Bộ Công thương tiến hành kiểm tra công ty đa cấp do trùm lừa đảo Vũ Ngọc Thuyển cầm đầu
“Do có sự gian dối trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp do Vũ Ngọc Thuyển cầm đầu nên việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp của công ty này là việc cần thiết”- luật sư Phan Thị Lam Hồng, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đông Hà Nội phân tích.
Như ANTĐ đã đưa tin, trùm lừa đảo đa cấp Vũ Ngọc Thuyển – nguyên Giám đốc Công ty Cổ phần đào tạo mua bán trực tuyến Muaban24 chi nhánh TP Bắc Giang dù đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng vẫn được cấp phép thành lập và điều hành công ty cổ phần liên minh tiêu dùng Việt Nam. Ngày 25-4-2016, Sở Công thương tỉnh Bắc Giang đã có công văn số 346/SCT-QLTM do ông Đào Xuân Cường – Phó giám đốc Sở ký, nhận trách nhiệm sơ suất và xin rút kinh nghiệm trong quá trình thẩm định hồ sơ, cấp phép kinh doanh đa cấp cho công ty này.
Tiếp đó, ngày 5-5, cơ quan này đã lập biên bản bàn giao một số tài liệu liên quan đến công ty cổ phần Liên minh tiêu dùng Việt Nam cho Cơ quan CSĐT- Công an tỉnh Bắc Giang để tiếp tục điều tra làm rõ việc cấp phép kinh doanh đa cấp cho Vũ Ngọc Thuyển.
Vũ Ngọc Thuyển tại một buổi hội thảo đa cấp
Về vấn đề này, phóng viên ANTĐ đã phỏng vấn Luật sư Phan Thị Lam Hồng – Giám đốc Công ty Luật TNHH Đông Hà Nội. Nữ luật sư phân tích: “Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Nghị định 42/2014/NĐ-CP Quy định về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp thì doanh nghiệp sẽ bị thu hồi giấy phép hoạt động nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư bị thu hồi hoặc hết hiệu lực;
b) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp có thông tin gian dối;
c) Doanh nghiệp bị xử phạt về một số hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này trong quá trình tổ chức hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật;
Video đang HOT
d) Doanh nghiệp không triển khai hoạt động bán hàng đa cấp trong thời hạn 12 tháng liên tục kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp;
đ) Doanh nghiệp không đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 7 nghị định này trong quá trình hoạt động bán hàng đa cấp;
e) Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động bán hàng đa cấp quá 12 tháng liên tục;
g) Doanh nghiệp giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật”.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 15 Nghị định 110/2005/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp thì thành phần hồ sơ đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp gồm 7 loại giấy tờ, trong đó có”danh sách và lý lịch của những người đứng đầu doanh nghiệp có ảnh và xác nhận của công an xã phường nơi cư trú”. Do pháp luật doanh nghiệp và các quy định về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp không có quy định cụ thể về mẫu lý lịch có xác nhận của công an xã phường nơi cư trú nên thủ tục này được thực hiện dựa trên quy định về chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của Công an xã phường và cơ quan có thẩm quyền cấp lý lịch.
Trong các sự kiện công khai của công ty Liên Minh Tiêu Dùng Việt Nam, bị can Vũ Ngọc Thuyển đều đứng sau biển giới thiệu chức danh Phó chủ tịch HĐQT.
Do có sự gian dối trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp nên công ty cổ phần liên minh tiêu dùng Việt Nam có thể bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định 42/2014/NĐ-CP. Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 24/2014/TT-BCT thì thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp thuộc về Cục Quản lý cạnh tranh.
Hiện Bộ Công thương cũng đã thành lập đoàn kiểm tra các hoạt động bảy doanh nghiệp liên quan đến việc chấp hành pháp luật về bán hàng đa cấp, trong đó có công ty cổ phần Liên minh tiêu dùng Việt Nam. Việc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp của công ty sẽ được thực hiện sau khi có kết luận của đoàn kiểm tra.
Theo_An ninh thủ đô
Vì sao không công khai vi phạm của đa cấp Liên kết Việt ?
Liên quan đến vụ lừa đảo của đa cấp Liên kết Việt, dư luận đang "dậy sóng" trước việc vì sao quyết định xử phạt không được công bố rộng rãi để người dân có thông tin và không bị rơi vào "bẫy đa cấp".
