Bộ Công Thương muốn tước quyền Tổng giám đốc VEAM của ông Trần Ngọc Hà
Theo nguồn tin riêng của VietnamFinance, Bộ Công Thương vừa có văn bản yêu cầu bộ phận đại diện vốn nhà nước tại Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam – CTCP ( VEAM) có ý kiến để HĐQT tạm dừng nhiệm vụ điều hành chức danh Tổng giám đốc đối với ông Trần Ngọc Hà.
Ông Trần Ngọc Hà, Tổng giám đốc VEAM
Theo đó, Bộ Công Thương yêu cầu bộ phận đại diện vốn nhà nước tại VEAM có ý kiến để HĐQT giao ông Trần Ngọc Hà phối hợp với các đơn vị chức năng của tổng công ty tập trung vào công tác thu hồi công nợ và công tác bán hàng đối với lô hàng sản xuất từ lô 3.000 bộ linh kiện và phụ tùng xe Hyundai Mighty mua từ Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại TCG, đến hết năm 2018 báo cáo kết quả thực hiện về Ban cán sự đảng Bộ Công Thương.
Bộ Công Thương cũng yêu cầu bộ phận đại diện vốn có ý kiến để HĐQT giao ông Ngô Văn Tuyển (đại diện phần vốn nhà nước, ủy viên HĐQT, Phó tổng giám đốc VEAM) đảm nhiệm công việc của Tổng giám đốc và thực hiện chức năng đại diện pháp luật của VEAM trong thời gian tạm dừng điều hành đối với ông Trần Ngọc Hà.
Đồng thời, bộ phận đại diện vốn nhà nước sẽ giới thiệu ông Lê Hữu Phúc (đại diện vốn nhà nước, ủy viên HĐQT VEAM) để Công ty Honda Việt Nam bổ nhiệm chức vụ Phó tổng giám đốc thứ nhất công ty này.
Liên quan đến thương vụ mua bán 3.00 bộ linh kiện và phụ tùng nêu trên, VEAM từng có văn bản giải trình.
Video đang HOT
Cụ thể, phía VEAM cho biết năm 2017 Chính phủ có quyết định chức thức về việc các doanh nghiệp phải chuyển sang sản xuất các dòng xe có tiêu chuẩn EURO4. Theo đó từ 1/1/2018 các nhà máy ô tô phải áp dụng quy định này, riêng các dòng xe EURO2 đã được sản xuất trước thời hạn trên thì vẫn được bán ra thị trường và sử dụng bình thường.
Tháng 9/2017, Tổng giám đốc VEAM đã đồng ý để nhà máy Ô tô VEAM ký hợp đồng mua 3.000 bộ linh kiện về để sản xuất và tiêu thụ. Cơ sở để Tổng giám đốc VEAM “đơn phương” phê duyệt thương vụ mua bán trên là Luật Doanh nghiệp năm 2014.
Trong đó, Điều 149 về Hội đồng quản trị quy định Hội đồng quản trị có các quyền và nghĩa vụ: thông quan hợp đồng mua bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ hoặc giá trị khác.
Còn điều 157 quy định giám đốc, tổng giám đốc có các quyền nghĩa vụ gồm: quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị. Điều này cũng được thể hiện trong Điều lệ hoạt động của VEAM năm 2017.
Chiếu theo quy định kể trên, trong ý kiến giải trình của mình, lãnh đạo VEAM cho rằng lô hàng 3.000 bộ linh kiện có giá trị 1.600 tỷ đồng so với tổng giá trị tài sản của VEAM trên 17.000 tỷ đồng là hoàn toàn có cơ sở và phù hợp với thẩm quyền của Tổng giám đốc.
“Việc đồng ý cho VEAM mua lô hàng 3.000 bộ linh kiện ô tô là cần thiết, không vượt thẩm quyền Tổng giám đốc, không gây thất thoát hay tồn tại gì nên không làm ứ đọng vốn, tạp công ăn việc làm và đời sống cho cán bộ công nhân viên…”, văn bản giải trình của VEAM biện minh.
