Bộ Công an vào cuộc sau các vụ “vay nóng”: Thêm tố giác vay 35 tỷ sau 2 tháng phải trả… 200 tỷ
Mới đây, PLVN có bài viết phản ánh sự việc một Cty tại Đồng Nai tố cáo khi vay tiền bà Trần Uyên Phương (SN 1981, HKTT 169, Nơ Trang Long, phường 12, quận Bình Thạnh, Phó TGĐ Tập đoàn Tân Hiệp Phát), bị ép ký hợp đồng giả cách chuyển nhượng, sau đó chiếm đoạt phần vốn góp của Cty này.
Khu đất 230 Hồ Học Lãm hiện đã bị “phong tỏa”.
Theo Văn bản số 4335/VPCQCSĐT ngày 9/11/2020 do Phó Thủ trưởng Thường trực CQĐT Bộ Công an, Thiếu tướng Đỗ Văn Hoành ký, Bộ Công an đã vào cuộc điều tra sự việc.
Sau khi Báo đăng, tiếp tục có một số nạn nhân liên hệ Bộ Công an, cho biết mình cũng là nạn nhân của bà Phương.
“Quy trình” cho vay siêu nhanh?
Một trong số đó là ông Nguyễn Văn Chung (SN 1986, ngụ KP3, phường An Lạc, quận Bình Tân, TP HCM), có đơn tố bà Phương và ông Nguyễn Phi Long (SN 1980, ngụ 150A, Tân Hòa Đông, phường 14, Quận 6) cho vay 35 tỷ, bắt ký hai hợp đồng giả cách chuyển nhượng, sau đó chiếm đoạt hai khu đất trị giá gần 200 tỷ.
Theo ông Chung, ngày 1/8/2018, ông nhận chuyển nhượng của ông Lâm Hoàng (SN 1947, ngụ phường 8, Quận 11) khu đất gần 3000m2 tại số 230, Hồ Học Lãm, phường An Lạc, quận Bình Tân, với giá 70 tỷ. Ông Chung trả trước một phần tiền, còn lại 26,5 tỷ hẹn sẽ trả tiếp trước 11/1/2019.
Gần đến ngày hẹn trả nốt tiền mua đất, trùng thời điểm gần Tết, không kịp làm thủ tục vay ngân hàng, ông Chung “nghiến răng” tìm đến đối tượng cho vay ngoài xã hội.
Qua người quen giới thiệu, ông Chung được biết ông Long “là một người thân thiết với Phó TGĐ Tập đoàn Tân Hiệp Phát, chuyên cho vay lãi suất 3%/tháng”.
“Ngày 8/1/2019, tôi, người giới thiệu và ông Long gặp nhau tại quán cà phê Sa La (đường số 2, khu dân cư Nam Hùng Vương, phường An Lạc). Tôi nói muốn vay tiền. Ông Long dò hỏi tôi có tài sản gì không và hứa trả lời sớm”, ông Chung cho hay.
“Chỉ một ngày sau (9/1/2019), ông Long gặp lại tôi và người giới thiệu tại quán cà phê Highlands đường Hà Tôn Quyền (Quận 11). Ông Long giới thiệu người phụ nữ đi cùng là “Trần Uyên Phương, vợ Long”. Hai người này đồng ý cho tôi vay 35 tỷ trong 3 tháng, nhưng bắt buộc phải kèm hai điều kiện”.
“Thứ nhất, ông Long yêu cầu tôi phải thuyết phục chủ đất cũ ký hợp đồng giả cách chuyển nhượng khu đất 230 cho bà Phương, giá tiền ghi trên hợp đồng giả cách 11 tỷ”.
“Thứ hai, ông Long yêu cầu tôi phải ký thêm một hợp đồng giả cách vay của ông Long 24 tỷ, thế chấp cho ông Long khu đất khác của tôi (số 402 tờ bản đồ số 44-TL 2005 tại phường An Lạc, diện tích 2400m2), giao ông Long giữ sổ đỏ”.
Video đang HOT
“Bên cho vay “cắt đầu” lấy luôn 4,85 tỷ (gồm 3,15 tỷ lãi 3 tháng, 1,7 tỷ “phí môi giới”). Số tiền còn lại bên cho vay thay tôi chuyển trả cho ông Hoàng 26,5 tỷ; chuyển vào tài khoản của tôi 3,65 tỷ. Tổng cộng 35 tỷ tiền vay”, ông Chung kể.
