Bộ Công Thương đôn đốc chủ đầu tư các dự án điện gió hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu
Liên quan đến kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng và đưa hạng mục công trình, công trình điện gió vào sử dụng, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo vừa có công văn đề nghị chủ đầu tư các dự án điện gió khẩn trương hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu theo quy định, phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ra văn bản chấp thuận nghiệm thu trước ngày 1/11/2021.
Trang trại điện gió Trung Nam tại huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận). Ảnh: Công Thử/TTXVN.
Cụ thể, tại công văn số 1892/ĐL-NLTT ngày 7/10, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo ( Bộ Công Thương) lưu ý các nhà đầu tư dự án điện gió một số vấn đề liên quan đến công tác nghiệm thu công trình để được công nhận ngày vận hành thương mại trước thời hạn 1/11/2021.
Theo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, tại Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/1/2021 của Chính phủ về Quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng, để đưa vào khai thác sử dụng, công trình, hạng mục cần: Được nghiệm thu theo quy định; được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu và ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư.
Nghị định 06 cũng quy định cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện kiểm tra theo nội dung quy định và ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư theo quy định. Theo mẫu thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng, một trong những căn cứ chấp thuận hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng là “văn bản chấp thuận nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy”.
Liên quan đến vấn đề này, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy đã quy định chủ đầu tư phải đề nghị cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đã thẩm duyệt thiết kế trước đó đến kiểm tra kết quả nghiệm thu và cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy trước khi đưa công trình vào sử dụng. Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy bao gồm nghiệm thu từng phần, từng giai đoạn, từng hạng mục, từng hệ thống và nghiệm thu bàn giao.
Video đang HOT
Chủ đầu tư quyết định việc nghiệm thu từng phần công trình trong trường hợp khu vực được nghiệm thu đủ điều kiện vận hành độc lập, bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy và phải được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy kiểm tra kết quả nghiệm thu và cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu trước khi đưa phần công trình đó vào sử dụng.
“Để cơ quan chuyên môn về xây dựng trong lĩnh vực điện lực thuộc Bộ Công Thương hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có cơ sở xem xét và ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu, đưa công trình điện gió vào sử dụng theo đúng, đủ quy định của pháp luật, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo đề nghị chủ đầu tư các dự án điện gió khẩn trương hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu theo quy định, phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ra văn bản chấp thuận nghiệm thu trước ngày 1/11/2021″, Công văn số 1892/ĐL-NLTT nêu rõ.
Dự thảo về cơ chế giá điện mặt trời mái nhà: Phát triển đúng hướng
Bộ Công Thương đang xây dựng dự thảo liên quan đến cơ chế giá cho điện mặt trời áp mái với mức giá dự kiến giảm đối với các dự án điện mặt trời quy mô lớn.
Theo ông Hoàng Tiến Dũng - Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương), Bộ Công Thương, điện mặt trời mái nhà là nguồn điện sạch, tái tạo có tính chất phân tán, quy mô nhỏ, được tiêu thụ tại chỗ, giảm tổn thất của quá trình truyền tải, phân phối, tận dụng hạ tầng lưới điện hiện có của ngành điện, có thời gian phát chủ yếu vào ban ngày, trong giờ cao điểm của hệ thống điện giúp giảm đỉnh phụ tải.
Bộ Công Thương đang nghiên cứu dự thảo cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà cho giai đoạn tới
Đây cũng là loại hình năng lượng tái tạo tận dụng được diện tích mặt bằng mái nhà tại các khu dân cư, doanh nghiệp vốn đã có sẵn cơ sở hạ tầng lưới điện đầy đủ, thuận tiện trong việc đấu nối,... do đó cần khuyến khích các thành phần kinh tế như hộ gia đình, doanh nghiệp tham gia đầu tư để cấp điện tự dùng và phần dư bán lại cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Trước đó, ngày 6/4/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam áp dụng tiếp theo Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam.
Trong đó, đối với điện mặt trời mái nhà, được phép bán một phần hoặc toàn bộ điện năng sản xuất ra cho EVN hoặc tổ chức, cá nhân khác trong trường hợp không sử dụng lưới điện của EVN.
Giá bán điện mặt trời mái nhà cho EVN tương đương 8,38 UScent/kWh, áp dụng cho hệ thống điện mặt trời mái nhà có thời điểm vào vận hành phát điện và xác nhận chỉ số công tơ trong giai đoạn từ ngày 1/7/2019 đến ngày 31/12/2020 và được áp dụng 20 năm kể từ ngày vào vận hành phát điện.
Để hướng dẫn thực hiện Quyết định 13, ngày 17/7/2020 Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 18/2020/TT-BCT quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời.
" Trong quá trình xây dựng Quyết định 13, Thông tư 18, đã xem xét, đưa ra các quy định để đảm bảo khuyến khích đúng đối tượng, hạn chế tối đa các trường hợp lách quy định, trục lợi chính sách, gây quá tải, mất ổn định hệ thống điện ", ông Hoàng Tiến Dũng chỉ ra.
Hiện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo đã xây dựng xong Dự thảo liên quan đến cơ chế giá cho điện mặt trời áp mái (ĐMTAM) để thay thế cho cơ chế tại Quyết định 13 đã hết hiệu lực từ 31/12/2020 và đang lấy ý kiến để trình Thủ tướng.
Theo đó, dù vẫn duy trì giá cố định nhưng mức dự kiến giảm chỉ còn 5,2-5,8 cent/kWh với từng loại công suất dự án (theo Quyết định 13/2020/QĐ-TTg giá mua ĐMTAP là 8,38 UScent/kWh). Mục đích để phát triển đúng hướng, tức khuyến khích người dân, doanh nghiệp lắp đặt để tự dùng, thay vì tình trạng nhà nhà "ào ào" lắp điện áp mái để hưởng giá cao khi đẩy hết công suất lên lưới.
Mức giá của từng dự án sẽ phụ thuộc vào quy mô công suất hệ thống lắp đặt, quy mô càng to giá sẽ càng thấp nhằm khuyến khích hộ gia đình lắp đặt hơn các trang trại, khu nhà công nghiệp, thay vì tất cả các loại hình điện áp mái đều có một mức giá như trước đây.
Hiện tại, xây dựng dự thảo về cơ chế giá điện mặt trời áp mái, hiện đã cơ bản hoàn thiện sau nhiều lần lấy ý kiến để tới đây trình Thủ tướng phê duyệt.
Ngoài ra, để tiếp tục khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà, đồng thời hạn chế những vấn đề bất cập nêu trên, ông Hoàng Tiến Dũng thông tin thêm, Bộ Công Thương đang nghiên cứu dự thảo cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà cho giai đoạn tới, theo hướng: Tiếp tục áp dụng cơ chế giá cố định (giá FIT) cho điện mặt trời mái nhà; Giá mua điện phụ thuộc vào công suất của hệ thống điện mặt trời mái nhà; Quy định tỷ lệ tự dùng điện của người sản xuất/bên bán điện; Quy định lắp đặt hệ thống mini-SCADA để vận hành, điều độ từ xa.
Bộ Công thương 'không kiến nghị Chính phủ gia hạn giá cố định cho điện gió' Bộ Công thương khẳng định sẽ không trình Chính phủ gia hạn giá cố định đối với các dự án điện gió vận hành sau 31.10 và các dự án này phải đàm phán với EVN để xác định giá mua điện. Dự án điện gió vận hành sau ngày 31.10 sẽ không được hưởng giá cố định ưu đãi trong 20 năm....