Bộ Công Thương chỉ ra nhiều điểm ‘nghẽn’ thách thức ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
Bộ Công Thương cho biết dung lượng thị trường và chênh lệch giá thành giữa ô tô sản xuất trong nước và ô tô nhập khẩu đang là 2 điểm “nghẽn” lớn nhất hiện nay của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
Bộ Công Thương chỉ ra nhiều điểm ‘nghẽn’ thách thức ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
Thời gian vừa qua, Bộ Công Thương đã đề xuất các giải pháp trong thời gian tới để tập trung giải quyết 2 điểm “nghẽn” của ngành công nghiệp ô tô đó là dung lượng thị trường và chênh lệch chi phí sản xuất với các quốc gia trong khu vực.
Có thể nói, dung lượng thị trường và chênh lệch giá thành giữa ô tô sản xuất trong nước và ô tô nhập khẩu đang là hai điểm nghẽn, thách thức lớn nhất hiện nay của ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam.
Theo Bộ Công Thương, hiện tại quy mô thị trường ô tô Việt Nam mới chỉ bằng 1/3 của Thái Lan và 1/4 của Indonesia. Thị trường nhỏ, bị phân tán bởi nhiều nhà lắp ráp và nhiều model khác nhau khiến cho các công ty sản xuất (cả sản xuất, lắp ráp ô tô và sản xuất linh kiện phụ tùng) rất khó đầu tư, phát triển sản xuất hàng loạt.
Mặt khác, GDP bình quân đầu người của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua chưa đủ để đa số người dân có thể sở hữu ô tô cũng như thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô trong nước phát triển, tạo ra lợi nhuận.
Song song với đó, hệ thống giao thông yếu kém (mà chủ yếu do tổ chức giao thông kém) cũng đã ảnh hưởng không nhỏ tới cầu của thị trường, làm cho nhu cầu về sử dụng ô tô của nền kinh tế chưa lớn.
Bên cạnh điểm “nghẽn” về thị trường, hiện nay chi phí sản xuất ô tô trong nước cao hơn các quốc gia trong khu vực từ 10 – 20% khiến giá thành xe sản xuất trong nước chịu nhiều bất lợi so với xe nhập khẩu nguyên chiếc từ ASEAN trong bối cảnh hàng rào thuế quan được gỡ bỏ.
Có 2 nguyên nhân chính được Bộ Công Thương chỉ ra. Thứ nhất, dung lượng thị trường hiện tại của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam còn nhỏ, nên không tận dụng được lợi thế kinh tế theo quy mô của ngành, khiến các chi phí cao hơn so với các nước ASEAN khác vốn đã có thị trường và ngành công nghiệp ô tô đi trước rất lâu.
Thứ hai, các linh kiện, phụ tùng để sản xuất, lắp ráp ô tô hầu hết phải nhập khẩu từ nước ngoài phải chịu thêm các chi phí đóng gói, vận chuyển, lưu kho, bảo hiểm… từ đó ảnh hưởng đến giá thành của xe sản xuất, lắp ráp trong nước.
Video đang HOT
Quy mô thị trường ô tô Việt Nam mới chỉ bằng 1/3 của Thái Lan và 1/4 của Indonesia
Chính vì vậy, để khắc phục các điểm nghẽn nêu trên, Bộ Công Thương cho biết đang phối hợp với các bộ, ngành và cơ quan liên quan đề xuất, triển khai một số giải pháp.
Về giải pháp tạo dựng thị trường, Bộ Công Thương cho rằng cần quy hoạch và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng xe ô tô của người dân, đặc biệt tại các đô thị lớn như TP. Hà Nội và TP. HCM.
Cùng với đó, có các biện pháp hợp lý bảo đảm sự phát triển minh bạch, lành mạnh của thị trường ô tô trong nước thông qua các hàng rào kỹ thuật, các biện pháp chống gian lận thương mại; đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa xe nhập khẩu và xe sản xuất trong nước trong vấn đề kiểm soát chất lượng sản phẩm.
Ngoài ra, có thể xem xét, cân nhắc một số giải pháp khác để phát triển thị trường như chính sách cho vay ưu đãi mua ô tô trong nước; rà soát các loại thuế, phí liên quan đến ô tô trên toàn chuỗi giá trị để điều chỉnh theo hướng thuận lợi hoá sản xuất và tiêu dùng ô tô, phát triển lành mạnh thị trường ô tô trong nước.
Về giải pháp tháo gỡ vướng mắc về chênh lệch chi phí sản xuất giữa ô tô trong nước và ô tô nhập khẩu, Bộ Công Thương cho rằng cần tiếp tục duy trì và triển khai có hiệu quả chương trình ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng cho hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô.