Tuy nhiên, VEAM này cũng thừa nhận việc Tổng giám đốc đồng ý để Giám đốc Nhà máy ô tô VEAM ký hợp đồng mua mà không có văn bản, ý kiến ủy quyền là có “thiếu sót” về thủ tục hành chính và cần được nghiêm túc rút kinh nghiệm.
Vĩnh Chi
Theo vietnamfinance
Thủ tướng giao Công an điều tra việc nhập phế liệu không người nhận
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an chỉ đạo Công an các địa phương, các cảng biển và Hải quan cung cấp danh sách để điều tra, làm rõ nguyên nhân các container phế liệu được vào Việt Nam mà không có người nhận, người vận chuyển.
Chính phủ siết chặt quy định nhập khẩu phế liệu (ảnh minh họa, ảnh IT).
Chiều nay (8.8), tin từ Văn phòng Chính phủ cho biết, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa có kết luận tại cuộc họp Thường trực Chính phủ (gồm Thủ tướng và các Phó Thủ tướng) về công tác quản lý môi trường trong hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Công Thương, Giao thông vận tải và UBND các tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bà Rịa-Vũng Tàu (là các địa phương có cảng biển có số lượng lớn phế liệu tồn đọng) căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong việc để xảy ra tình trạng trên; tăng cường phối hợp để kiểm soát chặt chẽ, tốt hơn việc nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam trong thời gian tới, không để Việt Nam trở thành bãi thải, ảnh hưởng tới môi trường sống và uy tín của Việt Nam. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ triển khai thực hiện nhiệm vụ này.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường thanh tra toàn diện công tác cấp phép nhập khẩu phế liệu trong thời gian qua, xử lý nghiêm các cán bộ có liên quan, thu hồi giấp phép của các doanh nghiệp nếu phát hiện sai phạm.
Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương ban hành quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với toàn bộ mặt hàng phế liệu được phép nhập khẩu. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương làm rõ nhu cầu sử dụng từng loại phế liệu làm nguyên liệu sản xuất trong nước hiện nay, khả năng sử dụng các phế liệu sẵn có trong nước cho sản xuất, tác động đến môi trường của từng loại phế liệu, tiêu chí, tiêu chuẩn nhập khẩu của từng loại phế liệu để có cơ sở nghiên cứu sửa đổi Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg ngày 19.12.2014 quy định Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất theo hướng hạn chế tối đa danh sách phế liệu được nhập khẩu, bảo đảm công khai, minh bạch, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 8.2018.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an chỉ đạo Công an các địa phương, các cảng biển và Hải quan cung cấp danh sách để điều tra, làm rõ nguyên nhân các container phế liệu được vào Việt Nam mà không có người nhận, người vận chuyển; khẩn trương điều tra, truy tố một số vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường do nhập khẩu phế liệu trái phép vào Việt Nam.
Bộ Quốc phòng huy động các lực lượng chức năng có trách nhiệm để phòng ngừa, ngăn chặn từ xa việc nhập khẩu phế liệu trái phép vào Việt Nam.
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các địa phương tổ chức tiêu hủy, di dời các container phế liệu đang tồn đọng để trả lại không gian cho các cảng biển.
Bộ Công Thương rà soát quy định hiện hành, có giải pháp kiểm soát và hạn chế hoạt động tạm nhập tái xuất đối với phế liệu.
Kín đơn hàng đến hết năm, ngành gỗ nắm chắc xuất khẩu 9 tỷ USD Các doanh nghiệp chế biến gỗ cho biết đơn hàng đã kín từ nay đến hết năm 2018 nên mục tiêu xuất khẩu 9 tỷ USD trong năm nay sẽ thành hiện thực, thậm chí là vượt xa. Tại buổi gặp gỡ để chia sẻ thông tin trước thềm Hội nghị của Chính phủ về Định hướng, giải pháp phát triển nhanh, bền...