Bộ Công Thương cân nhắc việc điều chỉnh giá điện
Theo Bộ Công Thương, thời gian qua giá đầu vào sản xuất điện tăng mạnh không chỉ ở Việt Nam mà cả trong khu vực và trên thế giới.
Công nhân Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội vận hành cung cấp điện. Ảnh minh họa: Ngọc Hà/TTXVN
Hiện nay, Bộ đang cùng các bộ, ngành rà soát trên cơ sở đề xuất điều chỉnh giá điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) theo Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định 24) quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân cũng như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, Bộ Công Thương cân nhắc các phương án điều chỉnh giá điện căn cứ vào sức chịu đựng của nền kinh tế, người dân và doanh nghiệp.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải mới đây cũng cho hay, giá đầu vào sản xuất điện tăng nên cần cân nhắc điều chỉnh giá bán lẻ, nhưng tăng ở mức nào phải rà soát, sau đó đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Hiện mức tăng giá bán lẻ điện bình quân đã vượt thẩm quyền của EVN (tăng trên 5%) và giá bán lẻ vẫn ở mức thấp thì ngành điện không thể chịu đựng được lâu dài.
Theo quy định tại Quyết định 24 khi các thông số đầu vào làm biến động giá bán điện từ 3 – 5%, EVN được phép điều chỉnh giá bán điện bình quân ở mức tương ứng, sau đó báo cáo Bộ Công Thương để kiểm tra, giám sát; ở mức 5% đến dưới 10%, EVN báo cáo Bộ và tăng giá sau khi được chấp thuận. Đối với mức giá điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 10% trở lên hoặc điều chỉnh ngoài khung giá quy định do những tác động mạnh làm tăng chi phí, EVN sẽ trình phương án tăng giá và Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét.
Ông Hồ Sỹ Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, Việt Nam đang trong lộ trình hướng tới thị trường điện cạnh tranh, Ủy ban rất mong muốn có cơ chế để đưa giá điện hiện nay về sát với giá thị trường, doanh nghiệp có cơ sở tự xem xét hiệu quả hoạt động đầu tư cũng như chi phí sản xuất kinh doanh để đưa ra mức giá phù hợp. Khi chưa thực hiện được vấn đề này thì sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế và sự phát triển của ngành điện. Đồng thời, việc xã hội hóa, thu hút đầu tư cũng gặp khó khăn, ảnh hưởng cung ứng điện cho nền kinh tế.
Hiện nay, Việt Nam đang là nước nhập khẩu ròng năng lượng với mức nhập khẩu đáng kể than, dầu và thời gian tới sẽ là khí tự nhiên hóa lỏng (LNG)… Do vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, về chính sách cần có những quy định, hướng điều chỉnh phù hợp, kịp thời để đảm bảo vận hành hiệu quả hệ thống điện, an ninh năng lượng quốc gia.
Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá – Bộ Tài chính cho rằng, thực hiện theo Quy định 24 thì EVN được quyền điều chỉnh giá 6 tháng/lần nếu các thông số đầu vào biến động tăng 3% trở lên so với giá bán hiện hành. Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh giá khi giá bán điện bình quân tính toán cao hơn giá điện hiện hành từ 10%. Tuy nhiên, để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, Việt Nam giữ ổn định giá bán điện từ tháng 3/2019 đến nay trong điều kiện giá bán điện thấp hơn chi phí sản xuất.
“Để sản xuất điện, chúng ta phải nhập nguyên liệu đầu vào. Giá điện trong nước đang không phản ánh giá trị thị trường thế giới của những loại đầu vào này và những yếu tố khác. Do vậy, việc điều hành giá điện theo cơ chế giá thị trường cần cân nhắc lựa chọn”, ông Nguyễn Tiến Thỏa nói.
Ông Thỏa cho biết thêm, xăng dầu là mặt hàng bình ổn giá, doanh nghiệp được quyền quyết định giá, còn điện là mặt hàng nhà nước định giá chứ không phải EVN. Mặt khác, việc điều chỉnh giá điện phải được tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng vì nó tác động rất lớn tới sản xuất – kinh doanh của toàn bộ nền kinh tế.
Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, chi phí đầu vào và các chi phí sản xuất, quản lý tăng, trong khi giá bán điện cố định không điều chỉnh thì ngành điện lỗ nặng là điều đương nhiên và sẽ tiếp tục lỗ nếu không có sự điều chỉnh kịp thời. Đến năm 2023 sẽ là 4 năm Việt Nam chưa tăng giá điện, nhưng nếu tăng phải cân nhắc mức tăng sao cho phù hợp với tăng trưởng, lạm phát cũng như những tác động tới người dân, doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn hiện nay.