Báo Hải quan dẫn lời ông Bạch Văn Mừng- Cục trưởng Cục Quản lý Cạnh tranh cho biết: Cục Quản lý cạnh tranh đã tiến hành hậu kiểm hoạt động bán hàng đa cấp của Công ty Liên kết Việt vào ngày 15/7/2015.
Căn cứ kết quả kiểm tra, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh đã ban hành Quyết định xử phạt Công ty Liên kết Việt với số tiền 570 triệu đồng về các hành vi vi phạm các quy định trong hoạt động bán hàng đa cấp được quy định tại Nghị định số 42/2014/NĐ-CP và Thông tư số 24/2014/TT-BCT của Bộ Công Thương.
Vậy tại sao quyết định này không được công khai? Đó là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra trong bối cảnh hậu quả của Liên kết Việt gây ra là rất lớn, ảnh hưởng đến hàng chục nghìn người. Không ít ý kiến cho rằng nếu vi phạm của Liên kết Việt được sớm công khai thì số nạn nhân của Công ty "siêu lừa" này sẽ được giảm đi đáng kể.
Bộ Công thương cho rằng, cơ quan này đã làm tròn trách nhiệm trong việc giám sát, kiểm tra và phát hiện sai phạm của Công ty Liên Kết Việt - Ảnh: báo Infonet
Việc công khai thông tin về việc xử phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính đã được quy định rõ trong Luật Xử lý vi phạm hành chính (năm 2012).
Điều 72 Luật Xử lý vi phạm hành chính, quy định về công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng việc xử phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính.
Các trường hợp phải công khai liên quan đến vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; dược; khám bệnh, chữa bệnh; lao động; xây dựng; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo vệ môi trường; thuế; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; đo lường; sản xuất, buôn bán hàng giả mà gây hậu quả lớn hoặc gây ảnh hưởng xấu về dư luận xã hội thì cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm công bố công khai về việc xử phạt.
Nghị định 42 về quản lý kinh doanh đa cấp cũng quy định doanh nghiệp bán hàng đa cấp, người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện các hành vi vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật cạnh tranh và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Hơn nữa, một trong các hành vi vi phạm bị xử phạt của Công ty Liên kết Việt là "Cung cấp các thông tin gian dối và gây nhầm lẫn cho khách hàng về chất lượng, công dụng của sản phẩm".
Như vậy, theo quy định tại Điều 72 Luật Xử lý vi phạm hành chính như đề cập ở trên (vi phạm liên quan đến "chất lượng sản phẩm, hàng hóa"), việc xử phạt Công ty Liên kết Việt cần được Cục Quản lý Cạnh tranh công bố công khai.
Phải chăng Cục Quản lý cạnh tranh không nắm được quy định hay có uẩn khúc gì phía sau mà đơn vị này không muốn công bố vi phạm của Liên kết Việt?
Trước làn sóng dư luận về việc không công khai vi phạm của Liên kết Việt, báo Infonet cũng có thông tin, trong thời gian Cục QLCT điều tra, xử lý vi phạm của Công ty Liên Kết Việt theo quy định của pháp luật cạnh tranh, C46 (Bộ Công an) cũng đã vào cuộc để tìm hiểu, xác minh các thong tin về các dấu hiệu lừa đảo của công ty này.
Một lần nữa vị lãnh đạo Bộ Công thương khẳng định, "do chỉ cơ quan công an mới có đủ năng lực, thẩm quyền để điều tra xác minh hành vi lừa đảo, tại thời điểm Cục QLCT ban hành quyết định xử phạt Công ty Liên Kết Việt lại chưa có kết luận cụ thể của cơ quan công an nên Cục QLCT, với chức năng và quyền hạn được pháp luật cho phép, chưa thể đưa ra các cảnh báo về dấu hiệu lừa đảo của Công ty Liên Kết Việt".
Trước đó, trả lời phỏng vấn Infonet, ông Phan Đức Quế- Trưởng Phòng điều tra xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, Cục QLCT cho biết, thời gian tới cơ quan này sẽ kiến nghị để sửa đổi, bổ sung một số điều trong Nghị định 42 của Chính phủ theo hướng tăng mức xử phạt đối với hành vi vi phạm trong bán hàng đa cấp.
HẠNH VŨ (Tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Đình chỉ hoạt động 6 cơ sở của Thiên Ngọc Minh Uy Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Vĩnh Long mới đây đã báo cáo kết quả kiểm tra những vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh. Theo đó, 06 cơ sở của Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy là Cơ sở Phụng Quần 1, Phụng Quần 2, Phụng Quần 5, Phụng Quần 6, Phụng Quần 8, Cơ sở...