Bộ Công Thương hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp kháng kiện phòng vệ thương mại
Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, kim ngạch xuất khẩu gia tăng nhanh chóng, xu thế sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại ngày càng gia tăng, việc hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó với các biện pháp này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ, phát triển các thị trường xuất khẩu.
Sản xuất, chế biến gỗ tại Công ty TNHH khai thác, chế biến lâm sản Đà Lạt, Lâm Đồng. Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN
Do đó, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp để giảm thiểu tác động của các biện pháp phòng vệ thương mại đến kết quả xuất khẩu.
Đặc biệt, để các doanh nghiệp có thể chủ động hơn nữa trong việc xử lý các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài, việc nâng cao năng lực phòng vệ thương mại cho cộng đồng doanh nghiệp sẽ được tăng cường thông qua các hoạt động tuyên truyền, đào tạo, phổ biến kiến thức pháp luật và kỹ năng xử lý phòng vệ thương mại cho các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Theo Bộ Công Thương, phòng vệ thương mại là công cụ chính sách được Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho phép các nước thành viên sử dụng với mục đích bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước các hành vi cạnh tranh được coi là không lành mạnh của hàng hóa nhập khẩu như bán phá giá hay trợ cấp từ Chính phủ; hoặc trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu tăng mạnh gây ảnh hưởng tới ngành sản xuất nội địa.
Chính vì vậy, cùng với sự phát triển của thương mại toàn cầu, các biện pháp phòng vệ thương mại cũng thường xuyên được các quốc gia trên thế giới sử dụng. Các nền kinh tế có xuất khẩu càng lớn càng dễ trở thành đối tượng của các biện pháp phòng vệ thương mại.
Với chủ trương đúng đắn của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế, xuất khẩu đã trở thành một động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng bình quân 11,7% trong giai đoạn 2016-2020, đạt 281,5 tỷ USD năm 2020 và đạt 336 tỷ USD vào năm 2021.
Với kết quả này, Việt Nam đã trở thành 1 trong số 20 nền kinh tế có quy mô thương mại lớn nhất thế giới. Cùng đó, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng ngày càng phải đối mặt nhiều hơn với các vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài.
Thống kê cho thấy, tính đến hết tháng 4 năm 2022, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã là đối tượng của 212 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài.
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, việc bị nước ngoài điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại ở mức cao sẽ có những tác động tiêu cực như giảm lợi thế cạnh tranh, dẫn đến mất một phần hoặc toàn bộ thị trường xuất khẩu.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải bố trí thời gian và nguồn lực để xử lý, thuê tư vấn pháp lý đáp ứng các yêu cầu của cơ quan điều tra nước ngoài dẫn đến tăng gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp.
Trong bối cảnh các nước tăng cường sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, việc hỗ trợ doanh nghiệp xử lý các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài đã được thể chế hóa trong Luật Quản lý ngoại thương và được cụ thể hóa trong một số đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Cụ thể như Đề án tái cơ cấu ngành công thương, Đề án tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ, Đề án xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại.
Trên cơ sở đó, Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương đã đề ra chủ trương chủ động ứng phó và xử lý có hiệu quả các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu; nâng cao năng lực cảnh báo sớm cho nền kinh tế, các ngành sản xuất, xuất khẩu thông qua xây dựng và vận hành hiệu quả Hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại.
Thời gian qua, với các nỗ lực của chính phủ, nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về phòng vệ thương mại đang dần được nâng cao. Một số ngành, doanh nghiệp đã xác định được điều tra phòng vệ thương mại là hoạt động bình thường trong thương mại quốc tế nên chủ động trong việc xử lý, ứng phó với các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài.
Video đang HOT
Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiểu biết về phòng vệ thương mại chưa sâu nên vẫn còn bị động khi trở thành đối tượng bị điều tra, không hiểu rõ các công việc cần thực hiện trong khi yêu cầu của cơ quan điều tra nước ngoài rất chặt chẽ về trình tự thời gian, thủ tục, các thông tin doanh nghiệp phải cung cấp.
