Bộ Công Thương sẽ thanh tra hàng loạt doanh nghiệp Habeco, Aeon, FPT, Grab, BRG…
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa phê duyệt kế hoạch thanh tra năm 2023 của bộ. Theo đó, thanh tra bộ và các đơn vị trực thuộc sẽ tiến hành thanh tra loạt doanh nghiệp trong năm tới.
Một góc siêu thị Aeon Mall Hà Đông, TP Hà Nội – Ảnh: Đ.T
Theo kế hoạch thanh tra, Phòng kế hoạch tổng hợp và phòng, chống tham nhũng ( Thanh tra Bộ Công Thương) tiến hành thanh tra việc chấp hành các quy định của Luật phòng, chống tham nhũng; công tác quản lý sử dụng vốn; hoạt động sản xuất kinh doanh; công tác đầu tư, mua sắm, sử dụng tài sản và thực hiện dự án tại Tổng công ty cổ phần Bia – rượu – nước giải khát Hà Nội (Habeco) giai đoạn 2020 – 2021.
Thời điểm thanh tra Habeco dự kiến trong quý 3, quý 4 năm 2023.
Đơn vị này cũng sẽ tiến hành thanh tra Tổng công ty Giấy Việt Nam, Công ty cổ phần vật tư và thiết bị toàn bộ Trường đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp trong năm tới.
Bên cạnh đó, Phòng thanh tra chuyên ngành (Thanh tra Bộ Công Thương) sẽ thanh tra việc thực hiện quy định pháp luật về an toàn trong khai thác, chế biến khoáng sản và hoạt động hóa chất tại Tổng công ty Khoáng sản (thuộc TKV).
Thanh tra Tổng công ty Điện lực miền Bắc về việc chấp hành pháp luật trong quản lý chất lượng công trình xây dựng; hoạt động điện lực trong các lĩnh vực điều độ hệ thống điện, an toàn điện, phát triển điện mặt trời, bán buôn bán lẻ điện…
Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động hóa chất và an toàn công nghiệp tại Công ty cổ phần Phân bón dầu khí Cà Mau.
Video đang HOT
Cũng theo kế hoạch thanh tra vừa được Bộ Công Thương ban hành, trong năm 2023, Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng sẽ thanh tra việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Công ty TNHH Aeon Việt Nam (chủ chuỗi siêu thị Aeon trên cả nước); Công ty TNHH bán lẻ BRG – chủ hai chuỗi siêu thị bán lẻ BRGmart và Fujimart. Thời điểm thanh tra hai doanh nghiệp bán lẻ này dự kiến trong quý 3, quý 4 năm 2023.
Cục này cũng sẽ thanh tra việc chấp hành pháp luật về bán hàng đa cấp tại bốn doanh nghiệp: Công ty TNHH Seacret, Công ty TNHH Total Swiss Việt Nam, Công ty TNHH Kyowon The Orm Việt Nam, Công ty TNHH Gcoop Việt Nam.
Và trong quý 2, quý 3, quý 4 năm 2023, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) sẽ chủ trì thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động khuyến mãi của ba doanh nghiệp: Công ty cổ phần Viễn thông FPT, Công ty cổ phần Kids Plaza, Công ty cổ phần AirPay.
Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công Thương) sẽ chủ trì kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về thương mại điện tử của Công ty TNHH Grab và Công ty cổ phần Dịch vụ di động trực tuyến.
Ngoài ra, một loạt các doanh nghiệp, tổ chức khác cũng nằm trong “tầm ngắm” của Thanh tra Bộ Công Thương và các đơn vị trực thuộc bộ trong năm tới như: thủy điện Hủa Na, thủy điện Vĩnh Sơn, Công ty cổ phần Hóa chất miền Bắc, Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai, Viện Công nghiệp thực phẩm…
Bộ trưởng Bộ Công Thương nói về tình trạng rối loạn xăng dầu ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
Sáng 5/11, trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã trả lời về tình hình rối loạn xăng dầu ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (ĐBQH TP Hà Nội) tranh luận về thanh tra xăng dầu. Ảnh: TTXVN
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (ĐBQH TP Hà Nội) đánh giá cao sự nỗ lực của Bộ Công Thương trong khắc phục tình trạng rối loạn xăng dầu ở Việt Nam. Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí cũng gửi ý kiến của cử tri đến Bộ trưởng Bộ Công Thương giải thích về tình trạng thị trường xăng dầu ở các thành phố lớn đang bị hỗn loạn mấy ngày qua.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí nêu ý kiến: Theo Nghị định 95 năm 2021, giá xăng dầu điều hành hiện nay lấy giá bình quân của thế giới 10 ngày trước để tính giá trong nước 10 ngày sau. Như vậy, giá bình quân trong nước chênh lệch, tăng, giảm so với giá thế giới 20 ngày. Có thể năm 2021 phù hợp, nhưng năm nay không phù hợp nữa. Mong Bộ xem xét?
