Bộ Công Thương: Hỗ trợ doanh nghiệp Hải Dương tiếp cận thương mại điện tử
Ngày 6/5, tại tỉnh Hải Dương, Cục Xúc tiến thương mại (XTTM), Bộ Công Thương đã tổ chức khóa huấn luyện “Hướng dẫn truy xuất nguồn gốc và tham gia Gian hàng Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại trên sàn thương mại điện tử”.
Khóa huấn luyện do cán bộ của Cục XTTM và các chuyên viên đến từ sàn thương mại điện tử (TMĐT) Lazada trực tiếp triển khai. Khóa huấn luyện được nhóm giảng viên tập trung vào 2 nội dung chính, gồm: Cách hiểu đúng để triển khai hiệu quả hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm và hướng dẫn các doanh nghiệp và hợp tác xã từng bước tham gia hoạt động thành công trên các sàn TMĐT.
Đây là hoạt động hỗ trợ đầu ra cho các doanh nghiệp, tập trung vào thị trường nội địa và hướng đến xuất khẩu. Khóa huấn luyện được tổ chức kết hợp trực tiếp và trực tuyến đảm bảo giãn cách và các hoạt động phòng dịch theo đúng yêu cầu 5K của Bộ Y tế.
Khóa huấn luyện giúp đưa vải thiều và các sản phẩm khác của tỉnh Hải Dương lên sàn TMĐT
“Việc đưa các sản phẩm địa phương lên sàn TMĐT nhiều thuận lợi từ sự cam kết và mong muốn tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm của doanh nghiệp hay năng lực sản xuất của các hợp tác xã đang ngày một ổn định hơn. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng gặp nhiều thách thức như năng lực về TMĐT còn hạn chế, thiếu cán bộ hiểu về công nghệ thông tin, quy trình bán hàng, marketing và dịch vụ chăm sóc khách hàng. Đặc biệt, các quy trình quản lý kỹ thuật cần được nâng cao hơn nữa, nhận thức của người sản xuất về thị trường và các yêu cầu thực tế liên quan đến chất lượng cần tiếp tục được củng cố”, bà Nguyễn Thị Minh Thúy – Giám đốc Trung tâm Ứng dụng công nghệ thông tin XTTM, Cục XTTM – cho biết.
Video đang HOT
Phát biểu khai mạc khóa huấn luyện, ông Vũ Việt Anh – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương – nhấn mạnh: “Với sự quyết tâm cao của lãnh đạo tỉnh, sự cam kết về chất lượng sản phẩm và tuân thủ quy trình sản xuất theo đúng yêu cầu của thị trường, đặc biệt, với sự hỗ trợ kỹ thuật từ phía Cục XTTM, chúng tôi tin rằng sản phẩm vải thiều nói riêng và các sản phẩm tiềm năng khác của Hải Dương sẽ tham gia các hoạt động TMĐT thành công”.
Được biết, Cục XTTM đã thiết lập Gian hàng “Chương trình cấp quốc gia về XTTM” trên các sàn TMĐT như Lazada, Tiki, Shopee, Sendo nhằm hỗ trợ XTTM cho sản phẩm tiềm năng của các tỉnh, thành trên toàn quốc. Với các sản phẩm được đưa lên gian hàng, để đảm bảo việc quản lý chất lượng và thông tin sản phẩm được minh bạch, Cục XTTM đang từng bước hướng dẫn doanh nghiệp về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đảm bảo sản phẩm cung cấp đúng và đủ thông tin đến tay người tiêu dùng.
Riêng với Hải Dương, thời điểm tỉnh thực hiện cách ly phòng dịch, Cục XTTM đã hỗ trợ tiêu thụ 102 tấn nông sản của Hải Dương qua cả kênh trực tiếp và qua sàn TMĐT. Trong đó, kết hợp với sàn TMĐT Sendo triển khai thành công Chương trình “Chỉ 1.000 đồng cho một kg nông sản, không giới hạn số lượng mua” với 26 tấn nông sản đã được tiêu thụ; 24 điểm bán được mở ở TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận ở phía Nam; phát động phong trào kết nối thiện nguyện do Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thuộc Cục XTTM triển khai, kinh phí ủng hộ được dùng để mua gom hơn 53 tấn rau củ và gần 58 nghìn quả trứng trực tiếp từ các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh.
Chuyển đổi số, xuất khẩu trực tuyến hàng Việt ra toàn cầu
Chuyển đổi số mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp "xuất khẩu trực tuyến", tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, tận dụng các giải pháp và công nghệ tiên tiến.
Ngày 16/1, Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương và gã khổng lồ TMĐT Alibaba.com đạt được thỏa thuận quan trọng về việc bán hàng Việt qua kênh bán hàng trực tuyến hàng đầu thế giới này.
Năm 2020, đại dịch Covid-19 gây ra hậu quả nặng nề với nền kinh tế. Do đó, việc chuyển sang các nền tảng kỹ thuật số để xuất khẩu không còn là sự lựa chọn, mà là điều bắt buộc để các doanh nghiệp vừa và nhỏ tồn tại và phát triển.
