Bộ Công Thương đòi xem lại tính pháp lý của Vinastas: Vì dám “chọc” vào đa cấp?
Có ý kiến cho rằng vì Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam ( Vinastas) dám “chọc” vào các công ty đa cấp nên bị Bộ Công Thương ra văn bản đề nghị xem lại tính pháp lý và có thể nghiên cứu tách tổ chức này…
Bộ Công Thương đòi xem lại tính pháp lý của Vinastas: Vì dám “chọc” vào đa cấp?
Liên tiếp muốn xem lại vai trò của Vinastas
Ngày 24/3/2016, Bộ Công Thương ra văn bản số 2562/BCT-QLCT do Thứ trưởng Trần Quốc Khánh ký, gửi Vinastas mời tham dự buổi làm việc trao đổi về việc hoàn thiện mô hình hoạt động của chính đơn vị này.
Một tuần sau đó, ngày 31/3/2016, Bộ Công Thương tiếp tục có công văn số 2813 khuyến nghị đại hội nhiệm kỳ VI của Vinastas xem xét, cân nhắc việc thay đổi tư cách “pháp lý” của hội. Cụ thể, thay vì là hội tổ chức xã hội – nghề nghiệp như hiện nay, Vinastas nên chuyển thành tổ chức xã hội để có thể tham gia (và giúp hội viên của mình tham gia) đầy đủ các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo hướng đó, đề nghị Vinastas xây dựng và báo cáo đại hội cân nhắc 2 phương án.
Một là, đổi tên thành Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam và hoạt động với tư cách là tổ chức xã hội. Hai là, chia Vinastas thành Hội tiêu chuẩn Việt Nam và Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam…
Văn bản đề nghị xem xét lại tư cách pháp lý của Vinastas do Bộ Công Thương đề xuất.
Bất ngờ về những khuyến nghị của Bộ Công Thương, trao đổi với báo chí sau đó, ông Đoàn Phương, Chủ tịch Vinastas cho biết, hội từ trước đến nay hoạt động độc lập, có tôn chỉ mục đích rõ ràng, kinh phí vận hành tự lo; Bộ Công Thương chưa hỗ trợ về tài chính cho sự phát triển. Với gần 30 năm hoạt động, Vinastas đã được các tổ chức quốc tế ghi nhận, được Chính phủ tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba và được tặng nhiều bằng khen… và đến nay chưa hề có đề xuất hay có vấn đề gì trong hoạt động xét về mặt pháp lý. Việc đề xuất của Bộ Công Thương thật sự khiến lãnh đạo hội thấy khó hiểu.
Video đang HOT
Được biết, đơn vị tham mưu chính cho lãnh đạo Bộ Công Thương ký quyết định xem lại vai trò pháp lý của Vinastas với đề xuất tách hội này thành hai đơn vị độc lập chính là Cục Quản lý cạnh tranh của bộ này. Đề xuất lạ này được đưa ra sau khi Vinastas nhiều lần đề nghị Cục Quản lý cạnh tranh làm rõ các hành vi lừa đảo của các công ty đa cấp cũng như các vi phạm về quyền lợi của người tiêu dùng của nhiều doanh nghiệp trong thời gian qua.
Bộ Công Thương chỉ khuyến nghị?
Trao đổi với PV Tiền Phong về những đề xuất của Bộ Công Thương, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh khẳng định, bộ tuyệt đối không yêu cầu hay ép buộc Vinastas phải đổi tên hoặc tách thành 2 hội riêng biệt như Vinastas phản ánh. Văn bản của Bộ Công Thương chỉ là khuyến nghị của bộ để Ban Chấp hành Vinastas cân nhắc trình Đại hội lần thứ 6 xem xét. Vinastas hoàn toàn có quyền không đồng ý với khuyến nghị của Bộ Công Thương và bộ sẽ tôn trọng quyết định đó.
