Bộ Công Thương: Không cấm người tiêu dùng mua xăng bằng chai, can đem về
Bộ Công Thương nhấn mạnh hiện tại pháp luật không có qui định cấm người tiêu dùng mua xăng bằng chai, can đem về.
Ảnh minh hoạ – Ảnh: Công Thương
Theo Bộ Công Thương, vừa qua trên mạng xã hội xuất hiện một số thông tin chưa hiểu đúng về qui định của pháp luật đối với hành vi bán xăng dầu có các cột bơm mini, trụ bơm lắc tay, qua thùng, can, chai và các dụng cụ chứa đựng khác.
Về vấn đề này, Bộ Công Thương nhấn mạnh hiện tại pháp luật không có qui định cấm người tiêu dùng mua xăng bằng chai, can đem về bởi xăng dầu không chỉ phục vụ cho nhu cầu về phương tiện đi lại như xe ô tô, xe máy… mà rất nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ có thể dùng để chạy động cơ như vận hành máy xay sát tại nhà, chạy ghe, thuyền tại vùng sông nước và rất nhiều loại động cơ khác…
Video đang HOT
Bộ Công Thương nhấn mạnh hiện tại pháp luật không có qui định cấm người tiêu dùng mua xăng bằng chai, can đem về
Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, xăng dầu là mặt hàng đặc biệt và là ngành kinh doanh có điều kiện nên việc kinh doanh xăng dầu phải tuân thủ quy định của pháp luật, phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước và được cấp phép.
Mặt khác, người kinh doanh buôn bán, vận chuyển xăng dầu phải đáp ứng nhiều quy định về kho chứa, phòng cháy – chữa cháy, chất lượng, nhân viên; pháp luật nghiêm cấm tích trữ để đầu cơ mua bán lại xăng dầu trái phép để kiếm lời…
Bộ Công Thương dẫn điều 35 trong Nghị định 99: ‘Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi bán xăng dầu qua các cột bơm mini, trụ bơm lắc tay, qua thùng, can chai và các dụng cụ chứa đựng khác trừ thương nhân là hộ kinh doanh, trạm cấp phát xăng dầu thuộc lực lượng vũ trang (quốc phòng, công an) thuộc địa bàn miền núi, vùng cao theo quy định của pháp luật được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép làm đại lý bán lẻ xăng dầu với quy mô, trang thiết bị phù hợp với điều kiện kinh doanh xăng dầu ở khu vực đó’.
‘Với quy định này, nhiều người nhầm tưởng hành vi mua xăng qua thùng, can, chai là hành vi bị cấm. Tuy nhiên, quy định này chỉ áp dụng với cây xăng (thương nhân kinh doanh xăng dầu)’, Bộ Công Thương nhấn mạnh.
Theo Bộ Công Thương, sở dĩ có quy định này vì bán hàng qua can, thùng, trụ xăng mini thường không đảm bảo an toàn cháy nổ, không tuân theo những tiêu chuẩn đảm bảo quy định của pháp luật đối với kinh doanh xăng dầu – mặt hàng kinh doanh có điều kiện. Ngoài ra, việc tích trữ xăng dầu không có thể gây cháy nổ nếu không bảo đảm an toàn.
Bộ Công Thương lập hội đồng thẩm định kết quả thanh tra trong kinh doanh xăng dầu
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có quyết định thành lập hội đồng thẩm định dự thảo kết luận thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong kinh doanh xăng dầu của một số thương nhân kinh doanh xăng dầu.
Thanh tra Sở Công Thương thành phố Cần Thơ kiểm tra một cây xăng ở phường Hưng Phú, quận Cái Răng (Cần Thơ). Ảnh: Thanh Liêm/TTXVN.
Ngày 10/10, Bộ Công Thương đã ban hành quyết định số 2091/QĐ-BCT về việc thành lập hội đồng thẩm định dự thảo kết luận thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong kinh doanh xăng dầu của một số thương nhân kinh doanh xăng dầu.
Hội đồng này sẽ thẩm định dự thảo kết luận thanh tra của các đoàn thanh tra được Bộ trưởng Bộ Công Thương thành lập từ trước đó vào tháng 2/2022 liên quan tới việc thanh tra 33 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu trên cả nước. Các đoàn thanh tra này đã tiến hành thanh tra các hoạt động mua, bán, xuất nhập khẩu xăng dầu; tuân thủ nhập theo hạn ngạch tối thiểu được Bộ Công Thương phân bổ hằng năm; tuân thủ quy định về cấp giấy phép kinh doanh xăng dầu; sở hữu, đồng sở hữu hệ thống hạ tầng kinh doanh xăng dầu (kho, bể chứa, tàu vận chuyển...); hệ thống phân phối (tổng đại lý, đại lý, cửa hàng bán lẻ trực thuộc) và quy định về dự trữ lưu thông...
Hội đồng thẩm định sẽ có nhiệm vụ nghiên cứu, thẩm định dự thảo kết luận thanh tra của các đoàn thanh tra, xây dựng báo cáo kết quả thẩm định và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Bộ trưởng Bộ Công Thương về báo cáo kết quả thẩm định.
Nội dung thẩm định sẽ bao gồm kết luận những nội dung đã tiến hành thanh tra như xác định hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, trên cơ sở kết quả các đoàn thanh tra đã kiểm tra, xác minh.
Thời hạn thẩm định trong vòng 10 ngày, kể từ ngày hội đồng thẩm định nhận được đủ dự thảo kết quả thanh tra và tài liệu có liên quan được các trưởng đoàn thanh tra bàn giao. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng thẩm định báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương điều chỉnh thời hạn thẩm định.
Còn trách nhiệm của các đoàn thanh tra, trong 3 ngày làm việc kể từ ngày quyết định có hiệu lực, các trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm bàn giao đầy đủ dự thảo kết luận thanh tra và tài liệu có liên quan phục vụ việc thẩm định.
Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng thẩm định làm việc trực tiếp với trưởng đoàn thanh tra, thành viên của đoàn thanh tra để làm rõ thêm về nội dung của dự thảo kết luận thanh tra.
Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm xây dựng báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Hội đồng tự giải thể sau khi Bộ trưởng Bộ Công Thương ký ban hành kết luận thanh tra.
Đến nay, Bộ Công Thương đã thông tin một phần nội dung kết luận này liên quan đến việc thi hành quyết định xử phạt bổ sung bằng hình thức tước giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu với một số doanh nghiệp đầu mối.
Chuyên gia: Điều hành giá xăng dầu không ổn Nhiều chuyên gia cho rằng khan hiếm xăng dầu khiến nhiều cửa hàng bán lẻ "găm hàng", đóng cửa... ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt do chính sách điều hành còn bất ổn. Nghị định 95/2022 có hiệu lực từ ngày 2/1 quy định một tháng sẽ có ba lần điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu vào các ngày 1, 11...