu tấn đã dừng hoạt động từ năm 2011 đến nay chưa hoạt động trở lại; Mỏ sắt Quý Xa với trữ lượng khoảng 124 triệu tấn, được cấp phép khai thác từ năm 2007 với công suất 3 triệu tấn/năm, thời hạn giấy phép khai thác hết năm 2020. Hiện nay, một số cơ quan chỉ thống nhất cấp phép lại với công suất 900.000 tấn/năm (chỉ để phục vụ đủ cho nhà máy Gang thép Lào Cai).
Cục Công nghiệp cho biết, giá nguyên liệu đầu vào của ngành thép phụ thuộc rất lớn vào giá nguyên liệu thế giới. Trong thời gian gần đây, giá các nguyên vật liệu sản xuất thép tăng cao đột biến trên thị trường toàn cầu, cùng với dịch bệnh, thời gian giao hàng kéo dài cũng là những lý do khiến giá thép tăng mạnh.
Trước tình hình này, từ đầu năm 2021, Bộ Công Thương đã chủ động dự báo tình hình cung – cầu sản phẩm thép và biến động giá cả các phẩm thép trên thế giới và tại Việt Nam trong năm 2021 và các năm tới báo cáo Thủ tướng Chính phủ ngày 5/2/2021. Đồng thời, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao cho các bộ, ngành phối hợp với Bộ Công Thương triển khai các giải pháp nhằm ổn địng cung-cầu và giá thép trong năm 2021.
Video đang HOT
Cụ thể, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính có chính sách điều tiết thuế thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng thép có biến động lớn về giá; chỉ đạo Tổng cục Thống kê cung cấp tình hình sản xuất và tiêu thụ thép hàng tháng; chỉ đạo Bộ Xây dựng dự báo và cung cấp nhu cầu sắt, thép xây dựng của nền kinh tế trong năm 2021 để cân đối nhu cầu thép cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu các sản phẩm thép các loại giúp các doanh nghiệp ngành thép chủ động trong việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thép nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp sản xuất thép.
Về giải pháp dài hạn ổn định cung-cầu, đối với thép xây dựng, Bộ Công Thương cho biết sẽ chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường biện pháp phòng vệ thương mại để giúp cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước phát triển và đáp ứng đủ nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. Tuy nhiên, cơ quan này cho rằng, do giá thành sản phẩm phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu (quặng, thép phế liệu, điện cực..) nên sẽ chịu ảnh hưởng của giá thế giới.
Đối với thép cuộn cán nóng, Bộ Công Thương dự báo, thép cuộn cán nóng sẽ vẫn mất cân đối cung- cầu (sẽ càng tăng mạnh) trong thời gian tới do nhu cầu thép phục vụ ngành cơ khí chế tạo và công nghiệp hỗ trợ ngày càng tăng.
Do đó, để tăng nguồn cung các loại thép phục vụ ngành cơ khí, chế biến chế tạo, Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ có những chính sách thuế, ưu đãi đầu tư để thu hút các nhà đầu tư sản xuất mở rộng sản xuất hoặc thu hút các nhà đầu tư mới có tiềm năng phát triển các dự án sản xuất thép cán nóng. Đồng thời, Bộ Công Thương cũng đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, áp dụng thuế xuất khẩu đổi với mặt hàng phôi thép cuộn cán nóng và thép xây dựng khi nguồn cung trong nước bị thiếu hụt.
Không có cơ sở về việc các công ty thép “bắt tay” đẩy giá
Trong công văn kiến nghị của Hiệp hội các nhà thầu Việt Nam có nêu nghi vấn liệu “có sự bắt tay” của các công ty thép, nhằm tăng giá thép lên cao, Bộ Công Thương khẳng định, nghi vấn này không có cơ sở.
Giải thích rõ hơn, Bộ Công Thương cho biết, năm 2021, dự kiến kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi và tăng trưởng khoảng trên 6%, dự kiến nhu cầu sản phẩm phôi thép sẽ tăng khoảng 6% với năm 2020 và nhu cầu thép của Việt Nam sẽ tăng khoảng 2-3%. Nhu cầu sản phẩm thép các loại dự tính khoảng 27 triệu tấn.