Đồng thời, tiếp tục duy trì và triển khai có hiệu quả chương trình ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu đối với nguyên vật liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất, lắp ráp ô tô quy định tại Nghị định số 57/2020/NĐ-CP để hỗ trợ các doanh nghiệp giảm chi phí lắp ráp ô tô trong nước.
Bên cạnh đó, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định về thuế tiêu thụ đặc biệt theo hướng áp dụng chính sách ưu đãi về thuế tiêu thụ đặc biệt cho ô tô kèm theo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao sản lượng sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng tạo ra trong nước.
Dự báo xu hướng phát triển của công nghiệp ô tô Việt Nam
Nhu cầu mua sắm xe ô tô cá nhân đang tăng nhanh hơn xe khách, xe tải, xe chuyên dụng... và đây là thị trường quan trọng cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển.
Lắp ráp ô tô ở Nhà máy ô tô Veam (Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam) tại thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
Chủ tịch Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) Lê Dương Quang cho rằng, đây cũng là xu hướng tất yếu đối với quốc gia 100 triệu dân, kinh tế tăng trưởng ổn định và tỷ lệ người trẻ tuổi cao.
* Thị trường nhỏ nhưng khá nhiều mẫu xe
Theo ông Quang, kể từ khi các doanh nghiệp FDI đầu tư sản xuất-lắp ráp ô tô tại Việt Nam, đến nay ngành công nghiệp ô tô nước ta đã có gần 30 năm phát triển. Dù vẫn còn những ý kiến khác nhau về con đường phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, song có lẽ không ai phủ nhận sự đóng góp của ngành này vào sự phát triển kinh tế-xã hội nói chung và công nghiệp nói riêng.
Ông Lê Dương Quang, Chủ tịch Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI). Ảnh: BNEWS/TTXVN phát
Nói rõ hơn về thực trạng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, ông Lương Đức Toàn, Phó trưởng Phòng Công nghiệp Chế biến chế tạo, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho hay, khi Việt Nam đặt những viên gạch đầu tiên để xây dựng ngành thì công nghiệp ô tô tại các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia đã rất phát triển.
Tính đến hết năm 2019, cả nước có khoảng 40 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô với sản lượng sản đáp ứng khoảng 70% nhu cầu xe dưới 9 chỗ trong nước.
Đặc biệt, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã phát triển khá nhanh trong 3 năm trở lại đây. Tốc độ tăng trưởng của thi trương xe dưới 9 chỗ trung bình 20 - 30%/năm và tỷ lệ sở hữu ô tô tại Việt Nam khoảng 23 xe/1.000 dân. Đến năm 2020, Viêt Nam se sơm vươt Philippines ca vê san xuât va ban hang.
Tuy vậy, ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam hiện mới chỉ tham gia vào phân khúc thấp của chuỗi giá trị ngành ô tô; phụ thuộc lớn vào sự phân công sản xuất của các tập đoàn ô tô toàn cầu, chưa làm chủ được các công nghệ cốt lõi như động cơ, hệ thống điều khiển, hệ thống truyền động. Tỷ lệ nội địa hoá đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi thấp hơn mục tiêu đề ra, đồng thời thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia trong khu vực.
Cùng với đó, với một thị trường ô tô còn hạn chế, nhu cầu thị trường thấp, nhưng có khá nhiều mẫu xe được giới thiệu ra thị trường nên khả năng để nội địa hoá, phát triển công nghiệp phụ trợ ô tô rất khó. Các sản phẩm đã được nội địa hóa mang hàm lượng công nghệ rất thấp.
Bên cạnh đó, ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước chưa hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn nên có đến 80% linh kiện cho sản xuất xe trong nước là nhập khẩu, khiến chi phí sản xuất lắp ráp xe trong nước đắt hơn từ 10 - 20% và giá bán xe vẫn cao hơn khoảng 20% so với các nước trong khu vực...
Chủ tịch VASI Lê Dương Quang cho rằng, gần 30 năm qua, Chính phủ luôn nhất quán chủ trương cần phát triển ngành công nghiệp ô tô, thể hiện qua hàng loạt quyết định phê duyệt chiến lược, quy hoạch, phát triển ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ cho ô tô... Thế nhưng, qua thực tế, các chính sách cụ thể được ban hành nhiều khi chưa thể hiện được hiệu quả những chủ trương đó và thiếu tính khả thi nên chủ trương phát triển ngành chưa như kỳ vọng.
* Tiêu thụ ô tô sẽ bùng nổ
Theo Bộ Công Thương, tiềm năng phát triển công nghiệp ô tô phụ thuộc vào 3 yếu tố quy mô và cơ cấu dân số, mức thu nhập bình quân đầu người và số xe trung bình/1.000 dân. Tại Việt Nam, xu thế ô tô hóa (motorization) se diên ra trong thời gian tơi, khi GDP bình quân đâu ngươi vươt 3.000 USD va sô xe trung bình đat 50 xe/1.000 dân.