Ba Hiệp định Thương mại tự do (FTA) được ký kết vào năm ngoái với Liên minh châu Âu (EVFTA), khu vực ASEAN và các đối tác (RCEP), cùng Vương quốc Anh (UKVFTA) mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực chuyển đổi số để "xuất khẩu trực tuyến", tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, tận dụng các giải pháp và công nghệ tiên tiến.
Ông cho rằng, Việt Nam là một thị trường có tiềm năng cao nhưng chưa hoàn toàn áp dụng số hóa trên tất cả các ngành và lĩnh vực kinh doanh. Đơn vị này mong muốn làm việc với nhiều doanh nghiệp hơn nữa để xây dựng và chuyển đổi hoạt động kinh doanh trở nên bền vững hơn, tạo ra lợi ích lâu dài.Ông Stephen Kuo - Trưởng bộ phận châu Á - Thái Bình Dương của Alibaba.com chia sẻ, số hóa không chỉ phục vụ tốt các doanh nghiệp bán hàng mà còn cho phép họ tạo ra một mô hình kinh doanh bền vững hơn.
Theo báo cáo e-Conomy SEA 2021, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam hiện đạt 7 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng 46% từ năm 2019 đến 2020, đạt giá trị 29 tỷ USD vào năm 2025 với tốc độ tăng trưởng 34%, cao hơn so với các ngành khác ở Việt Nam như vận tải và thực phẩm, du lịch trực tuyến và truyền thông trực tuyến; cao hơn mức trung bình của Đông Nam Á.
Qua nghiên cứu, Alibaba.com nhận thấy điểm mạnh của các nhà bán hàng Việt Nam là năng lực sản xuất ngày càng cải thiện về chất lượng và số lượng, danh mục sản phẩm đa dạng, giá cả cạnh tranh và định hướng tăng cường tập trung vào xuất khẩu. Một số ngành hàng của Việt Nam đã có mức tăng trưởng ấn tượng, bao gồm thực phẩm, đồ uống, nhà, vườn, làm đẹp, chăm sóc cá nhân và nông nghiệp.
Alibaba.com đưa ra các cam kết và hỗ trợ kỹ thuật tập trung cho hai đối tượng chính là cho các tổ chức xúc tiến thương mại và các doanh nghiệp nhỏ và vừa về chuyển đổi số. Đặc biệt, những hỗ trợ bền vững mà Alibaba.com cam kết với Việt Nam sẽ từng bước cùng doanh nghiệp vươn ra toàn cầu.
Lên sàn đưa hàng Việt ra thế giới
Cục Xúc tiến thương mại cam kết sẽ đồng hành cùng Alibaba.com trong các hoạt động nâng cao năng lực chuyển đổi số, năng lực thương mại điện tử, đặc biệt là các kỹ năng trong thương mại quốc tế nhằm hỗ trợ các tổ chức xúc tiến thương mại và cộng đồng doanh nghiệp.
Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, cho biết, từ cuối năm 2020, chương trình này đã được triển khai với 1.000 doanh nghiệp đăng ký đào tạo, hơn 300 doanh nghiệp tham gia tư vấn xuất khẩu, nâng cao năng lực thương mại điện tử và hơn 50 doanh nghiệp tiềm năng sẽ lên sàn thành công trong các ngành như nông sản, thuỷ hải sản, đồ gỗ, thực phẩm chế biến đóng gói.
Trong năm nay, các lớp đào tạo tiếp theo tại Vũng Tàu, Quảng Ninh, Hải Dương, Sơn La, Quy Nhơn và Buôn Mê Thuột dự kiến sẽ tiếp tục tổ chức. Với mục tiêu cam kết hỗ trợ 10.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ trong 5 năm và đẩy mạnh chuyển đổi số, trong năm 2021, Alibaba.com sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với chính quyền địa phương, cung cấp các dịch vụ và giải pháp trực tuyến phù hợp và hiệu quả.
Ông Zhang Kuo - Tổng Giám đốc của Alibaba.com, nhấn mạnh, mục tiêu của tập đoàn này đến năm 2024 đạt tổng giá trị giao dịch hơn 100 tỷ USD, hỗ trợ hơn 10 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ trên khắp thế giới, và trên 10.000 nhà cung cấp đến từ Việt Nam hoạt động thương mại B2B trên sàn.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đánh giá, Bộ Công Thương với đầu mối là Cục Xúc tiến thương mại, luôn sẵn sàng phối hợp với các Bộ ban ngành, địa phương, hiệp hội doanh nghiệp liên quan tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ doanh nghiệp bán hàng thành công trên Alibaba.com, hướng tới phát triển kinh tế bền vững thông qua xúc tiến xuất khẩu trên nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới.
Mách nước cách nâng tầm thương hiệu doanh nghiệp Việt Doanh nghiệp không nên chỉ tập trung vào việc đạt được danh hiệu mà hãy nhìn vào những giá trị doanh nghiệp có thể tận dụng được từ đây. Báo cáo của Brand Finance năm 2020 cho biết, Việt Nam là một trong các quốc gia có mức tăng trưởng giá trị thương hiệu quốc gia nhanh nhất thế giới (tăng 29% so...