Bộ Công thương kiểm tra các siêu thị để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa
Sau khi có thông tin sau Tết Nguyên đán, một số siêu thị lớn xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hoá, trong bối cảnh dịch bệnh, thiên tai, sáng nay 5-2, Bộ Công thương đã giao Vụ Thị trường trong nước tổ chức đoàn đi kiểm tra, thực tế tại một số siêu thị lớn ở Hà Nội.
Nhiều siêu thị vẫn còn đầy ắp hàng hoá, nông sản, thực phẩm sau tết, không có chuyện khan hàng như dư luận phản ánh. Ảnh: VĂN PHÚC
Theo phản ánh, sau Tết Nguyên đán, nhiều siêu thị, cửa hàng thực phẩm ở Hà Nội và TPHCM thiếu hàng hoá, thực phẩm – chủ yếu là các mặt hàng nông sản như rau xanh, củ và trái cây.
Một số khách hàng đi mua sắm thực phẩm sau tết cho biết, do lo ngại dịch bệnh và thiên tai nên nhiều người có tâm lý mua sắm, dự trữ nhiều hơn bình thường một chút.
Tuy nhiên, theo các nhà vườn, chủ cửa hàng thực phẩm thì do trong những ngày tết xảy ra mưa đá, mưa rào trái mùa nên nhiều vùng trồng rau củ quả bị gián đoạn, cộng với lịch nghỉ tết gây gián đoạn sản xuất – kinh doanh, nhưng bắt đầu từ tuần này, hoạt động sản xuất, cung ứng rau củ, trái cây lại tiếp tục. Vì vậy, sẽ không lo thiếu thực phẩm, rau củ quả.
Hiện các mặt hàng khác vẫn đang rất dồi dào, sầm uất trong các siêu thị. Tình trạng khan thiếu là có nhưng chỉ xảy ra cục bộ ở một vài siêu thị và khu vực.
Bộ Công thương khẳng định, sẽ kiểm tra bất cứ siêu thị nào mà dư luận phản ánh có tình trạng khan hiếm hàng.
Video đang HOT
VĂN PHÚC
Theo SGGP
Để tăng xuất nông sản sang Trung Quốc: Nếu làm đồng bộ sẽ thắng
Liên tiếp những thay đổi trong chính sách kiếm soát nhập khẩu trong thời gian qua đã khiến nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam gặp khó ở thị trường Trung Quốc. Tại hội nghị phát triển xuất khẩu nông thủy sản sang thị trường Trung Quốc do Bộ Công Thương, Bộ NNPTNT phối hợp tổ chức chiều 13/9, nhiều ý kiến cho rằng, đã đến lúc phải thay đổi suy nghĩ để đáp ứng được yêu cầu của thị trường này.
Không còn là... chợ biên giới
Cuối tháng 8/2019, Công văn số 5388 của UBND tỉnh Quảng Ninh gửi các địa phương, ngành chức năng về những thay đổi trong chính sách biên mậu của Trung Quốc cho thấy, đã đến lúc phải thay đổi tâm lý, cần coi Trung Quốc là thị trường khó tính.
Nông dân Quảng Nam gặp khó khi xuất khẩu mực khô sang Trung Quốc do không đáp ứng kịp yêu cầu. Ảnh: T.L
Những tác động này có thể thấy rất rõ trong diễn biến xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc từ đầu năm 2019 đến nay.
Theo ông Bùi Văn Khắng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, chưa bao giờ hoạt động xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc lại gặp nhiều khó khăn như hiện nay do phía Trung Quốc thực hiện hàng loạt biện pháp kiểm soát hàng hóa từ Việt Nam như kiểm nghiệm, kiểm dịch, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm...; phải có mã số doanh nghiệp; yêu cầu cách bảo quản, đóng gói hàng hóa và tăng cường quản lý kiểm tra, giám sát chặt chẽ đường biên giới nhằm ngăn chặn hàng hóa không đảm bảo các yêu cầu trên.
"Đã có thời điểm hàng hoá nông lâm thủy sản của ta bị ứ đọng cục bộ không xuất khẩu sang phía bạn do hàng hoá chưa đáp ứng được các yêu cầu nhập khẩu của phía Trung Quốc" - ông Khắng nêu một thực tế.
Cũng theo ông Khắng, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nhiều doanh nghiệp vẫn có tâm lý coi thị trường Trung Quốc là thị trường dễ tính, hàng hoá từ nội địa ra cửa khẩu biên giới là có thể xuất khẩu ngay được.