Hơn nữa, các doanh nghiệp không đáp ứng đúng yêu cầu của cơ quan điều tra có khả năng cao nhận được kết quả bất lợi, ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu.
Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai nhiều hoạt động như sớm tiếp cận với các doanh nghiệp trong những ngành có nguy cơ và/hoặc bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại để cung cấp thông tin, giúp các doanh nghiệp hiểu được quy định, yêu cầu và quy trình điều tra; các công việc doanh nghiệp cần thực hiện; các kịch bản có thể xảy ra đối với doanh nghiệp.
Trong một số vụ việc, Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, ngành liên quan trực tiếp cung cấp các thông tin theo yêu cầu của cơ quan điều tra nước ngoài để cơ quan điều tra nước ngoài hiểu rõ về các chính sách, quy định của Việt Nam, tránh đưa ra những kết luận bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam dựa trên những cáo buộc thiếu khách quan và không chính xác.
Mặt khác, Bộ Công Thương cũng trực tiếp can thiệp, trao đổi với cơ quan điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài khi nhận thấy các cáo buộc không có cơ sở hoặc phát hiện trong hoạt động và kết luận điều tra có điểm chưa phù hợp với các quy định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Nếu biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài có dấu hiệu vi phạm các quy định của WTO, Bộ Công Thương xem xét đưa vấn đề ra giải quyết theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.
Các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp của các cơ quan chức năng trong quá trình xử lý các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài đã đem lại những kết quả rất tích cực.
ADVERTISING
Trong nhiều vụ việc, Việt Nam đã thành công trong việc chứng minh Chính phủ không trợ cấp, không can thiệp vào thị trường để tạo lợi thế bất bình đẳng cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Nhờ đó, các doanh nghiệp xuất khẩu không bị áp thuế phòng vệ thương mại hoặc bị áp thuế ở mức thấp, góp phần giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Năm 2021 ghi nhận nhiều vụ việc Việt Nam thành công trong việc chứng minh doanh nghiệp không bán phá giá hay Chính phủ không trợ cấp, không can thiệp vào thị trường để tạo lợi thế bất bình đẳng cho doanh nghiệp xuất khẩu sang các thị trường như Hoa Kỳ, Canada, Australia, Malaysia, Indonesia…
Chẳng hạn như trong một số vụ việc Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá đối với các doanh nghiệp Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp có tỷ trọng xuất khẩu lớn đều không bị áp thuế chống bán phá giá như cá tra-basa, tôm, lốp xe.
Ngoài ra, trong hầu hết các vụ việc Canada điều tra chống trợ cấp đối với doanh nghiệp Việt Nam, cơ quan điều tra của nước này đều có kết luận chung là doanh nghiệp của Việt Nam không nhận trợ cấp hoặc nhận được trợ cấp với mức độ không đáng kể. Nhờ đó, các doanh nghiệp xuất khẩu không bị áp thuế phòng vệ thương mại hoặc bị áp thuế ở mức thấp, góp phần giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Bên cạnh việc hỗ trợ doanh nghiệp tham gia, xử lý trong giai đoạn điều tra ban đầu, Bộ Công Thương cũng phối hợp với các hiệp hội tổ chức các buổi hội thảo tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp về thủ tục rà soát thuế chống bán phá giá hàng năm của nước ngoài để giúp các doanh nghiệp thay đổi, giảm thiểu được mức thuế trong các giai đoạn tiếp theo của vụ việc.
Không chỉ giải quyết ở cấp độ song phương, Việt Nam cũng đã tiến hành khiếu nại 5 biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài ra cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO; trong đó có 4 vụ việc đã có phán quyết với kết quả tích cực cho Việt Nam.
Cảnh báo sớm - giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu
Việt Nam ngày càng tham gia sâu vào quá trình trao đổi thương mại toàn cầu nên việc va chạm về lợi ích của các ngành sản xuất trong nước với thị trường nhập khẩu là không thể tránh khỏi.