Trước đó, theo đề xuất của EVN, do biến động giá nhiên liệu như: than, dầu, khí trên thế giới khiến chi phí sản xuất điện và mua điện của EVN tăng rất cao. Căn cứ diễn biến giá nhiên liệu các tháng đầu năm 2022 và kế hoạch vận hành hệ thống điện đã được Bộ Công Thương phê duyệt từ đầu năm thì năm nay EVN có thể lỗ lên tới 64.805 tỷ đồng.
Video đang HOT
Để ứng phó vấn đề này, Tập đoàn đã thực hiện triệt để việc tiết kiệm và cắt giảm chi phí như: tiết kiệm 10% các chi phí thường xuyên; cắt giảm từ 20 – 30% chi phí sửa chữa tài sản cố định; tạm chi lương cho cán bộ công nhân viên bằng 80% mức lương bình quân năm 2020; tăng cường quản trị các khoản giảm giá thành điện… Đồng thời, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp tối ưu hóa dòng tiền, thu cổ tức của các công ty cổ phần có vốn góp của EVN trong năm 2022.
Bên cạnh các giải pháp về quản trị, trong sản xuất EVN vận hành tối ưu hệ thống điện để phát tối đa nguồn thủy điện (chi phí thấp); điều phối các hợp đồng mua than, ưu tiên các nguồn than có giá rẻ hơn để giảm chi phí phát điện; đàm phán với các chủ đầu tư các nhà máy điện BOT về sản lượng phát điện để tối ưu hóa chi phí chung…
Đại diện EVN cho hay, trong bối cảnh tình hình tài chính hiện nay khiến Tập đoàn gặp rất nhiều khó khăn và có thể kéo sang các năm tiếp theo. Trước mắt là khó khăn trong việc không cân đối được dòng tiền để thanh toán chi phí mua điện cho các đơn vị phát điện, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của các nhà máy điện và đảm bảo cung cấp điện.
Ngoài ra, những năm gần đây chi phí sửa chữa lớn phải cắt giảm theo định mức từ 10 – 30% và việc sửa chữa tiếp tục cắt giảm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến an toàn vận hành hệ thống điện thời gian tới. Đặc biệt là khó khăn trong huy động, cân đối nguồn vốn để đầu tư các dự án điện, sửa chữa, bảo dưỡng các công trình điện…
Theo dự báo của các Tổ chức quốc tế, giá nhiên liệu thế giới năm 2023 chưa có dấu hiệu giảm xuống mức bình quân năm 2021; tỷ trọng các nguồn điện có giá thành rẻ như thủy điện có xu hướng giảm và tăng tỷ trọng các nguồn điện có giá bán cao; tỷ giá USD liên tục tăng trong thời gian qua…
Vì vậy, EVN kiến nghị áp dụng cơ chế thị trường cho giá điện, tương tự như cơ chế điều chỉnh giá xăng dầu hiện nay.
Đề xuất giá điện sinh hoạt mới cao nhất hơn 3.300 đồng/kWh
Bộ Công Thương đề xuất giá điện sinh hoạt mới, trong đó mức giá điện ở bậc thấp nhất là 1.678 đồng và cao nhất 3.356 đồng/kWh.
Bộ Công Thương vừa lấy ý kiến các đơn vị liên quan về phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện theo đề án được chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thực hiện. Theo đó, đề án giữ nguyên cơ cấu 4 nhóm khách hàng dùng điện gồm sản xuất, sinh hoạt, kinh doanh và hành chính sự nghiệp và 5 khung giờ dùng điện cao điểm hiện tại. Việc bù chéo trong giá điện sẽ thay đổi mạnh, giảm bớt việc bù chéo giữa các hộ tiêu thụ điện có mức tiêu dùng khác nhau.
Theo đề án mới, giá điện sinh hoạt mới cao nhất hơn 3.300 đồng/kWh. (Ảnh: EVN)
Với biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt, theo phân tích của đơn vị tư vấn Công ty TNHH MTV Tư vấn và chuyển giao công nghệ Bách khoa - Trường đại học Bách khoa, phương án đồng giá (1 bậc) không áp dụng được trên thực tế nếu nhìn vào các mục tiêu định giá chính sách xã hội, phản ánh chi phí cung ứng, sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả.
Đề án đưa ra các phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện gồm 5 bậc:
Bậc 1: Áp dụng cho 100 kWh đầu tiên; giá điện mới là 1.753 đồng/kWh (giá đang áp dụng là 1.678-1.734 đồng/kWh).
Bậc 2: Từ 101-200 kWh; giá điện mới đề xuất là 2.014 đồng/kWh (giá đang áp dụng là 2.014 đồng/kWh ).
Bậc 3: Từ 201-400 kWh; giá điện mới đề xuất là 2.424 đồng/kWh (giá đang áp dụng là 2.536 - 2.834 đồng/kWh).
Bậc 4: Từ 401-700 kWh; giá điện mới đề xuất là 2.871 đồng/kWh (giá đang áp dụng là 2.927 đồng/kWh).
