Bộ Công Thương: Năm 2021, cả nước sẽ thiếu điện
Do các dự án nguồn điện đi vào hoạt động chậm so với quy hoạch nên từ năm 2021, điện sẽ thiếu trên cả nước.
Ảnh minh họa.
Thực trạng này được nêu trong báo cáo được Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh ký, gửi tới các đại biểu Quốc hội trước phiên chất vấn ngày 6/11.
Bộ Công Thương cho biết, tổng nhu cầu điện năng năm 2019 gần 241 tỷ kWh, tăng trên 9,4% so với 2018. Năm nay, không cần tiết giảm điện năng và dự kiến năm 2020 vẫn đủ điện. Nhưng tình trạng thiếu điện sẽ bắt đầu xuất hiện từ 2021, kéo dài tới 2025.
Các tính toán cập nhật cho thấy, với kịch bản tần suất nước bình thường, lượng điện thiếu vào năm 2023 khoảng 1,8 tỷ kWh. Miền Nam sẽ là khu vực thiếu điện trầm trọng nhất.
Theo VTV
Video đang HOT
Đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trong năm 2020
Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Công Thương - Trần Tuấn Anh tại buổi tiếp Tổng thư ký ASEAN - ông Lim Jock Hoi nhằm trao đổi về các ưu tiên, sáng kiến trong năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam diễn ra chiều ngày 26/8, tại Bộ Công Thương.
Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh - cho biết, đối với Chính phủ Việt Nam, năm 2020 những nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng đã được xác định, đặc biệt vai trò Chủ tịch ASEAN được coi là ưu tiên hàng đầu, hiện Chính phủ đã có sự chỉ đạo và giao các bộ, ngành xây dựng, triển khai các kế hoạch cụ thể, trong đó có Bộ Công Thương.
Ban thư ký ASEAN đánh giá cao những ưu tiên, sáng kiến Việt Nam xây dựng cho Năm Chủ tịch ASEAN 2020
Việt Nam nhận vai trò Chủ tịch ASEAN trong bối cảnh trong nước và thế giới có nhiều thay đổi với cục diện mới. Trong đó, Việt Nam sau 30 năm đổi mới và hội nhập quốc tế đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện về kinh tế, xã hội, vị thế trong khu vực và trên trường quốc tế nâng cao đáng kể.
Đối với ASEAN, sau 5 năm triển khai Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, cộng đồng tiếp tục gắn kết chặt chẽ, khẳng định vai trò trung tâm trong duy trì hòa bình, ổn định và phát triển. Ở tầm quốc tế, hòa bình, hợp tác vẫn là xu thế lớn, các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đang được thực thi và tiếp tục đàm phán.
Tuy nhiên, Việt Nam nhận vai trò Chủ tịch ASEAN trong tình hình có nhiều thách thức đan xen, như bất ổn kinh tế và tài chính tiền tệ, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, gây khó khăn với quá trình phát triển của ASEAN.
Năm 2020 cũng là năm kỷ niệm 25 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, vì vậy, theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đây là động lực, thể hiện trách nhiệm của nước thành viên cũng như yêu cầu của ASEAN. 2020 cũng là năm kỷ niệm 5 năm thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), thời gian qua dù tổ chức đã có những bước tiến quan trọng song cần phải đánh giá, có biện pháp củng cố để tổ chức có sự phát triển mới.
Trong bối cảnh trên, việc đảm nhiệm và thực hiện thành công vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 là nhằm thực hiện mục tiêu quan trọng mà Việt Nam đề ra, đó là: Phấn đấu đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt trong ASEAN, tích cực củng cố đoàn kết, gắn bó giữa các nước thành viên; nâng cao sức mạnh nội khối cũng như năng lực ứng phó trước những thách thức; phát huy vai trò trung tâm và tiếng nói của ASEAN trong duy trì hòa bình, ổn định, an ninh khu vực và quốc tế; nâng tầm, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác với các nước thành viên ASEAN và các đối tác then chốt cũng như các tổ chức quốc tế và khu vực...
