Bộ Công Thương kiểm tra giá thành điện của EVN
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký quyết định về việc kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Theo đó, giai đoạn kiểm tra từ ngày 1/1-31/12/2021, đối tượng kiểm tra là Tập đoàn Điện lực Việt Nam và một số đơn vị thành viên của EVN.
Thời hạn kiểm tra kéo dài 45 ngày làm việc thực tế tại EVN và tại đơn vị có liên quan kể từ ngày công bố quyết định của Bộ trưởng Công Thương.
Thời gian kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện sẽ được phân bổ như sau. Tại EVN, 10 ngày làm việc thực tế kể từ ngày công bố Quyết định kiểm tra. Các đơn vị thành viên gồm: Trung tâm điều độ Hệ thống điện quốc gia (NLDC); Công ty mua bán điện (EPTC); Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (NPT); Công ty Truyền tải điện 2 (PTC2); các Tổng công ty điện lực (TCTĐL) và nhà máy hạch toán phụ thuộc. Thời gian làm việc thực tế tại mỗi đơn vị trực thuộc không quá 5 ngày làm việc.
Bộ Công Thương sẽ kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện tại EVN. (Ảnh: Hoàng Hà)
Liên quan tới cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, hồi tháng 6 vừa qua, thẩm tra giá bán điện bình quân năm 2022 của EVN, Bộ Công Thương cùng Bộ Tài chính sau khi rà soát đã cho rằng, giá lẻ điện bình quân năm 2022 không bao gồm các khoản chênh lệch tỷ giá là khoảng 1.915,59 đồng/kWh, tăng 2,74% so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành (1.864,44 đồng/kWh).
Với mức tăng giá bán lẻ điện bình quân này, EVN chưa đủ thẩm quyền quyết định việc điều chỉnh tăng (bởi theo Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg, EVN được quyền điều chỉnh khi mức giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 3% đến dưới 5%). Do đó, trong các tháng đầu năm 2022, giá điện được thực hiện ổn định.
Video đang HOT
Còn theo EVN, sau khi cập nhật phương án giá điện quý I/2022, giá bán lẻ điện bình quân năm 2022 sau khi cập nhật các thông số đầu vào (tỷ giá, giá nhiên liệu) của khâu phát và bao gồm các khoản chênh lệch tỷ giá là khoảng 2.091,23 đồng/kWh, tăng 12,16% so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành. Nếu không bao gồm các khoản chênh lệch tỷ giá, giá bán lẻ điện tăng 9,67% so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành.
Báo cáo tài chính công ty mẹ và báo cáo hợp nhất 6 tháng đầu năm của EVN cho thấy, giá vốn bán hàng của doanh nghiệp này tăng hơn 225.440 tỷ đồng, khiến ghi nhận lỗ gộp từ bán hàng, dịch vụ là hơn 4.200 tỷ đồng. Khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh của EVN nửa đầu năm nay là hơn 12.677 tỷ đồng, còn năm ngoái EVN lãi trên 10.072 tỷ đồng. Theo Tập đoàn này, giá nguyên, nhiên liệu đầu vào tăng cao trong khi giá bán vẫn giữ nguyên là một trong những lý do chủ yếu dẫn đến khoản lỗ này.
Trong diễn biến liên quan, Bộ Công Thương mới đây đã công bố việc lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo Quyết định của Thủ tướng quy định về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân thay thế Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg.
Thẩm quyền quyết định tăng giá điện theo Dự thảo của Bộ Công Thương.
Dự thảo theo hướng, khi các thông số đầu vào biến động làm giá bán lẻ điện bình quân giảm/tăng từ 1% so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành thì giá bán lẻ điện bình quân sẽ được điều chỉnh giảm/tăng tương ứng.
Như vậy, quy định này nếu được thông qua thì sẽ thay đổi so với cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện tại Quyết định hiện hành, khi quy định thông số đầu vào tăng 3% thì giá điện mới tăng.
Muốn tăng trưởng xuất khẩu vào EU, doanh nghiệp Việt phải "xanh và bền vững"
EU là thị trường không ngừng cập nhật chính sách hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh và bền vững.
Vì vậy các doanh nghiệp cần thay đổi để có thể tiếp cận thị trường.
Thị trường lớn còn đầy tiềm năng
Tại Diễn đàn thương mại Việt Nam - EU do Bộ Công Thương phối hợp với Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam và Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu EuroCham vừa tổ chức tại TP. HCM, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết sau 2 năm, Hiệp định EVFTA đã hỗ trợ tích cực cho hàng hóa Việt Nam và EU tiếp cận thị trường của nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa nguồn cung của cả hai bên. Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang hầu hết các thị trường trong khối EU đều ghi nhận sự tăng trưởng tốt nhất là những khu vực như Bắc Âu, Đông Âu hay Nam Âu.