Theo Thứ trưởng Khánh, sở dĩ Bộ Công Thương khuyến nghị Vinastas xem xét lại tư cách pháp lý chính là vì quyền lợi (của Vinastas). Cụ thể, theo điều lệ, Vinastas là tổ chức xã hội – nghề nghiệp, không phải tổ chức xã hội. Với tư cách pháp lý như vậy, Vinastas và các hội viên của mình có thể gặp vướng mắc không đáng có trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Chính vì lý do này mà đến nay 38/52 hội cấp tỉnh đã chuyển đổi thành tổ chức xã hội và đổi tên gọi thành Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD). Hiện chỉ còn 13 hội giữ tên gọi là Hội Tiêu chuẩn và BVQLNTD hoặc Hội Đo lường, Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng.
“Tại hội nghị tổng kết giai đoạn 2011-2015 do Bộ Công Thương tổ chức hồi tháng 1/2016 tại Hà Nội, đại diện nhiều Hội BVQLNTD địa phương đã kiến nghị Bộ Công Thương thống nhất mô hình của các hội trên toàn quốc. Xuất phát từ đây, Bộ Công Thương mới đưa ra khuyến nghị để Vinastas xem xét”, Thứ trưởng Khánh nói.
Theo NTD
Hàng vạn người bị đa cấp lừa đảo: Đại biểu Quốc hội yêu cầu quy trách nhiệm cá nhân
Trao đổi riêng với phóng viên Dân trí, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trần Ngọc Vinh (đoàn Hải Phòng) cho rằng, để xảy ra tình trạng hàng vạn dân bị đa cấp biến tướng lừa đảo, là cơ quan cấp phép, quản lý, Bộ Công Thương không thể vô can. Chính phủ cần quy được trách nhiệm tập thể và cá nhân.
Đại biểu Quốc hội Trần Ngọc Vinh (ảnh: Việt Hưng)
Thưa ông, với tình trạng đa cấp biến tướng xảy ra liên tục trong thời gian vừa qua, nhiều người cho rằng cần loại bỏ loại hình kinh doanh này khỏi nền kinh tế. Quan điểm của ông như thế nào?
Bán hàng đa cấp hiện nay không chỉ Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới vẫn đang cho phép, được coi là hợp pháp. Tuy nhiên, ở Việt Nam vừa qua có xảy ra một số vụ lừa đảo lớn. Hàng nghìn người bị thiệt hại, một là do lỗi về quản lý, sự theo dõi diễn biến vụ việc của cơ quan chức năng không sát sao và việc tuyên truyền cho người dân lường trước những khả năng này còn hạn chế.
Phải thấy rằng, ở một số quốc gia, bán hàng đa cấp hoạt động nghiêm túc thì mang lại nhiều giá trị. Nhưng khi về Việt Nam thì để xảy ra lừa đảo, gây thiệt hại cho người dân. Chính vì vậy, Nhà nước phải tăng cường công tác quản lý hơn nữa. Phải ngăn chặn từ đầu chứ không nên để xảy ra tình trạng xấu như vừa qua, dư luận rất bất bình.
Tất nhiên, những công ty đa cấp nào hoạt động tốt, đúng mực thì vẫn nên cho tồn tại.
Thực tế thì với vụ Liên Kết Việt, truyền thông đã vào cuộc trước đó 6 tháng. Mà không chỉ riêng vụ này, trước đó cũng rất nhiều vụ việc khác, truyền thông đã lên tiếng cảnh báo. Tuy nhiên, phải đến khi vụ việc vỡ lở thì Bộ Công Thương mới lên tiếng cảnh báo, lúc đó thì đã quá muộn....
Rõ ràng là đã có dự báo rồi nhưng phương án xử lý không đến nơi đến chốn. Phải xử lý tận gốc mới tránh được thiệt thòi cho người dân.
Bên cạnh tuyên truyền thì cần phải có phương pháp xử lý, phải có chế tài. Khi phát hiện vi phạm thì công tác xử lý phải hết sức cụ thể. Đấy là công việc của cơ quan quản lý nhà nước.