Xuất phát từ kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh cộng với chính sách bảo hộ của một số thị trường ảnh hưởng từ kinh tế thế giới sẽ khiến số lượng vụ việc điều tra phòng vệ thương mại ở cả hai chiều xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam dự kiến lớn hơn trong giai đoạn tới. Do đó, Bộ Công Thương sẽ triển khai vận hành hệ thống cảnh báo sớm để hỗ trợ doanh nghiệp chủ động ứng phó kịp thời với các biện pháp phòng vệ thương mại do nước ngoài áp dụng.
Đối diện cùng thách thức
Thời gian gần đây, nhiều mặt hàng xuất khẩu Việt Nam bị nước ngoài điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại; trong đó nổi bật nhất là thị trường Hoa Kỳ.
Sau hàng loạt câu chuyện điều tra chống bán phá giá với săm lốp hay mật ong của Việt Nam, mới đây việc Hoa Kỳ đưa mặt hàng pin năng lượng mặt trời vào danh sách chống bán giá đã tạo thêm áp lực cho doanh nghiệp.
Chia sẻ về vụ việc này, ông Chu Thắng Trung- Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết: Đối với vụ việc Hoa Kỳ nhận đơn đề nghị điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp pin năng lượng mặt trời của Việt Nam và một số nước, Bộ Công Thương đang theo dõi sát sao vụ việc, thông báo cho ngành sản xuất trong nước và chuẩn bị các nội dung liên quan để có thể ứng phó kịp thời. Đồng thời, Bộ Công Thương đã có thư gửi Bộ Thương mại Hoa Kỳ đề nghị cân nhắc kỹ các yếu tố liên quan.
Hiện nay, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã lùi thời hạn ban hành quyết định về vấn đề này. Xét tổng thể, tính đến hết tháng 9 năm 2021, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã là đối tượng của 208 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài; trong đó, có gần 80% số vụ việc được khởi xướng điều tra trong 10 năm gần đây, tương ứng với tốc độ gia tăng xuất khẩu của nước ta.
Theo ông Chu Thắng Trung, việc bị nước ngoài điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại sẽ có những tác động tiêu cực, làm giảm lợi thế cạnh tranh, thậm chí có thể đối mặt với rủi ro mất một phần thị trường xuất khẩu.
Liên quan đến việc số lượng các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại tăng nhanh, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nhấn mạnh: Nguyên nhân là do xuất khẩu tăng nhanh nhờ tác động tích cực của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA).
Hơn nữa, nhiều mặt hàng của Việt Nam đã tạo ra sức ép cạnh tranh lớn tại thị trường nước nhập khẩu, khiến ngành sản xuất tại các nước này đề nghị Chính phủ điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.
Bên cạnh đó, còn một nguyên nhân khác xuất phát từ tác động của dịch COVID-19 đến nhiều nền kinh tế, khiến nhiều ngành phải thu hẹp sản xuất, sa thải công nhân.
Thế nhưng, nhờ sự quyết liệt trong phòng chống dịch, Việt Nam vẫn đạt được tăng trưởng kinh tế ấn tượng trên nhiều lĩnh vực; trong đó, có xuất khẩu. Vì thế, không ít quốc gia đã gia tăng điều tra phòng vệ thương mại để bảo hộ sản xuất, nhất là các nước vẫn duy trì xuất khẩu tốt như Việt Nam.
Chủ động ứng phó
Dây chuyền chế biến cá tra xuất khẩu tại nhà máy của Tập đoàn Sao Mai (An Giang). Ảnh: TTXVN
Là một trong số những doanh nghiệp hàng đầu về nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra, ông Ngô Quang Trường- Giám đốc Công ty TNHH Biển Đông chia sẻ: Biển Đông là một trong hai doanh nghiệp của Việt Nam xuất khẩu cá tra vào thị trường Hoa Kỳ đang được hưởng mức thuế suất thấp nhất, gần như bằng 0%; trong khi những đơn vị còn lại bị áp mức thuế lần lượt là 0,15 USD và 2,39 USD/kg cá.
