Bộ Công Thương họp kín gì với 31 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu?
Bộ Công Thương vừa thông tin nội dung cuộc họp kín với 31 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu ngày 12/10.
Cuộc họp có sự tham gia của lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước, Cục Quản lý giá, Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, Nhà máy Lọc dầu Bình Sơn, Nghi Sơn.
Đề nghị tính đủ chi phí
Đại diện cho 31 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu tham dự cuộc họp, bà Trần Thị Tuyết Mai – Công ty TNHH Vận tải Thủy bộ Hải Hà, cho biết, thực sự nguồn cung xăng dầu không thiếu mà do doanh nghiệp đang lỗ lớn do chi phí thực tăng cao nên không thể nhập khẩu về được. Bà Mai đề nghị liên Bộ, Chính phủ, Thủ tướng xem xét, cân đối lại, chấp nhận các chi phí thực tế mà doanh nghiệp bỏ ra. Bởi công thức tính giá đã được quy định từ năm 2014 và hiện nay đang biến động rất lớn.
“2 n hà máy Nghi Sơn và Bình Sơn đang cung cấp 70-80% lượng xăng dầu cho thị trường trong nước và 20% còn lại là nhập khẩu. Do rủi ro bất khả kháng từ các nhà máy dẫn đến có thời điểm thị trường thiếu cục bộ khoảng 30-40%, buộc phải nhập khẩu. Nhưng chi phí nhập khẩu đang tăng cao. Đơn cử, quý I, chi phí là 306 đồng/lít, quý II là 450 đồng/lít; quý III là 967 đồng/lít, tức là bình quân, doanh nghiệp đang lỗ 667 đồng/lít. Sang quý IV, doanh nghiệp lỗ 1.100 đồng/lít. Khoản lỗ này ai gánh cho doanh nghiệp?” – bà Mai nêu rõ.
Bà Mai đề nghị các cơ quan chức năng nên điều chỉnh 6 tháng/1 lần chi phí thực tế của doanh nghiệp. Đồng thời, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trong quá trình kiểm tra, nếu có sơ suất thì tạo điều kiện cho doanh nghiệp khắc phục.
Cuộc họp giữa Bộ Công Thương và 31 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu sáng 12/10. (Ảnh: Bộ Công Thương).
Video đang HOT
Ông Phạm Văn Thoại – Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc nhà máy lọc dầu Cát Lái – Saigon Petro – chia sẻ, lãi của công ty trong 6 tháng đầu năm không đủ bù lỗ trong 2 tháng vừa rồi. Song vì trách nhiệm nên doanh nghiệp vẫn phải thực hiện nhiệm vụ của đầu mối kinh doanh xăng dầu. Nhưng đến tháng 10, doanh nghiệp không thể nhập khẩu được nữa, mà chỉ dám “cắn răng” nhập khẩu 1 chuyến từ nước ngoài về để đáp ứng nhu cầu trong nước, thêm lượng hàng nhập từ Bình Sơn và Nghi Sơn để bán.
Ông Thoại đề xuất, cần phải tính đúng, tính đủ chi phí cho doanh nghiệp. Mặc dù vừa rồi, liên Bộ Tài chính – Công Thương đã đồng ý tăng chi phí đưa xăng dầu trong nước về đến cảng và premium trong nước, nhưng doanh nghiệp đã lỗ quá nặng, rất khó khăn cho việc vay vốn ngân hàng. Hiện nay, Sài Gòn Petro đã phải rút tiền vốn của mình ra để đáp ứng được việc mua hàng.
Là 1 trong 7 doanh nghiệp bị tạm giữ giấy phép trong 45 ngày, ông Nguyễn Văn Thắng – Phó Giám đốc Công ty Xuyên Việt OIL – chia sẻ, sau 45 ngày tạm giữ giấy phép, việc đứt gãy nguồn cung cục bộ sẽ xảy ra. Năm ngoái, Xuyên Việt OiL là doanh nghiệp đứng thứ 2 về mức đóng thuế ở TP.HCM. Do đó, việc tạm giữ giấy phép gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp mất hết uy tín. Công ty đã có giải trình rất kỹ với lực lượng quản lý thị trường về những khó khăn của việc tước giấy phép sẽ xảy ra đối với doanh nghiệp, kể cả trong việc vay vốn và ký kết các hợp đồng nước ngoài.
