Bộ Công Thương cảnh báo doanh nghiệp Việt không ký hợp tác với 34 doanh nghiệp của Indonesia
Bộ Công Thương lưu ý các doanh nghiệp nhập khẩu than Việt Nam tạm thời không thực hiện giao dịch mua bán ký kết với 34 doanh nghiệp khai thác, kinh doanh than của Indonesia do các doanh nghiệp này đã bị cấm xuất khẩu.
Thương vụ Việt Nam tại Indonesia cho biết Bộ Tài nguyên và Khoáng sản Indonesia vừa công bố danh sách 34 doanh nghiệp khai thác, kinh doanh than của nước này tạm thời bị cấm xuất khẩu.
Danh sách 34 doanh nghiệp Indonesia bị cấm xuất khẩu than
Video đang HOT
Do vậy, Thương vụ Việt Nam tại Indonesia đã phát đi khuyến cáo: Doanh nghiệp nhập khẩu than Việt Nam lưu ý trong quá trình giao dịch mua bán than từ Indonesia, không nên ký kết các thỏa thuận giao dịch mới (nếu có) với các doanh nghiệp bị cấm nêu trên, tới khi có thông báo của Bộ Tài nguyên và Khoáng sản Indonesia về dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu tạm thời đối với các doanh nghiệp trong danh sách”.
Nguyên do là bởi 34 doanh nghiệp này đã vi phạm quy định về nghĩa vụ tỷ lệ bán than tại nội địa khi không hoàn thành nghĩa vụ cung cấp than theo hợp đồng cho công ty nhà nước PT PLN (Persoro) và PT PLN Batubara trong giai đoạn từ 1/1 – 31/7/2021.
Lệnh cấm tạm thời bắt đầu từ ngày 7/8/2021 tới khi các doanh nghiệp này hoàn thành xong các nghĩa vụ cung cấp than cho thị trường nội địa.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng đầu năm nay, lượng than nhập khẩu từ Indonesia của Việt Nam đạt 9,66 triệu tấn với giá trị kim ngạch 732,84 triệu USD giảm 9,3% về lượng và tăng 42,6% về giá trị.
Vải thiều Việt Nam "hút hàng" ở châu Âu
Theo Bộ Công thương, sau khi mở bán vải thiều tại thị trường Pháp và được người tiêu dùng ở nước này hồ hởi đón nhận, hiện nay, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) cùng Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan đang phối hợp với Công ty LTP Import Export BV và siêu thị Thanh Hùng tổ chức chương trình "Vietnam fresh golden lychees - Taste it, love it" tại siêu thị Thanh Hùng ở TP Spijkenisse.
Lô hàng gần 1 tấn vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) đã hạ cánh xuống sân bay Schipol (Hà Lan) từ ngày 17-6 để phân phối cho các siêu thị Á Châu tại Hà Lan, Pháp, Đức. Đây cũng là lần đầu tiên trái vải tươi Việt Nam được nhập khẩu chính ngạch vào Hà Lan, để từ đây phân phối cho các nước lân cận trong Liên minh châu Âu (EU). Trước đó 2 ngày, sản phẩm mẫu đã được gửi đến tất cả các siêu thị Á Châu tại Hà Lan để thử và nhận được sự hưởng ứng mạnh của các chủ siêu thị.
Chị Vân Anh, chủ siêu thị Thanh Hùng tại Spijkenisse cho biết, siêu thị của chị đã kinh doanh trái vải Trung Quốc từ nhiều năm nay nhưng chất lượng không bằng Việt Nam, trong khi giá bán khoảng 22 - 25EUR/kg. Còn trái vải tươi của Việt Nam được giới thiệu tới khách hàng lần này với giá 18EUR/kg, thu hút được nhiều người mua. Siêu thị mong muốn có nguồn vải thiều ổn định, chất lượng đồng đều từ Việt Nam vào mỗi vụ vải để duy trì kinh doanh mặt hàng này tại Hà Lan.
Cục Xúc tiến thương mại và Thương vụ Việt Nam tại Pháp cũng thông tin, đầu tuần trước, khoảng 1 tấn vải thiều Việt Nam đầu tiên xuất khẩu sang Pháp theo đường chính ngạch cũng thu hút khách hàng tại thủ đô Paris. Với giá bán chung là 18EUR/kg, lô vải nhanh chóng "cháy hàng", nên nhà nhập khẩu phải đưa thêm lô vải thiều thứ hai từ Thanh Hà (Hải Dương) sang Pháp vào ngày 17-6 theo đường hàng không để kịp phục vụ người tiêu dùng.
Theo bà Võ Thị Ngọc Diệp, Tham tán thương mại Việt Nam tại Hà Lan, lô vải nhập khẩu từ Việt Nam có gắn tem truy xuất nguồn gốc, nên vải thiều của Việt Nam có uy tín và thương hiệu. Còn theo Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan, để tiếp thị vải Việt Nam tại thị trường mới này, các siêu thị đã mời khách mua sắm là những người mang các quốc tịch Hà Lan, Thái Lan, Indonesia và cả người Việt Nam sinh sống tại vùng Spijkenisse (Nam Hà Lan) thử đặc sản. Nhiều khách hàng đánh giá trái vải Việt Nam ngọt, cùi dày.
Nhân "Lễ hội ẩm thực Việt Nam 2021" được cộng đồng người Việt tại Pháp tổ chức ở quảng trường trung tâm Paris ngày 19-6 vừa qua, vải thiều cùng nhiều nông sản khác của Việt Nam đã được giới thiệu và thu hút đông đảo người tiêu dùng tại Pháp (ảnh). Nhiều khách hàng Pháp lần đầu tiên được nếm trái vải Việt Nam khẳng định "ngon hơn hẳn" trái vải thiều nhập khẩu từ Madagasca mà họ vốn quen thuộc. Thương vụ Việt Nam tại Pháp cho biết, đang triển khai với nhiều đối tác để đa dạng hóa nhà nhập khẩu, tạo cơ hội nhiều hơn nữa cho trái vải Việt Nam sang Pháp.
Vải thiều đón tin vui được vào Pháp bằng 'đường' chính ngạch Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) cho biết, lô hàng 1 tấn vải thiều đầu tiên gắn tem truy xuất nguồn gốc vừa được xuất khẩu chính ngạch vào Pháp. Lô vải thiều đầu tiên được nhập khẩu chính ngạch vào Pháp. Ảnh: TL Đây cũng là lô hàng hóa xuất khẩu theo chính sách ưu đãi thuế quan của Hiệp...