Diễn đàn thương mại Việt Nam - EU
Cụ thể, theo bà Nguyễn Cẩm Trang, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), từ tháng 8/2021 đến tháng 7/2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 2 thị trường này đạt 61,4 tỷ USD, tăng 12% so với năm đầu tiên hiệp định có hiệu lực, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 45 tỷ USD, tăng 17% và nhập khẩu đạt 16,4 tỷ USD, tăng 0,2%.
8 tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại hai chiều cũng đạt 42,4 tỷ USD, tăng gần 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện, EU thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 và thị trường nhập khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam.
Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu vào EU cũng có xu hướng mở rộng và đa dạng hóa. Một số mặt hàng tăng trưởng cao như cà phê tăng 54%, thủy sản tăng gần 42%, dệt may tăng 41%, giày dép tăng 36%, máy móc và thiết bị tăng 35%, hồ tiêu tăng 25%, gạo tăng 22%, rau quả tăng 18%...
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tăng cường nhập khẩu nhiều mặt hàng từ EU, điển hình như hóa chất tăng 102%, sữa và sản phẩm sữa tăng 29%, gỗ và sản phẩm gỗ, thức ăn gia súc cùng tăng 15,5%, chế phẩm thực phẩm khác tăng 45%...
Về đầu tư, EU hiện cũng là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 5 tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký 27,6 tỷ USD lũy kế đến tháng 8 năm 2022. 8 tháng đầu năm 2022, tổng vốn đăng ký đầu tư của EU tại Việt Nam đạt 2,2 tỷ USD, tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái với 104 dự án cấp mới.
Doanh nghiệp phải theo xu hướng "xanh và bền vững"
Các chuyên gia trong nước và quốc tế đánh giá cao tiềm năng của thị trường Việt Nam, đồng thời, chỉ ra không ít hạn chế tồn tại và những thách thức đặt ra từ cả năng lực nội tại đến bối cảnh thị trường, đặc biệt khi tình hình quốc tế dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, tiềm ẩn nguy cơ suy thoái, lạm phát cao, vấn đề an ninh năng lượng và lương thực ngày càng cấp thiết.
Theo ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ thị trường châu Âu - châu Mỹ cho rằng, hiện các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ tập trung vào thị trường lớn như Hà Lan, Đức, Pháp, Ý... còn những thị trường còn lại, thị phần còn rất nhỏ. Do đó, doanh nghiệp cần đa dạng hóa sang các thị trường còn lại của khối để gia tăng kim ngạch xuất khẩu.
Muốn tăng trưởng xuất khẩu vào EU, doanh nghiệp phải sản xuất xanh và bền vững
Còn Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thì phân tích, với lợi thế lớn từ EVFTA và sắp tới đây là EVIPA, Việt Nam sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi trong thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ, các dự án hỗ trợ từ phía các đối tác EU để đẩy mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng xanh và bền vững, bao gồm cả vấn đề sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, chuyển đổi công nghệ cao trong sản xuất, giúp hàng hoá Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và môi trường của EU, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng hoàn chỉnh có lợi cùng EU.
Cũng lưu ý vấn đề chuyển hướng cho doanh nghiệp Việt, ông Giorio Aliberti, Đại sức Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam nhấn mạnh, EU là thị trường không ngừng cập nhật chính sách hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh và bền vững. "Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu hàng hoá vào EU, cần thay đổi, đặc biệt chú ý hướng tới tăng trưởng xanh và bền vững", ông Giorio Aliberti nói.
Đồng quan điểm, ông Alain Cany, Chủ tịch EuroCham cũng thông tin, hiện các doanh nghiệp châu Âu đang mong muốn tận dụng các lợi thế từ EVFTA để đẩy mạnh hợp tác và mở rộng đầu tư, các hoạt động xúc tiến thương mại tại Việt Nam mạnh mẽ hơn, nhất là các lĩnh vực có thế mạnh của các doanh nghiệp châu Âu như: khoa học công nghệ, phát triển năng lượng xanh, tái tạo hướng tới sự tăng trưởng xanh và bền vững cho doanh nghiệp và cộng đồng.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Năng lượng sạch là xu hướng phát triển cho Bạc Liêu Ngày 28/8, Đoàn công tác của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bạc Liêu về kết quả thực hiện các lĩnh vực công tác của ngành công thương 8 tháng năm 2022. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại buổi làm việc....