Bên cạnh đó, Viêt Nam đang trong giai đoan dân sô vang, vơi sư gia tăng nhanh chong cua tâng lơp trung lưu, la khach hang tiêu dung lơn tiềm năng cua xe ca nhân. Dự kiến nhu cầu tiêu thụ ô tô sẽ bùng nổ trong giai đoạn đến năm 2025.
Bà Nguyễn Thu Trang, Phó trưởng Phòng Chính sách thuế Xuất nhập khẩu, Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính). Ảnh: BNEWS/TTXVN phát
Bà Nguyễn Thu Trang, Phó trưởng Phòng Chính sách thuế Xuất nhập khẩu, Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) cũng cho rằng, trong những năm gần đây, thị trường ô tô nói chung và đặc biệt là phân khúc xe du lịch nói riêng đang có sự tăng trưởng vượt bậc tương ứng với giai đoạn ô tô hóa đang cận kề khi GDP bình quân đầu người tăng nhanh và nhu cầu sở hữu, chuyển đổi từ xe máy sang ô tô ngày càng lớn. Dự báo đến năm 2025, thị trường ô tô Việt Nam sẽ tiệm cận với 1 triệu xe bán ra/năm.
Đồng tình với các dự báo trên, Chủ tịch VASI Lê Dương Quang cho hay, đối với ngành công nghiệp ô tô, một trong những vấn đề Chính phủ cần xác định rõ là có khuyến khích người dân sử dụng ô tô cá nhân không? Thực tế nhu cầu mua sắm xe cá nhân đang và sẽ tăng nhanh hơn xe khách, xe tải, xe chuyên dụng... và đây là thị trường quan trọng cho ngành công nghiệp ô tô phát triển. Đặc biệt, đây là xu hướng tất yếu đối với quốc gia có 100 triệu dân, kinh tế tăng trưởng ổn định và tỷ lệ người trẻ tuổi cao.
Chủ tịch VASI nhấn mạnh, nếu khuyến khích người dân sử dụng ô tô cá nhân, Chính phủ cần định hướng cho các bộ, ngành trong việc xây dựng, ban hành các chính sách về hạ tầng giao thông, huy động vốn, thuế-phí, môi trường... theo hướng đồng bộ hơn. Bên cạnh đó, các chính sách thuế cần có tính ổn định lâu dài và có tính tiên liệu để doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư bởi nếu chính sách thuế không ổn định lâu dài thì doanh nghiệp không thể xây dựng được chiến lược phát triển dài hạn mà chỉ dám đầu tư kiểu "ăn xổi".
Ông Lương Đức Toàn, Phó trưởng Phòng Công nghiệp Chế biến chế tạo, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương). Ảnh: BNEWS/TTXVN phát
Từ các hạn chế của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, ông Lương Đức Toàn cho rằng, Chính phủ cần có các chính sách, giải pháp để duy trì và từng bước phát triển sản xuất ô tô trong nước để bảo đảm tự chủ của ngành ô tô trước các biến động trong và ngoài nước. Đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm nhập khẩu ô tô từ các nước ASEAN như Thái Lan, Indonesia và trong vòng 7 - 10 năm tới là các sản phẩm ô tô từ các quốc gia thành viên của Hiệp định CPTPP và EVFTA.
Đồng thời có các cơ chế chính sách thu hút đầu tư từ các tập đoàn đa quốc gia đầu tư các dự án có quy mô lớn tại Việt Nam, đặc biệt tập trung vào các thương hiệu và dòng xe chưa có tại khu vực ASEAN, nhằm tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong nước tham gia sâu nhất vào chuỗi sản xuất ô tô đa quốc gia và hướng tới thị trường xuất khẩu trong khu vực.
Cùng với đó, cần có các chính sách về thuế, phí, lệ phí nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh, thu hẹp khoảng cách chi phí sản xuất giữa ô tô trong nước và ô tô nhập khẩu.
Ngoài ra, cũng rất cần sự phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiếp tục hỗ trợ tháo gỡ cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo vệ thị trường trong nước; đồng thời tăng cường kiểm soát chất lượng nhập khẩu ô tô trong nội khối ASEAN, đảm bảo đáp ứng các điều kiện hưởng thuế suất 0%./.
Những "điểm nghẽn" khiến công nghiệp ôtô Việt "mắc kẹt" Theo nhận định của Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), khu vực ASEAN đang trở thành một trong những trung tâm sản xuất và tiêu thụ ôtô lớn trên thế giới .Tuy nhiên, với ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô Việt Nam thì còn nhiều "điểm nghẽn". Hai "điểm nghẽn" với công nghiệp ôtô Trong ASEAN, có 5 quốc gia sản...