Cơ quan quản lý phải bám sát thị trường
Cho rằng Bộ Tài chính cần nghiên cứu định mức chi phí để sát tình hình thị trường, ông Nguyễn Văn Tuấn Quỳnh – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Long Hưng – kiến nghị, mỗi năm cần phải xem xét chi phí định mức cho các cửa hàng xăng dầu, ít nhất phải tính theo CPI.
” Tôi đề nghị Cục giá và Bộ Tài chính hết sức lưu ý, việc này là nền tảng cho việc tạo nguồn“, ông Nguyễn Văn Tuấn Quỳnh đề nghị.
Tình trạng thiếu nguồn đã gây rối loạn thị trường xăng dầu trong hơn 1 tháng qua.
Đại diện Petrolimex, ông Trần Ngọc Năm – Phó Tổng giám đốc – cho hay, trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, các Bộ cần tăng cường quản lý hệ thống, quản trị ứng dụng công nghệ thông tin để nắm được vùng thị trường hàng hóa, có căn cứ điều hành. Đồng thời, cần có định hướng truyền thông tốt để tránh việc nhiễu loạn thông tin, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng không tốt đến thị trường.
Trước những khó khăn với doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, ông Nguyễn Văn Truyền – Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính – cho rằng, thời gian vừa qua, Bộ Tài chính cũng đưa ra một số chính sách nhất định để hỗ trợ doanh nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế có phát sinh thêm như tiền thuê đất, nhân công,… vì vậy, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục cùng Vụ Thị trường trong nước nghiên cứu những đề xuất và thời hạn điều chỉnh để có biện pháp tháo gỡ khó khăn.
Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nêu rõ, hiện nay, vấn đề quan trọng nhất là nguồn cung. Theo ông Hải, hiện nguồn trong nước đang chiếm 70-80%, tức là vẫn phải nhập khẩu 20-30% nhưng nguồn cung từ nước ngoài về Việt Nam lại gặp rất nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đã thua lỗ trong thời gian dài nên phải tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong đó có việc phải tính đúng, tính đủ chi phí thực tế của doanh nghiệp.
Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, cần có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu về hạn mức tín dụng, lãi suất ưu đãi, nguồn ngoại tệ nhằm giúp các doanh nghiệp giảm chi phí tài chính, tăng nguồn lực để nhập khẩu, mua xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước cũng như nước ngoài, bảo đảm cung ứng xăng dầu cho thị trường.
Siêu thị 'chạy đua' khuyến mãi, giảm giá dịp 2/9
Dịp nghỉ lễ 2/9 năm nay, nhiều siêu thị áp dụng các chương trình giảm giá, thậm chí bán hàng không lợi nhuận để kích cầu tiêu dùng.
Nhiều siêu thị tung ra các chương trình khuyến mại hấp dẫn dịp nghỉ lễ 2/9.
Thời điểm này, nhiều siêu thị đã khởi động chương trình khuyến mãi lễ 2/9, dự kiến kéo dài đến giữa tháng 9. Điểm đáng chú ý là năm nay, các doanh nghiệp bán lẻ đầu tư kinh phí lớn hơn, tung nhiều hoạt động hấp dẫn hơn mọi năm nhằm chia sẻ áp lực chi tiêu với khách hàng một cách thiết thực.
Bà Tạ Thị Minh Hợp, Giám đốc cung ứng hệ thống bán lẻ WinMart/WinMart cho biết, dự báo nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng sẽ tăng cao trong 4 ngày nghỉ dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, hệ thống WinMart/WinMart đã có kế hoạch chủ động nguồn cung đầy đủ, dồi dào hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phối hợp với các nhà cung cấp tổ chức chương trình khuyến mại áp dụng cho hàng trăm mặt hàng với mức giảm giá lên đến 40%.
Cụ thể, từ ngày 1/9, hệ thống WinMart/WinMart ra mắt chương trình "Hàng Tươi - Giá Tốt" với 4 sản phẩm chủ đạo giá rất tốt như gạo tẻ trắng Ngọc Nương 750g có giá 10.000 đồng/ túi, táo Braeburn NewZealand có giá 49.900 đồng/kg, thịt MeatDeli có giá 99.900 đồng/kg, O'lala trứng gà sạch hộp 10 quả có giá 29.500 đồng/ hộp. Theo hệ thống này, đây là những mặt hàng thiết yếu có mức giá rất tốt so với các sản phẩm cùng phân khúc trên thị trường.