Về nguồn cung thép xây dựng, Bộ Công Thương khẳng định, với việc một số dự án thép đã đi vào hoạt động như Dự án Liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất của Tập đoàn Hòa Phát, Dự án Nhà máy luyện thép Nghi Sơn năm 2020 vừa qua nên năng lực sản xuất của thép xây dựng (khoảng 14 triệu tấn) bảo đảm 100% cho nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu.
Về thép cuộn cán nóng (HRC), hiện tại công suất trong nước đạt khoảng từ 5-6 triệu tấn. Tuy nhiên, trong năm 2020, Việt Nam đã nhập siêu thép cuộn cán nóng đến 9,3 triệu tấn (nhập khẩu 10 triệu tấn – xuất khẩu 0,7 triệu tấn). Do vậy, dự kiến trong năm 2021, Việt Nam vẫn tiếp tục phải nhập khẩu một lượng lớn thép cuộn cán nóng để phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước.
Cục Công nghiệp phân tích, về năng lực nguồn cung thì thừa nhưng cung ứng là chuyện khác vì dịch COVID-19 khiến các nhà máy đóng cửa trong khi đó vấn đề logistics làm nguồn nguyên liệu bị gián đoạn nên không thể tăng sản xuất. Với tình hình này, thị trường thép có thể sẽ thiết lập một mặt bằng giá mới. Tuy nhiên, sau khi tình hình dịch bệnh ổn định hơn, giá thép sẽ được điều chỉnh theo quan hệ cung cầu. Do đó, nghi vấn có sự “bắt tay” của các công ty thép, nhằm tăng giá thép lên cao là không có cơ sở.
Miền Trung thu hút nhiều dự án trong lĩnh vực năng lượng
Với tiềm năng về nắng và gió, nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu, đề xuất các dự án năng lượng tái tạo tại các địa phương miền Trung, như Ninh Thuận, Phú Yên,...
Nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước đã quan tâm nghiên cứu, đề xuất các dự án năng lượng tái tạo tại các địa phương miền Trung, như Ninh Thuận, Phú Yên, Bình Định, Quảng Trị...
Sôi động
Hiện tại, nhiều nhà đầu tư đề xuất thực hiện các dự án điện gió ngoài khơi của tỉnh Bình Định. Trong đó, Tập đoàn PNE (CHLB Đức) đăng ký đầu tư dự án quy mô công suất 2.000 MW, Công ty CP Đầu tư năng lượng Phát Đạt đăng ký 2.600 MW, Công ty cổ phần Xây lắp điện I đăng ký 1.000 MW. Đặc biệt, siêu dự án của Tập đoàn PNE đang được xúc tiến mạnh để triển khai với kế hoạch xây dựng 154 - 166 tua-bin (12 - 13 MW/tua-bin), dự kiến sản lượng điện 6,5 - 7 tỷ kWh/năm. Với tiềm năng như vậy, UBND tỉnh đã kiến nghị Trung ương xem xét thẩm định phê duyệt bổ sung các dự án điện mặt trời và điện gió trên địa bàn tỉnh vào Quy hoạch Phát triển điện lực, để có cơ sở triển khai thực hiện, thu hút nhà đầu tư.
Tại Quảng Trị, địa phương này đang hướng đến trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của miền Trung. Đến nay, Quảng Trị có 13 dự án năng lượng đã đi vào hoạt động, với công suất 276 MW. Riêng về điện gió, Quảng Trị có 31 dự án được phê duyệt quy hoạch với tổng công suất 1.177,2 MW. Mới đây, Quảng Trị đã ký chấp thuận chủ trương đầu tư 3 dự án điện gió với tổng vốn đầu tư lên đến gần 5.800 tỷ đồng.
