Bộ Công an yêu cầu dùng công nghệ để truy vết dịch tễ
Công an các địa phương phía Nam được giao sử dụng công nghệ để truy vết, đưa chứng cứ điện tử thuyết phục để người bệnh phải khai báo chi tiết, trung thực lịch trình di chuyển.
Ngày 13/7 tại TP.HCM, Bộ Chỉ huy tiền phương thuộc Bộ Công an đã họp trực tuyến về công tác phòng, chống dịch Covid-19 với công an các đơn vị, địa phương ở phía Nam.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng đã yêu cầu các tỉnh, thành thường xuyên cập nhật tình hình dịch bệnh cho Bộ Chỉ huy tiền phương trước 16h hàng ngày.
Nếu có diễn biến đột xuất, bất ngờ thì phải báo cáo bằng các phương tiện thông tin liên lạc nhanh nhất, không cần đợi văn bản. Lãnh đạo công an địa phương chịu trách nhiệm trước Bộ Công an nếu để xảy ra dịch bệnh trong đơn vị.
Đáng chú ý, Bộ Công an yêu cầu các tỉnh, thành phía Nam sử dụng công nghệ để truy vết, đưa ra các chứng cứ điện tử thuyết phục để người bệnh phải khai báo chi tiết, trung thực lịch trình di chuyển.
Công an phía Nam được yêu cầu sử dụng công nghệ để truy vết dịch tễ. Ảnh minh họa: Chí Hùng.
Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao được giao cùng với các địa phương rà soát, xử lý, xóa bỏ các thông tin xấu, độc về tình hình dịch bệnh trên không gian mạng.
Ngoài ra, các địa phương tuyệt đối không giấu dịch, phải công khai để xử lý kịp thời. Giám đốc công an tỉnh, thành phải là Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch, không ủy quyền cho cấp phó. Giám đốc công an cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Thành ủy, Tỉnh ủy, UBND và trước lãnh đạo Bộ Công an.
Bộ cũng yêu cầu công an các tỉnh, thành tạo “luồng xanh” khi áp dụng Chỉ thị số 16, tạo điều kiện cho phương tiện, doanh nghiệp được vận chuyển, lưu thông hàng hóa.
Bên cạnh đó, việc phòng chống dịch ở các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ trên địa bàn các tỉnh, thành phải thực hiện nghiêm ngặt.
Tính đến ngày 13/7, Việt Nam có tổng cộng 32.555 ca ghi nhận trong nước và 1.945 ca nhập cảnh. Số lượng ca mắc mới ghi nhận trong nước tính từ ngày 27/4 đến nay là 30.985 ca, trong đó, 6.779 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Tại TP.HCM, từ 6h đến 18h ngày 13/7, Bộ Y tế công bố TP.HCM ghi nhận thêm 1.797 ca mắc Covid-19, nâng tổng số ca nhiễm trong đợt dịch thứ 4 tại thành phố lên trên 16.000.
Kéo khẩu trang hút thuốc, nam thanh niên bị phạt 2 triệu .Kéo khẩu trang để hút thuốc ở nơi công cộng, nam thanh niên ở TP.HCM bị Công an quận 11 xử phạt 2 triệu đồng.
Công an quận 11 xử phạt 76 người vi phạm Chỉ thị 16
Sau 4 ngày ra quân, Công an quận 11 đã xử phạt 76 trường hợp vi phạm Chỉ thị 16 với số tiền 132 triệu đồng.
Theo Công an quận 11 (TP.HCM), tính đến trưa 13/7, lực lượng chức năng đã xử phạt 76 trường hợp vi phạm Chỉ thị 16, với số tiền 132 triệu đồng.
Các trường hợp bị phạt vì không đeo khẩu trang và ra ngoài không có lý do chính đáng. Tất cả người vi phạm chấp hành đóng phạt, không xảy ra tình trạng chống đối người thi hành công vụ.
Công an quận 11 xử lý một trường hợp ra đường không có lý do chính đáng. Ảnh: Công an cung cấp.
Công an quận 11 cho biết từ ngày TP.HCM áp dụng Chỉ thị 16 Công an quận 11 đã tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý người vi phạm.
Đại tá Phạm Xuân Thao (Trưởng công an quận 11) thường xuyên động viên, nhắc nhở cán bộ, chiến sỹ tăng cường kiểm kiểm soát người ra đường; đồng thời, phải tự ý thức bảo vệ sức khỏe.
"Thực hiện theo chủ trương của TP.HCM, Công an quận 11 đã dỡ một số chốt kiểm soát dịch không cần thiết. Các tổ công tác sẽ chuyển sang tuần tra, xử lý lưu động", đại tá Thao nói.
TP.HCM bắt đầu áp dụng Chỉ thị 16 trong 15 ngày kể từ 0h ngày 9/7. Các dịch vụ ăn uống mang về phải tạm dừng, người dân chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết. Các phương tiện giao thông công cộng, vận chuyển người bằng xe hai bánh như xe ôm, xe công nghệ... đều phải tạm dừng hoạt động.
Từ 27/4 đến sáng 13/7, TP.HCM ghi nhận 15.141 ca mắc Covid-19. TP.HCM bắt đầu áp dụng Chỉ thị 16 trong 15 ngày kể từ 0h ngày 9/7. Hơn 300 chốt kiểm soát dịch Covid-19 đã được tái lập tại khu vực giáp ranh các quận, huyện để kiểm soát dịch bệnh.
Sáng 13/7, hơn 300 chốt giám sát người lưu thông giữa các quận, huyện của TP.HCM được giải tỏa. Công an TP.HCM chỉ đạo cơ quan chức năng địa phương chuyển từ đứng chốt kiểm soát sang tuần tra kiểm soát, xử lý lưu động trường hợp vi phạm trên đường.
Cô giáo cùng nhiều trẻ thiệt mạng thương tâm trong vụ cháy khủng khiếp ở TP.HCM Cảnh sát xác nhận có 8 nạn nhân tử vong trong vụ cháy nhà ở Quận 11, TP.HCM, trong đó có một cô giáo và nhiều cháu nhỏ. Danh tính các nạn nhân của vụ cháy gồm bà Nguyễn Thị Lệ Thanh (SN 1977, là chủ nhà), ông Hồ Đình Thắng (SN 1978, em rể bà Thanh), các con bà Thanh là cháu...