Bậc 5: Từ 701 kWh trở lên; giá điện mới đề xuất là 3.076 đồng/kWh (giá đang áp dụng là 2.927 đồng/kWh).
Phương án này giữ nguyên giá điện hiện hành cho bậc đầu từ 0-100 kWh nhằm đảm bảo ổn định giá điện cho các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội có mức sử dụng điện thấp (chiếm 33,48% số hộ). Phần chênh lệch giảm doanh thu tiền điện được bù đắp từ hộ sử dụng điện từ 401-700 kWh và trên 700kWh.
Các bậc từ 101-200 kWh và 201-300 kWh cũng được giữ nguyên trong khi giá điện cho các bậc từ 401-700 kWh và từ 700 kWh trở lên được thiết kế nhằm bù trừ doanh thu cho các bậc thấp.
Theo đề án, ưu điểm của phương án rút từ 6 bậc còn 5 bậc, nhược điểm là tiền điện các hộ sinh hoạt có mức sử dụng điện từ dưới 270 kWh/tháng tăng thêm bình quân khoảng 2,32% (mức tăng tối đa là 4,47%) so với tiền điện hiện hành. Các hộ có mức sử dụng từ 280 kWh đến 1.100 kWh có mức giảm tiền điện bình quân khoảng 2,47% (mức giảm tối đa là 4,82%). Các hộ có mức sử dụng từ 1.100 kWh trở lên có mức tăng tiền điện bình quân khoảng 3,87% (mức tăng tối đa là 4,63%).
Ngoài ra, số tiền ngân sách hỗ trợ cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội tăng 42 tỷ đồng/năm (tính theo số hộ nghèo, hộ chính sách xã hội năm 2020 là 1.546.540 hộ) do giá điện của bậc 1 được điều chỉnh tăng.
Trên cơ sở phân tích ý kiến của tư vấn, Bộ Công Thương đề xuất 2 phương án biểu giá điện sinh hoạt 5 bậc và 4 bậc.
Phương án 5 bậc được Bộ Công Thương thiết kế.
Phương án 1: Bộ Công Thương muốn giữ nguyên giá điện hiện hành cho bậc đầu từ 0-100 kWh nhằm đảm bảo ổn định giá điện cho các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội có mức sử dụng điện thấp (chiếm 33,48% số hộ). Phần chênh lệch giảm doanh thu tiền điện được bù đắp từ hộ sử dụng điện từ 401-700 kWh và trên 700kWh.
Theo Bộ Công Thương, ưu điểm của phương án này là đơn giản, người dân dễ hiểu do giảm từ 6 bậc như cơ cấu biểu giá điện hiện nay xuống còn 5 bậc giá điện. Nhược điểm là tiền điện các hộ sinh hoạt có mức sử dụng điện cao từ 711 kWh/tháng trở lên (chiếm khoảng 2% số hộ) phải trả tăng thêm.
Với phương án 2, Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt theo hướng rút ngắn từ 6 bậc xuống 4 bậc:
Bậc 1: cho 100 kWh đầu tiên.
Bậc 2: cho kWh từ 101-300.
Bậc 4: cho kWh từ 301-700.
Bậc 5: cho kWh từ 701 trở lên.
Cụ thể, giữ nguyên giá điện hiện hành cho bậc đầu từ 0-100 kWh nhằm đảm bảo ổn định giá điện cho các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội có mức sử dụng điện thấp (chiếm 33,48% số hộ), ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội không thay đổi. Phần chênh lệch giảm doanh thu tiền điện được bù đắp từ hộ sử dụng điện từ 100-200 kWh; 301-400 kWh và trên 700kWh. Giá điện cho các bậc từ 101-700 kWh và từ 700 kWh trở lên được thiết kế nhằm bù trừ doanh thu cho các bậc thấp.
Theo Bộ Công Thương, phương án 4 bậc sẽ làm tăng tiền điện phải trả đối với các hộ có mức sử dụng từ 119-232 kWh/tháng và các hộ có mức sử dụng trên 806 kWh/tháng. Tuy nhiên, theo đánh giá sơ bộ thì tác động tăng tiền điện đối với các hộ có mức sử dụng từ 119-232 kWh/tháng là không lớn với mức tiền điện tăng thêm chỉ tối đa chỉ 12.100 đồng/tháng/hộ, tương ứng mức tăng tiền điện là 3,25%.
Bộ Công Thương cũng cho rằng phương án 4 bậc sẽ có tác dụng thấp hơn trong việc khuyến khích khách hàng sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả so với phương án 5 bậc.
Trên 350 gian hàng tại Hội chợ công thương khu vực phía Bắc Tối 18/12, tại Quảng trường Hòa Bình (thành phố Nam Định), Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Nam Định tổ chức Hội chợ công thương khu vực phía Bắc - Nam Định năm 2022. Cắt băng khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc - Nam Định năm 2022. Đây là hoạt...