Cơ quan quản lý phải giám sát đến nơi đến chốn hoạt động của các công ty đa cấp sau khi đã được cấp phép kinh doanh. Thấy có dấu hiệu biến tướng phải uốn nắn và dừng ngay hoạt động, nếu cần phải rút giấy phép.
Bộ Công Thương cho biết, số lượng doanh nghiệp đa cấp ở Việt Nam vẫn ít, chỉ hơn 60 doanh nghiệp. Thế nhưng những trường hợp biến tướng, lừa đảo vẫn thường xuyên xảy ra.
Số lượng công ty bán hàng đa cấp ở nước ta ít hơn so các nước, nhưng các nước vì sao không hoặc ít xảy ra lừa đảo? Rõ ràng, điều này cho thấy có sơ hở trong quản lý.
Với số lượng công ty ít như vậy mà vẫn để xảy ra lừa đảo thì Bộ Công Thương cấp giấy phép làm gì! Ở đây phải có trách nhiệm của nơi cấp phép.
Còn trong tình trạng kinh doanh đa cấp đang phức tạp như hiện nay không nên cho tăng thêm số lượng doanh nghiệp trên thị trường. Phải siết chặt, tăng cường quản lý để những doanh nghiệp đã được cấp phép phải hoạt động theo đúng pháp luật.
Phải nâng điều kiện thành lập và hoạt động doanh nghiệp cũng như quản lý thật chặt chẽ. Phải tăng mức ký quỹ lên. Có rất nhiều chế tài về mặt kỹ thuật mà cơ quan điều hành có thể làm được. Nếu không tăng cường các biện pháp, siết chặt điều kiện thì tôi nghĩ không bảo vệ được người dân đâu!
Câu chuyện quy trách nhiệm đã nói rất nhiều lần, nhưng cho tới giờ vẫn chưa thấy tổ chức, cơ quan nào lên tiếng..!
Sau khi đã điều tra thì tôi nghĩ là Chính phủ phải quy trách nhiệm: trách nhiệm của Bộ như thế nào, của các cá nhân ra sao. Tôi đề nghị cần phải quy được trách nhiệm cá nhân, chỉ rõ được trách nhiệm của cơ quan quản lý chứ không thể nói chung chung được.
Có cả một bộ máy giúp việc để quản lý việc này mà khi để xảy ra sự cố khiến dân thiệt hại như thế mà anh lại bảo anh đứng ngoài không có thái độ gì, cũng không chịu trách nhiệm gì thì rất vô lý.
Trong khi đó, bất cứ công việc gì cũng đều có khen thưởng và kỷ luật. Nếu làm tốt thì anh được khen thưởng nhưng làm không tốt thì phải bị phê bình, kỷ luật tùy theo mức độ. Đằng này đổ vỡ như vậy mà anh bảo anh không có trách nhiệm gì thì không thể nào chấp nhận được!
Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, khi doanh nghiệp có những hội thảo, tuyên truyền dụ dỗ thì địa phương phải chịu trách nhiệm.
Chính quyền địa phương chỉ có thể quản lý được một phần mà thôi. Bộ Công Thương, Cục Quản lý thị trường và các chi cục phải có trách nhiệm chứ không phải anh cấp phép xong rồi buông. Anh đã cấp phép rồi thì anh cũng phải có trách nhiệm.
Xin cảm ơn ông!
Bích Diệp (thực hiện)
Theo Dantri
Hoạt động đa cấp biến tướng: 'Miếng pho mát trong bẫy chuột' Sau những vụ lừa đảo đa cấp bị 'xộ khám' như Golden Rock, Colony Invest, Diamond Holiday, MB 24, Tâm Mặt Trời..., vụ Liên kết Việt khiến nhiều người đặt ra câu hỏi: vì sao các hình thức đa cấp biến tướng vẫn được cấp phép, hoạt động mạnh và mở rộng quy mô đến khi chiếm đoạt hơn 1.900 tỷ đồng mới...