Bộ Công Thương chọn đối tác thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin
Bộ Công Thương và Viettel đã ký kết thỏa thuận hợp tác về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng Chính phủ điện tử và phát triển hạ tầng Thương mại điện tử giai đoạn 2017-2020.
Lãnh đạo Bộ Công Thương và Viettel ký kết thỏa thuận. (Nguồn: BCT)
Trong thông báo phát đi chiều 10/1, phía Viettel cho biết, một trong những mục tiêu quan trọng trong thỏa thuận giữa hai bên là hiện đại hóa hoạt động quản lý, điều hành của Bộ và tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp.
Bên cạnh đó, Viettel sẽ hỗ trợ ngành này phát triển lĩnh vực thương mại điện tử với các hạ tầng chứng từ điện tử, thanh toán điện tử, hoàn tất giao dịch và các giải pháp hỗ trợ thương mại điện tử trên nền tảng công nghệ thông tin-viễn thông; triển khai các dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 và 4.
Video đang HOT
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đánh giá cao những chương trình hợp tác giữa hai bên trong thời gian qua và cho rằng đây là cơ sở quan trọng để hai bên tiến tới ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện về công nghệ thông tin.
Trong khi đó, ông Nguyễn Mạnh Hùng (Tổng Giám đốc Viettel) tin tưởng hợp tác này sẽ không chỉ tạo ra một phương thức quản lý mới thông minh, nhanh chóng, chính xác và hiệu quả tại Bộ Công Thương mà còn tạo ra một nền tảng mới cho xã hội, phục vụ cho người dân và doanh nghiệp. Đó chính là việc phát triển thương mại điện tử với các hạ tầng chứng từ điện tử, thanh toán điện tử, hạ tầng chuyển phát và hoàn tất đơn hàng hiện đại…
Năm 2016, trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Viettel khẳng định được dấu ấn với việc được Chính phủ giao nhiệm vụ xây dựng các hệ thống quan trọng quy mô Quốc gia như: dự án Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư với Bộ Công an; hệ thống thi Phổ thông trung học Quốc gia với Bộ Giáo dục và Đào tạo (đã hoàn thành tốt năm 2015 và tiếp tục thực hiện năm 2016); dự án Quản lý hộ tịch điện tử với Bộ Tư Pháp; dự án Một cửa Quốc gia với Bộ Tài chính, dự án Quản lý khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế với Bảo hiểm xã hội Việt Nam…
Trong lĩnh vực An ninh mạng, Viettel đã chủ động xây dựng các giải pháp an toàn thông tin để bảo vệ toàn diện cho mạng lưới và bảo vệ khách hàng, cũng như cung cấp giải pháp đảm bảo an toàn thông tin cho các Bộ, ngành, Chính phủ và các tập đoàn lớn.
(Theo Vietnam )
Tôn vinh nông dân năng động, hướng tới nền nông nghiệp thông minh
Tối 2.10, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi "Nông dân với Công nghệ thông tin" năm 2016.
Đây là lần đầu tiên cuộc thi được tổ chức với sự tham dự của 63 thí sinh xuất sắc nhất là những nhà nông đến từ 63 tỉnh, thành. Họ là những nông dân đã biết ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất nông nghiệp; nghiên cứu, khám phá Internet phục vụ việc tiếp thị và tìm đầu ra cho các sản phẩm của mình.
Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn (phải) trao giải Nhất cuộc thi cho nông dân Bùi Văn Xuân đến từ tỉnh Hòa Bình. Ảnh: Đức Quảng
Trước đó, ngày 1.10, các thí sinh đã trải qua vòng thi quốc gia, gồm 3 phần: Trắc nghiệm, soạn thảo văn bản và kỹ năng sử dụng mạng Internet để truy cập khai thác, tìm kiếm thông tin thị trường, ứng dụng công nghệ trong trồng trọt, chăn nuôi...
Là một nông dân trẻ tham dự cuộc thi, thí sinh Dương Quốc Hiệp (Thái Nguyên) cho biết đã nhanh chóng tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất và kinh doanh ngay từ những ngày đầu tiên khởi nghiệp trồng rau mầm sạch. Anh Hiệp đã tích hợp phần mềm công nghệ quản lý hẹn giờ tưới cho rau. Anh còn biết khai thác thế mạnh của thương mại điện tử để kinh doanh và quảng bá sản phẩm.
"Chúng tôi đã lập trang Facebook riêng để giới thiệu sản phẩm, cung cấp mọi thông tin liên quan đến rau mầm. Cơ sở đang tiếp tục xây dựng một website riêng để tiện quảng cáo, giao thương buôn bán. Tôi cũng đăng ký những từ khóa bản quyền như: "Cơ sở Dương Quốc Hiệp" hoặc "rau mầm sạch đảm bảo tiêu chuẩn Thái Nguyên" với trang tìm kiếm Google. Qua đó, người tiêu dùng có thể dễ dàng tiếp cận tìm hiểu sản phẩm, liên hệ đặt hàng" - anh Hiệp thổ lộ.
Tương tự anh Hiệp, thí sinh Hà Thị Thu đến từ Quảng Ninh cũng sử dụng mạng xã hội Facebook để bán sản phẩm gà đồi Tiên Yên của gia đình rất hiệu quả. Chị Thu tâm sự: "Với các sản phẩm nông nghiệp đặc sản như gà đồi Tiên Yên thì khá "kén" khách hàng do giá khá cao. Thông qua trang Facebook cá nhân, tôi thường xuyên cập nhật, chia sẻ quá trình chăm sóc đàn gà kỳ công ra sao cũng như quảng cáo chất lượng và tiếp nhận, phân tích phản hồi của khách hàng khi mua gà đồi của gia đình. Có kế hoạch kinh doanh bài bản, khách hàng đến với gia đình tôi ngày càng đông hơn, thu nhập gia đình cũng tăng lên".
Sau 3 phần thi, Ban tổ chức đã chọn ra những thí sinh xuất sắc nhất để trao giải. Theo đó, thí sinh Bùi Văn Xuân (Hòa Bình) được trao giải Nhất với trị giá 30 triệu đồng; 2 giải Nhì (trị giá mỗi giải 20 triệu đồng) được trao cho 2 thí sinh đến từ Đồng Nai, Thanh Hóa; 3 giải Ba (mỗi giải trị giá 10 triệu đồng) được trao cho các thí sinh ở Kon Tum, Đồng Tháp, Quảng Ninh.
Theo Danviet
Tôn vinh nông dân giỏi ứng dụng công nghệ thông tin Ngày 15.9, Trung ương Hội ND Việt Nam phối hợp với Công ty Phát triển dịch vụ truyền thông IPC (thuộc tập đoàn VNPT) tổ chức buổi họp báo phát động cuộc thi "Nông dân với công nghệ thông tin" năm 2016. Cuộc thi "Nông dân với công nghệ thông tin" mang ý nghĩa xã hội rộng khắp khi lần đầu tiên trở...