Cũng theo đại biểu Nguyễn Anh Trí, có ý kiến của cử tri nêu Bộ Công Thương đã cấp phép tràn lan, quá nhiều. Hiện nay có đến 36 đầu mối và hơn 330 thương nhân phân phối xăng đầu. Đại biểu Nguyễn Anh Trí lấy ví dụ ở một số nước như: Nhật Bản chỉ 5 đầu mối, Trung Quốc 4 - 6 đầu mối. Với thực trạng của Việt Nam nhiều đầu mối dẫn đến hệ luỵ khó quản lý.
Trả lời ý kiến đại biểu Nguyễn Anh Trí, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định: Bộ đang thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Và thừa nhận, Nghị định 95 quy định 15 ngày/lần điều chỉnh giá xăng đầu. Đánh giá bình quân 10 ngày trước so với thế giới và cho rằng đây là việc bình thường và đúng thời điểm ban hành Nghị định 83.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng nhắc lại, trong ngày 28/10 khi phát biểu thảo luận ở Hội trường, Bộ trưởng có nêu, thị trường xăng dầu rất dị biệt, rõ ràng bộc lộ những khiếm khuyết trong quy định hiện hành.
"Chính phủ nhận thấy điều này và Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành nghiên cứu sửa Nghị định 95 cho phù hợp với thực tiễn", Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nói.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trả lời về tình hình xăng đầu. Ảnh: TTXVN
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, thế giới thay đổi hàng ngày, hàng giờ. Vì thế, dù có cố gắng đến đâu thì quy định pháp luật cũng có độ trễ so với thực tiễn.
"Tới đây, được Chính phủ và các cấp có thẩm quyền giao Bộ Công Thương, chúng tôi sẽ phối hợp với các Bộ, ngành sửa Nghị định sát hơn với tình hình", Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nói.
Trước ý kiến cho rằng, Bộ Công Thương cấp phép tràn lan, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết: "Quy định của Nghị định 93 và 95 là thế, chúng ta đã thực hiện cấp phép trong những năm vừa qua. Từ khi tôi về nhận nhiệm vụ tại Bộ Công Thương đến giờ, tôi đưa ra bàn trong Ban cán sự và lãnh đạo Bộ, thống nhất không cấp thêm, chỉ cấp đổi giấy phép. Tuy nhiên, vẫn có một số doanh nghiệp chứng minh đủ điều kiện, đặt lên bàn lãnh đạo Bộ hàng chục hồ sơ xin cấp phép".
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết: "Hệ thống kinh doanh xăng dầu qua nhiều tầng, nấc như hiện nay là rất rối, đặc biệt trong những tình huống như thế này. Nhiều tầng, nấc thì tăng chi phí, đương nhiên phải cộng vào giá bán lẻ. Trong hướng dẫn tới, có lẽ phải sắp xếp lại hệ thống. Từ doanh nghiệp đầu mối, không cần quá nhiều thương nhân phân phối đến đại lý và bán lẻ, thì sẽ giảm được cầu, nấc".