Giữa tháng 4/2021, Tập đoàn Trung Nam (Trungnam Group) đã đưa Nhà máy Điện gió Trung Nam tại tỉnh Ninh Thuận vào hoạt động. Đây được xem nhà máy điện gió lớn nhất Việt Nam và khi kết hợp với nhà máy điện mặt trời thì tổ hợp năng lượng điện gió, điện mặt trời của Trung Nam đạt 950 triệu - 1 tỷ kWh/năm. Tính đến hết năm 2020, Trungnam Group đã đầu tư tại Ninh Thuận hơn 1,5 tỷ USD, mỗi năm mang lại doanh thu trên địa bàn hơn 5.400 tỷ đồng.
Ông Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, trên địa bàn Ninh Thuận đang một làn sóng đầu tư vào năng lượng tái tạo, với nhiều nhà đầu tư chiến lược. "Ninh Thuận sở hữu tiềm năng về năng lượng gió, năng lượng mặt trời lớn nhất cả nước. Phát triển năng lượng tái tạo là lĩnh vực ưu tiên, đột phá để Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững. Vì vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư vào năng lượng tái tạo", ông Nam nói.
Động lực tăng trưởng
Ông Nguyễn Tâm Tiến, Tổng giám đốc Trungnam Group cho biết: "Năm 2021, Trungnam Group sẽ hoàn thành 3 nhà máy điện gió tại Đắk Lắk, Ninh Thuận và Trà Vinh, hơn 600 MW phải được hoà lưới điện quốc gia trước ngày 31/10/2021. Trungnam Group đang tiếp tục thực hiện nhiều dự án năng lượng nhằm đạt mục tiêu đến năm 2027 sẽ đưa thêm 10 GW hòa lưới hệ thống điện quốc gia".
Các địa phương miền Trung đang đua nước rút để sớm đưa các dự án năng lượng tái tạo vào hoạt động, nhằm tạo động lực phát triển.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, ông Võ Văn Hưng cho biết, Quảng Trị phấn đấu trở thành trung tâm năng lượng của khu vực miền Trung với quy mô công suất khoảng từ 13.000 MW đến 15.000 MW. Đến năm 2025, phấn đấu đạt quy mô công suất phát điện khoảng 4.000 MW. Đến nay, trên địa bàn Quảng Trị có 53 dự án năng lượng được quy hoạch với tổng công suất 4.746MW, trong đó có 15 dự án tổng công suất 77 MW đã được đưa vào vận hành, 38 dự án tổng công suất 2.959 MW đang triển khai đầu tư xây dựng. Ngoài ra, hơn 70 dự án với tổng công suất khoảng 10.700 MW đã được UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương xem xét đưa vào quy hoạch.
Tại tỉnh Ninh Thuận, địa phương này đặt kế hoạch năm 2021 phải hoàn thành 737 MW điện thuộc các dự án năng lượng trên địa bàn. Tuy nhiên, nhiều dự án đang chậm tiến độ, như Nhà máy Điện gió Phước Hữu - Duyên Hải 1, quy mô 30 MW; Nhà máy Điện gió Adani Phước Minh (Thuận Nam) với quy mô 27,3 MW; 2 dự án nhà máy Điện mặt trời Phước Thái 2 và Phước Thái 3... Vì vậy, Ninh Thuận đang đốc thúc các chủ đầu tư, chỉ đạo các ngành, địa phương tháo gỡ khó khăn cho các dự án năng lượng tái tạo để sớm đi vào hoạt động, đặc biệt là dự án điện gió, bởi dự án điện gió muốn được hưởng chính sách ưu đãi của Chính phủ thì phải hoàn thành trước ngày 30/10/2021...
Samsung xin mua điện không qua EVN Samsung đề xuất được triển khai thí điểm cơ chế mua bán điện trực tiếp. Nếu đề xuất được chấp thuận thì Samsung có thể mua điện trực tiếp từ đơn vị phát điện năng lượng tái tạo mà không phải thông qua EVN. Trong buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên ngày hôm nay 29.4, ông Choi...