Theo ông Ngô Quang Trường, ngay từ những năm 2003-2004, Hoa Kỳ đã sử dụng thuế rào cản và để xuất khẩu thành công vào thị trường lớn này, hầu hết doanh nghiệp đều phải nỗ lực để vượt qua thuế chống bán phá giá.
Tuy nhiên, để làm được điều này không hề dễ dàng. Doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược cụ thể, đầu tư dài hạn và hướng tới nuôi trồng, chế biến những sản phẩm chất lượng nhằm khẳng định lòng tin của nhà nhập khẩu.
Ông Lê Triệu Dũng- Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại khẳng định: Thời gian qua Bộ Công Thương đã tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra, đặc biệt với doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như đối với các ngành hàng nông, lâm, thủy sản.
Nhờ vậy, rất nhiều vụ việc đã đạt được kết quả tích cực như doanh nghiệp không bị áp thuế hoặc chỉ bị áp mức thuế thấp và không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động xuất khẩu.
Trên cơ sở kinh nghiệm ứng phó với các vụ việc đã qua, Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp thường xuyên cập nhật thông tin cảnh báo sớm để đề ra các chiến lược xuất khẩu phù hợp cho từng giai đoạn; đồng thời thiết lập các kênh thông tin với đối tác, hiệp hội, ngành hàng để kịp thời cập nhật, xử lý các vụ kiện, tình huống phát sinh.
Theo đó, doanh nghiệp cần có chiến lược kiểm soát lượng xuất khẩu và giá bán một cách phù hợp để tránh bị coi là bán phá giá, nhận trợ cấp.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần triển khai hệ thống quản lý, truy xuất nguồn gốc nguyên liệu rõ ràng, minh bạch, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu; sổ sách kế toán theo chuẩn quốc tế, lưu giữ đầy đủ hóa đơn, chứng từ.
Riêng với trường hợp bị điều tra phòng vệ thương mại, doanh nghiệp cần phối hợp đầy đủ, toàn diện, cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan điều tra nước ngoài; liên hệ chặt chẽ với Cục Phòng vệ thương mại trong quá trình ứng phó vụ việc để được hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời.
Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, kim ngạch xuất khẩu gia tăng nhanh chóng, xu thế sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại ngày càng gia tăng, việc hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó với các biện pháp này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ, phát triển các thị trường xuất khẩu.
Về phía Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1659/QĐ-TTg ngày 02 tháng 10 năm 2021 phê duyệt Đề án "Nâng cao năng lực về phòng vệ thương mại trong bối cảnh tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới".
Cùng với các đề án, chương trình được Chính phủ và Bộ Công Thương ban hành trước đó, cộng đồng doanh nghiệp sẽ được chú trọng nâng cao năng lực để chủ động ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại trong tương lai.
Theo ông Lê Triệu Dũng, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ triển khai việc cảnh báo sớm các vụ kiện và kịp thời thông báo cho doanh nghiệp, hiệp hội các nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại.
Đặc biệt, Bộ cũng sẽ tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại thông qua gian lận xuất xứ nhằm bảo vệ uy tín hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Ngoài ra, Bộ còn phối hợp với các hiệp hội để đào tạo kiến thức pháp luật và kỹ năng xử lý cho doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm chủ lực.
Đặc biệt, Bộ sẽ hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với các vụ việc cụ thể thông qua thu thập thông tin, định hướng giải pháp, trao đổi với các cơ quan điều tra nước ngoài nhằm đảm bảo các vụ việc điều tra tuân thủ quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bảo vệ quyền lợi chính đáng doanh nghiệp xuất khẩu.
Tăng năng lực cảnh báo phòng vệ thương mại với hàng hóa xuất khẩu Bộ Công Thương đã và đang theo dõi biến động xuất khẩu của 36 mặt hàng và định kỳ đưa ra danh sách cảnh báo gồm 11 mặt hàng để thông tin cho các cơ quan chức năng, các hiệp hội, doanh nghiệp và các bên liên quan khác. Bộ Công Thương cho biết, thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục phối hợp...