“Hai bên đồng ý và ngày 11/1/2019, chỉ 3 ngày sau khi lần đầu gặp nhau, các bên đã giao dịch giả cách như bên ông Long yêu cầu. Long và các đối tượng đã âm mưu lừa đảo tôi ngay từ đầu, vì sau này tôi mới biết người phụ nữ tự xưng “Trần Uyên Phương” đi cùng Long không phải bà Phương. Long cũng đã bịa đặt khi nói “Trần Uyên Phương là vợ của Long”, ông Chung nói.
Ông Chung kể sau khi ký hai hợp đồng giả cách trên, ông vẫn một mực tin tưởng nên vẫn tự đi làm thủ tục làm giấy tờ mới cho khu đất 230. Hai tháng sau đã xoay được tiền, ông liên hệ ông Long xin trả lại khoản vay 35 tỷ, lấy lại hai khu đất và choáng váng khi bị ông Long từ chối.
“Tôi liên lạc với bộ phận kế toán tài chính Tân Hiệp Phát, đề nghị trả nợ và lấy lại đất, thì họ tuyên bố “đấy là mua bán chứ không vay mượn gì”. Bộ phận này cho biết sổ đỏ khu đất 402 của tôi hiện Tân Hiệp Phát cũng đang giữ, chứng tỏ có dấu hiệu bà Phương mới là đối tượng cầm đầu, chủ mưu trong vụ này”.
Ông Chung và ông Hoàng (bên phải) cùng khẳng định bản hợp đồng ký với bà Phương chỉ là hợp đồng giả cách, nhằm che giấu giao dịch vay 35 tỷ.
Ông Chung làm đơn gửi TAND quận Bình Tân, xin tự nguyện trả lại ông Long, bà Phương 35 tỷ tiền vay, đòi ông Long, bà Phương trả lại khu đất 230 và sổ đỏ khu đất 402. Tòa ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 18/2019/QĐ-BPKCTT ngày 27/3/2019, cấm chuyển dịch quyền về tài sản với khu đất 230, chỉ 6 ngày sau khi bà Phương được đứng tên trên sổ. Tòa Bình Tân đồng thời có Quyết định cấm ông Long xuất cảnh ngày 3/4/2019.
Bà Uyên Phương khai gì?
Tiếp xúc với cơ quan chức năng, chủ cũ khu đất 230 là ông Lâm Hoàng xác nhận lời khai của ông Chung là đúng.
“Trước ngày giao nốt tiền, anh Chung đến, trình bày vì thiếu tiền trả tôi nên phải đi vay, nhờ tôi ký hợp đồng giả cách bán khu đất cho người mà anh Chung mượn tiền”, ông Hoàng kể.
Ông Hoàng nói: “Đầu giờ chiều 11/1/2019, khi đến Văn phòng công chứng Hoàng Xuân Ngụ (số 198A, Trần Bình Trọng, phường 4, Quận 5), tôi còn kỹ lưỡng hỏi lần nữa sao anh mua đất mà để cô Trần Uyên Phương nào đó đứng tên? Tôi càng nghi ngờ hơn khi không thấy cô Phương đâu, mà VPCC đưa ra văn bản soạn sẵn, nói cô Phương đã ký sẵn. Anh Chung trấn an tôi lần nữa: “Cháu vay mượn để trả tiền mua đất cho chú. Chú cứ ký giúp cháu. Đây là hợp đồng giả cách, không sao hết”.
“Bản hợp đồng” này có nội dung ông Hoàng chuyển nhượng khu đất 230 cho bà Trần Uyên Phương, giá 11 tỷ. Hợp đồng đánh số 001726, quyển số 01 TP/CC-SCC/HĐGĐ ngày 11/1/2019.
Sau khi ông Hoàng ký tên lăn tay, chỉ ít phút sau tài khoản nhận được 26,5 tỷ. Ông Hoàng cho hay yên tâm với suy nghĩ đây là tiền bà Phương cho ông Chung vay và chuyển trả thay ông Chung. Tại VPCC, ông Hoàng, ông Chung sau đó còn làm biên bản thỏa thuận khu đất ông Hoàng vẫn quản lý giúp, sẽ bàn giao khi ông Chung hoàn tất thủ tục ra “sổ đỏ” mới.