"Chúng tôi sẽ nghiên cứu làm sao chỉ đạo sát hơn với tình hình. Nếu 10 ngày không phù hợp thì phải rút xuống 5 ngày. Thậm chí, lấy ý kiến rộng rãi và đối tượng tác động thấy rằng điều chỉnh theo ngày là ý kiến đa số, Bộ sẽ nghiên cứu để tham mưu cho các cấp có thẩm quyền", Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết: "Có thể nói nguyên nhân, giải pháp đến giờ này thì vẫn còn nguyên giá trị như chúng tôi đã báo cáo. Tuy nhiên, mấy ngày qua, nguồn cung cho xăng dầu của thế giới ngày càng khan hiếm. Những ngày qua, Châu Âu và các nền kinh tế lớn gia tăng thu mua lượng dầu hiện có từ các nguồn cung chính là OPEC và Nga, bởi vì sát đến ngày 25/11 là ngày phương Tây áp lệnh trừng phạt lần thứ 80 và cấm tuyệt đối việc mua bán xăng dầu của Nga đối với những nước mà thuộc điều chỉnh của phương Tây".
Nguyên nhân thứ 2 được Bộ trưởng Bộ Công Thương đưa ra là liên quan đến tỷ giá ngoại tệ. Đồng đô la Mỹ và Euro thì liên tục thay đổi về tỷ giá gây những khó khăn cho doanh nghiệp nhập khẩu. Đặc biệt, việc tiếp cận vốn, ngoại tệ để được bảo lãnh nhập, hỗ trợ thanh toán của các doanh nghiệp đầu mối và phân phối còn khó khăn bởi nhiều doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện cho vay và bảo lãnh của các ngân hàng.
"Do đó, tình trạng đứt gãy cục bộ nguồn cung trong hệ thống tiếp tục diễn ra thêm ở một số nơi, nhất là những thành phố lớn, tập trung đông dân cư", Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nói.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho hay, trước tình hình đó, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành chức năng vào cuộc và đến giờ mỗi ngành đều đã và đang làm tốt chức trách, nhiệm vụ của mình. Sự phối hợp giữa các ngành chức năng, từ Bộ Công Thương cho đến Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước cũng như các ngành đã phối hợp hiệu quả hơn.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, chiều 4/11, Bộ Tài chính đã chính thức có dự kiến phương án điều chỉnh chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam để lấy ý kiến của Bộ Công Thương. Cũng trong chiều 4/11, Bộ Công Thương đã có ý kiến đồng thuận với Bộ Tài chính và như vậy nếu không có gì thay đổi lớn thì trong kỳ điều hành ngày 11/11 những chi phí phát sinh sẽ được cập nhật và đây là cơ sở tháo gỡ tương đối tốt. Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã chỉ đạo cụ thể cho các ngân hàng thương mại xem xét, giải quyết một cách cụ thể đối với những doanh nghiệp đang khó khăn trong việc tiếp cận vốn và bảo lãnh cho việc thanh toán.
Mặt khác, Bộ Công Thương đã chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường trong cả nước phối hợp với cơ quan chức năng tại địa bàn tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý theo quy định hiện hành và có những hình phạt bổ sung nếu phát hiện có sai phạm.
"Đồng thời, chúng tôi cũng có văn bản đề nghị chính quyền các địa phương tăng cường quản lý nhà nước theo thẩm quyền và phối hợp với Bộ Công Thương, các bộ, ngành để giải quyết một cách dứt điểm. Hy vọng rằng những nỗ lực như chúng tôi vừa báo cáo thì trong những ngày tới tình hình xăng dầu sẽ được giải quyết", Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho hay.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, thị trường xăng dầu thế giới ảnh hưởng rất lớn đến Việt Nam. Xăng dầu sản xuất trong nước đạt khoảng 80% nhu cầu, tuy nhiên, trong 80% ấy một nửa, thậm chí là già nửa lượng dầu thô vẫn phải nhập từ thế giới, cho nên thị trường thế giới thế nào thì sẽ tác động vào thị trường trong nước như thế. Việt Nam còn khoảng trên dưới 20% xăng dầu thành phẩm nhập từ nước ngoài cho nên cũng bị ảnh hưởng. Đến giờ này, sản lượng sản xuất ở trong nước cũng như số lượng nhập từ nước ngoài đã đạt 86% kế hoạch của cả năm.
Cửa hàng, đại lý xăng dầu lo phải nghỉ bán vì thua lỗ, Bộ Công thương họp khẩn Trước phản ánh về việc hàng loạt cửa hàng xăng dầu rủ nhau nghỉ bán và có nguy cơ phải đóng cửa, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp với các đơn vị liên quan để bàn giải pháp. Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp về điều hành xăng dầu - Ảnh:...