Bộ Công Thương bổ nhiệm cán bộ tại Tổng cục Quản lý thị trường
Sáng 24/9, tại trụ sở Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An đã trao Quyết định bổ nhiệm chức danh Chánh văn phòng Tổng cục QLTT cho bà Nguyễn Minh Phương và Cục trưởng Cục Nghiệp vụ QLTT cho ông Thân Đức Công.
Thứ trưởng Đặng Hoàng An trao Quyết định bổ nhiệm cho tân Chánh văn phòng và Cục trưởng Cục Nghiệp vụ QLTT. Ảnh: Báo Công Thương
Trước khi nhận nhiệm vụ công tác mới, bà Nguyễn Minh Phương là Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp-Kế Hoạch-Tài chính với chức danh Phó Vụ trưởng, ông Thân Đức Công đảm nhiệm cương vị Phó Cục trưởng phụ trách Cục QLTT Hải Phòng.
Video đang HOT
Ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT cho biết, trong 2 năm qua, Tổng cục tập trung nhiều việc kiện toàn bộ máy tổ chức ở địa phương. Đồng chí Nguyễn Minh Phương, đồng chí Thân Đức Công được bổ nhiệm chính thức ở vị trí cấp trưởng của 2/6 đơn vị rất quan trọng của cơ quan QLTT. Thời gian tới, Tổng cục sẽ tiếp tục kiện toàn nốt các vị trí còn lại.
Sớm triển khai xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ du
Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương để sớm triển khai xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ du theo quy định của Luật Thủy lợi cũng như quy định tại Nghị định 114 của Chính phủ.
Nếu không có phương án bảo vệ an toàn cho đập hồ Ba Khe, xã Thượng Tân Lộc, huyện Nam Đàn (Nghệ An) sẽ rất nguy hiểm cho hơn 400 hộ dân của xóm Lộc Tiến, xã Thượng Tân Lộc sinh sống phía hạ du.
Tại Hội nghị giải trình về "An ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn hồ, đập" do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tổ chức mới đây, ông Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết: Bộ Công Thương là cơ quan chịu trách nhiệm Nhà nước về phát triển các dự án thủy điện đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương, chủ hồ đập trong việc chỉ đạo, phối hợp lập bản đồ ngập lụt vùng hạ du. Tuy nhiên, Luật Thủy lợi mới được ban hành và việc xây dựng bản đồ ngập lụt cũng mới được triển khai nên không phải tất cả các dự án thủy điện đều có bản đồ ngập lụt vùng hạ du.
Hiện nay, trên cả nước có trên 7.000 hồ đập (trong đó, chỉ có 429 công trình thủy điện có hồ chứa). Dung tích các hồ chứa thủy điện chiếm 56 tỷ m3 trên tổng số 70 tỷ m3 nước của các hồ chứa này (chiếm khoảng 86%). Điều đó cho thấy, việc xây dựng, vận hành an toàn các hồ chứa thủy điện có ý nghĩa rất quan trọng.
Nếu vận hành tốt các hồ chứa thủy điện sẽ giúp cho việc cắt giảm lũ trong mùa mưa và trong mùa hạn hán, các hồ chứa sẽ đảm bảo an ninh nguồn nước. Tuy nhiên, nếu xây dựng, vận hành không tốt thì các hồ chứa cũng tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho an toàn phía hạ du.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, thời gian qua Bộ Công Thương đã chịu trách nhiệm báo cáo với Thủ tướng Chính phủ xây dựng quy hoạch các dự án thủy điện. Theo đó, chỉ quy hoạch những dự án thủy điện có hiệu quả kinh tế, hạn chế ngập lụt, hạn chế ảnh hưởng môi trường. Ngay trong quá trình chuẩn bị thi công, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các công trình thủy điện, hồ đập phải được xây dựng an toàn. Trong giai đoạn vận hành các hồ chứa, hồ đập thủy điện cũng phải đảm bảo an toàn, hiệu quả nhất.
Mặc dù đã được sự chỉ đạo, quan tâm nhưng trong thời gian qua, một số hồ thủy điện xả nước trong mùa lũ nên gây ra ngập lụt phía hạ du. Ngoài ra, còn có một số sự cố trong quá trình xây dựng các công trình thủy điện vừa và nhỏ thuộc trách nhiệm quản lý của các địa phương.
Tuy nhiên, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các địa phương thực hiện các giải pháp hạn chế tối đa những thiệt hại mà sự cố xảy ra trong quá trình xây dựng như ở Đắk Nông, Hà Giang đối với các dự án thủy điện đang vận hành.
"Vì vậy, trong thời gian tới Bộ Công Thương tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý qua việc xây dựng cơ chế, chính sách để quản lý, khai thác, vận hành các dự án thủy điện, hồ chứa một cách an toàn, hiệu quả nhất", Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng khẳng định.
Năm năm cuộc chiến phòng, chống tham nhũng: Thế trận lòng dân Trước đây, phát hiện tiêu cực từ to thành bé, từ bé thành không nhưng giờ phát hiện rồi, bị áp lực xã hội nên phải mở rộng ra, có khi thấy chỉ một đốm lửa nhưng sờ vào thấy cả đám cháy. Có thể nói đây là một thế trận, đánh giặc hay đánh tham nhũng đều phải có thế trận, đại...