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, Bộ Công Thương đang tích cực triển khai các sáng kiến với vai trò Bộ điều phối trụ cột về hợp tác kinh tế của ASEAN
Để thực hiện chủ đề "ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng", Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, Việt Nam đã xây dựng và đưa ra 5 định hướng ưu tiên, gồm: Một là, tăng cương thực hiện vai trò và đóng góp của ASEAN vào công cuộc duy trì môi trường hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực; Hai là, thúc đẩy liên kết, kết nối khu vực, nâng cao khả năng thích ứng và tận dụng các cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; Ba là, thúc đẩy ý thức cộng đồng và bản sắc ASEAN nhằm tạo dựng các giá trị chung của ASEAN; Bốn là, đẩy mạnh quan hệ đối tác vì hòa và phát triển bền vững với các nước trên thế giới; Năm là, nâng cao năng cao năng lực thích ứng và hiệu quả của ASEAN thể hiện qua cải cách thể chế, tăng cường hiệu quả hoạt động của bộ máy ASEAN...
Từ 5 ưu tiên đó, với tư cách là Bộ điều phối trụ cột hợp tác kinh tế của ASEAN, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh - thông tin, Bộ Công Thương sẽ chủ trì, xây dựng các ưu tiên kinh tế cho năm ASEAN 2020 trong các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của ngành Công Thương. Trong đó, các đơn vị của Bộ đang xây dựng các ưu tiên, sáng kiến, như: Đánh giá giữa kỳ kế hoạch Tổng thể xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN 2025 (AEC 2025) và tầm nhìn đến 2035; Thúc đẩy kết thúc đàm phán, ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RECP); Cơ sở hạ tầng một nền kinh tế tuần hoàn khu vực ASEAN, hướng tới một nền kinh tế bền vững... Sáng kiến này sẽ tập trung thúc đẩy hợp tác về lĩnh vực năng lượng và một số lĩnh vực khác như: thương mại điện tử, ngân hàng trung ương, xây dựng thành phố thông minh, xúc tiến thương mại, xây dựng môi trường cạnh tranh...; Xây dựng thương hiệu, hình ảnh chung ASEAN; Thúc đẩy hình thành chuỗi giá trị ASEAN trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất ô tô; Hội đồng xúc tiến thương mại và đầu tư khu vực ASEAN; Thông lệ tốt về ASEAN Digital 4.0...
Tổng thư ký ASEAN - ông Lim Jock Hoi ghi nhận những nỗ lực của Việt Nam cũng như Bộ Công Thương trong công tác chuẩn bị đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2020
"Ban thư ký ASEAN cũng đã có những đánh giá về các đề xuất, ưu tiên mà Việt Nam đưa ra. Việt Nam đánh giá cao các ý kiến của Ban thư ký ASEAN, dựa trên ý kiến đó Việt Nam sẽ tập trung xây dựng các bước thực hiện tiếp theo, làm sâu sắc nội dung các ưu tiên, sáng kiến; tích cực, nỗ lực tiến tới thực hiện thành công vai trò năm Chủ tịch ASEAN 2020"- Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.
Bày tỏ cảm ơn buổi tiếp của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, Tổng thư ký ASEAN - ông Lim Jock Hoi - cho biết, đoàn Ban thư ký ASEAN đã có thời gian gặp gỡ hiệu quả, thành công với lãnh đạo, các cơ quan Bộ ngành của Việt Nam, nhất là được tiếp với cộng đồng doanh nghiệp trong chuyến làm việc tại Việt Nam nhằm chuẩn bị cho năm đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam.
Trước những thông tin và những định hướng thực hiện nhiệm vụ Chủ tịch ASEAN của Việt Nam cũng như Bộ Công Thương, ông Lim Jock Hoi đánh giá rất tích cực, đồng thời cho biết Ban thư ký ASEAN sẽ có những hỗ trợ cụ thể, thiết thực để Việt Nam triển khai hiệu quả các ưu tiên, cũng như góp phần thực hiện thành công vai trò Chủ tịch ASEAN 2020.
Hoa Quỳnh - Vũ Cương
Theo Congthuong
Bộ Công Thương lập Hội đồng kỷ luật Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước Bộ Công Thương vừa thành lập Hội đồng kỷ luật để tư vấn về việc áp dụng hình thức kỷ luật đối với ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước. Theo thông tin đăng tải trên báo Dân Trí, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký quyết định thành lập hội đồng kỷ luật công chức...