"Mặc dù tỉnh Quảng Ninh đã có thông báo của về việc áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng và nguồn gốc hàng hóa nông sản nhập khẩu vào Trung Quốc nhưng các doanh nghiệp, hộ dân còn chủ quan, chưa thực hiện; chưa kịp thời cập nhật thông tin về hàng hóa của phía Trung Quốc, chưa kịp đáp ứng với yêu cầu của Trung Quốc nhưng vẫn đưa hàng ra cửa khẩu, dẫn tới thiếu thủ tục, không có bao gói, nhãn mác nên không thông quan được; chưa áp dụng quy trình nuôi trồng để đảm bảo các điều kiện chất lượng nên khi thông quan, phía Hải quan Trung Quốc kiểm dịch lại và trả lại hàng dẫn đến thiệt hại lớn" - ông Khắng nói.
Bà Lê Hoàng Oanh - Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) cho rằng: "Cần phải thay đổi tư duy, giảm dần tiến tới xóa bỏ thương mại tiểu ngạch, tập trung xuất khẩu chính ngạch để giảm thiểu rủi ro pháp lý cũng như từng bước xây dựng thương hiệu; sản xuất phải theo quy hoạch, căn cứ, nhu cầu dung lượng của thị trường, mùa vụ" - bà Oanh nhấn mạnh.
Còn theo báo cáo của UBND tỉnh Lào Cai, trong 1 năm trở lại đây, phía Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ hơn về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa nông sản nhập khẩu từ Việt Nam. Nếu như trước đây các loại nông sản như: Hạt tiêu, thảo quả,... được cư dân biên giới phía bạn nhập khẩu theo hình thức mua bán, trao đổi cư dân biên giới không cần chứng minh nguồn gốc xuất xứ thì hiện tại các mặt hàng này đã thực hiện truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói bao bì, hàng hóa phải được cấp C/O từ phía Việt Nam.
Xuất khẩu chính ngạch vẫn tăng
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 7/2019, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 4,64 tỷ USD, giảm 7,9% so cùng kỳ năm 2018.
Trong đó, nhiều mặt hàng trước đây có sự tăng trưởng đột biến đã sụt giảm một cách "đau đớn" như, rau quả đạt 1,6 tỷ USD giảm 8,1%; sắn và sản phẩm sắn đạt 466,3 triệu USD giảm 9,6% so cùng kỳ 2018, gạo đạt 159,4 triệu USD giảm 67,5% so với cùng kỳ năm 2018; cà phê đạt 52,7 triệu USD giảm 8,9%.
Tuy nhiên, theo TS Lê Thanh Hòa - Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT), trong bức tranh xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc tương đối ảm đạm, vẫn có những điểm sáng. Theo đó, các loại quả xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc tăng một cách đáng kể, đạt hơn 2,2 triệu tấn, tăng 676.500 tấn so với 6 tháng đầu năm 2018.
Đến nay, Trung Quốc đã cho phép 9 loại quả tươi được xuất khẩu chính ngạch gồm: Thanh long, dứa hấu, vải, nhãn, chuối, xoài, mít, chôm chôm và măng cụt. Phía Trung Quốc cũng đã cấp tổng số hơn 1.309 mã số vùng trồng trên 42 tỉnh thành và 1.435 mã số cơ sở đóng gói trên 32 tỉnh, thành cho 8 loại quả tươi.
"Xuất khẩu một số mặt hàng rau quả đã vượt, thậm chí tăng gấp 2 lần so với cả năm 2018 như vải đã xuất khẩu được 111.100 tấn (cả năm 2018 là 95.300 tấn), chuối đã xuất khẩu được 257.240 tấn (năm 2018 là 128.500 tấn), dưa hấu đã xuất khẩu được 311.789 tấn (năm 2018 là 306.273 tấn), xuất khẩu thanh long 6 tháng đầu năm 2019 cũng tăng hơn so với cùng kỳ năm 2018 đạt gần 1 triệu tấn (tăng 345.000 tấn). Con số này cho thấy, nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thị trường Trung Quốc, nông sản của Việt Nam vẫn còn rất nhiều dư địa để đẩy mạnh xuất khẩu" - ông Hòa nói.
Đồng quan điểm này, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), để chiếm lĩnh thị trường này, cần quy hoạch và định hướng lại sản xuất để tạo ra chuỗi giá trị thông suốt, ngành chức năng và các địa phương cần hướng dẫn đầy đủ các quy định, tiêu chuẩn mới của thị trường Trung Quốc; đồng thời đẩy mạnh đàm phán, mở rộng thị trường, định hướng đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch.
Theo Danviet
Bộ Công Thương là đầu mối thu mua hàng hóa y tế của khoản viện trợ Việt Nam cho Trung Quốc Ngày 4/2/2020, tại cuộc họp của thường trực Chính phủ về việc phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra, Thủ tướng giao nhiệm vụ cho Bộ Công Thương là đầu mối thu mua hàng hóa, thiết bị vật tư y tế thực hiện khoản viện trợ 0,5 triệu USD của Việt Nam cho Chính phủ Trung Quốc....