Còn từ 1 - 14/9, hệ thống siêu thị Central Retail triển khai chương trình "Bán thịt lợn tươi không lợi nhuận" trên toàn bộ hệ thống siêu thị GO!, Big C, Tops Market. Chương trình áp dụng với khoảng 160 mã hàng của gam thịt lợn tươi - chủ lực tập trung vào các sản phẩm thường dùng cho mâm cơm gia đình như: Thịt đùi, thịt vai, cốt lết, nạc dăm, ba chỉ. Central Retail dự kiến, sản lượng tiêu thụ thịt lợn tươi trong thời gian áp dụng chương trình "bán thịt lợn tươi không lợi nhuận" khoảng 135-140 tấn.
"Gần đây, giá thịt lợn hơi trong nước lại tiếp tục tăng trở lại. Chúng tôi triển khai chương trình bán thịt lợn tươi không lợi nhuận, cam kết lợi nhuận bằng 0%, nhằm chung tay bình ổn giá thịt lợn. Hành động này cũng thể hiện sự đồng hành của doanh nghiệp đối với Chính phủ", Bà Nguyễn Thị Bích Vân, Giám đốc Truyền thông tập đoàn Central Retail cho biết.
Còn từ nay đến giữa tháng 9/2022, Aeon Việt Nam áp dụng nhiều ưu đãi khi mua sắm tại hệ thống với các sản phẩm thịt cá, rau củ quả; sản phẩm tiêu dùng nhanh giảm từ 20-50%; đồ gia dụng - điện máy giảm đến 50% từ các thương hiệu Tefal, Energizer, Toshiba, Sony... sản phẩm bánh trung thu có mức chiết khấu tốt để khách hàng lựa chọn.
Theo bà Lê Thị Hồng, Trưởng phòng Điều tiết cung cầu (Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương), thị trường hàng hóa tháng 8 khá sôi động, lưu chuyển hàng hóa, nhất là các mặt hàng nhóm thực phẩm tăng mạnh trong các dịp rằm tháng 7 và chuẩn bị cho dịp rằm Trung thu. Nguồn cung hàng hóa cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, giá hàng hóa không có biến động lớn. Mặt hàng thịt lợn sau thời gian có biến động tăng giá, sang tháng 8 đã ổn định trở lại.
Theo đại diện Tổ điều hành thi trường trong nước (Bộ Công Thương), thị trường hàng hóa vào giai đoạn cuối năm sẽ sôi động hơn, nhu cầu hàng hóa, đi lại tăng. Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất, kinh doanh đã cơ bản hồi phục sau dịch bệnh COVID-19 cùng với sự giám sát, chỉ đạo của Chính phủ và các Bộ, ngành, nguồn cung hàng hóa sẽ bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, giá một số loại hàng hóa có thể có biến động tăng do ảnh hưởng của giá thế giới và chi phí sản xuất, kinh doanh tăng.
Chính vì vậy, Tổ Điều hành thị trường trong nước đề xuất các bộ, ngành, địa phương tiếp tục phối hợp chặt chẽ, theo dõi sát diễn biến cung cầu hàng hóa, giá cả, thị trường; tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tạo thuận lợi cho quá trình lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ; chủ động và linh hoạt có các biện pháp điều tiết cung cầu và bình ổn thị trường nhằm bảo đảm sản xuất, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, góp phần kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội.
Đồng thời, Bộ Công Thương sẽ tổ chức tốt công tác thông tin dự báo để chủ động, bám sát thị trường trong công tác điều hành thị trường trong nước, kịp thời đề xuất các giải pháp nhằm ổn định thị trường, kiểm soát lạm phát.
Đặc biệt, tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường trong nước nhằm ngăn chặn tình trạng hàng lậu, hàng giả, hàng gian lận thương mại, kém chất lượng, không đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần bình ổn thị trường và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp làm ăn chân chính và người tiêu dùng.
Giá xăng dầu hôm nay 14/10: Chìm trong sắc đỏ, giảm hơn 1 USD/thùng Giá xăng dầu hôm nay 14/10, thị trường thế giới tiếp tục chuỗi giảm, dầu thô WTI còn 86,64 USD/thùng, giá dầu Brent 92,3 USD/thùng. Giá xăng dầu thế giới Theo Oilprice, giá dầu thế giới sáng ngày 14/10 (theo giờ Việt Nam) cụ thể là: Dầu thô WTI của Mỹ giảm 1,69 USD, ở mức 86,64 USD/thùng, giá dầu Brent giảm 1,28...