Trong tất cả các bản tường trình, lấy lời khai, ông Hoàng đều khẳng định khu đất trên thực chất là của ông Chung; ông Hoàng chỉ ký hợp đồng giả cách chuyển nhượng cho bà Phương giúp ông Chung, nhằm che giấu quan hệ vay tiền giữa ông Chung – bà Phương. “Thực sự tôi không bán đất cho bà Phương, không biết bà Phương là ai. Hơn nữa khu đất giá hàng trăm tỷ, không thể có chuyện tôi chỉ bán 11 tỷ”, ông Hoàng nói.
Bà Phương nói gì trước các phản ánh trên? Trong bản tự khai gửi TAND hồi tháng 9/2019 (không ghi rõ ngày), bà Phương cung cấp một số thông tin, trong đó có nhiều mâu thuẫn bất thường, cần xác minh điều tra.
Bà Phương thừa nhận bản hợp đồng này đã được bà Phương ký trước.
Bà Phương xác nhận có quan hệ với ông Long khi khai được ông Long giới thiệu khu đất 230 “đang có nhu cầu chuyển nhượng rất gấp”. Dù Luật Công chứng quy định khi công chứng chuyển nhượng nhà đất, các bên phải cùng có mặt ký tên trước mặt công chứng viên, nhưng bà Phương cho hay ngày 11/1/2019 lại yêu cầu VPCC Hoàng Xuân Ngụ cử công chứng viên lên trụ sở Tân Hiệp Phát để bà ký trước. Bà Phương xác nhận số tiền 26,5 tỷ chính là của mình chứ không phải của ông Long.
Thông tin mâu thuẫn thứ hai: Trong hợp đồng, bà Phương mua khu đất 230 giá 11 tỷ. Nhưng trong bản tự khai, bà Phương lại khai mua với giá 26,5 tỷ.
Thông tin đáng chú ý khác, như trên đã nói ông Chung khẳng định bà Phương hoàn toàn không làm thủ tục ra giấy tờ mới cho khu đất mà do phía ông Chung làm. Thế nhưng bà Phương lại khai “tôi cho nhân viên tôi lập thủ tục”.
Bà Phương cho rằng “hợp đồng chuyển nhượng đất giữa tôi với ông Hoàng là ngay tình, đã hoàn tất nghĩa vụ thanh toán”. Trong khi đó ông Hoàng phủ nhận, khẳng định không bán đất cho bà Phương, chỉ ký hợp đồng giả cách giúp ông Chung.
Ông Chung cho hay sau khi đọc được bài báo trên PLVN về sự việc tương tự liên quan bà Phương, nên lập tức có đơn gửi Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình (Trưởng BCĐ phòng chống tội phạm của Chính phủ – BCĐ 138) và C01 Bộ Công an, tố cáo ông Long – bà Phương lừa đảo chiếm đoạt khu đất 230 và sổ đỏ khu đất số 402 của ông.
Theo ông Chung: “Chúng tôi được biết Long chỉ là một trong số dàn “ong ve”, chuyên đi gạ gẫm những người thiếu vốn vay tiền, ép người vay phải làm hợp đồng giả cách sang nhượng tài sản cho bà Phương, rồi “biến giả thành thật”, “biến không thể thành có thể”.
“Nhóm đối tượng này rất táng tận lương tâm, sau khi đã chiếm đoạt tài sản, còn cho các băng nhóm “xã hội đen” quậy phá, tạt sơn đỏ vào Cty chúng tôi. Chúng tôi quyết đi đến tận cùng sự việc”, ông Chung nói.
Ông Chung cũng cho biết đã có đơn gửi tới Bộ Ngoại giao, đề nghị lưu ý việc bà Phương lợi dụng chức danh “lãnh sự danh dự” của Cộng hòa Sudan tại TP HCM làm “bình phong”. PLVN sẽ phản ánh trong các bài viết sau.
“Gần hai năm nay tìm hiểu, chúng tôi được biết một số doanh nghiệp, doanh nhân lâm vào cảnh điêu đứng, mất nhà đất tài sản dự án… sau khi vay tiền của Tân Hiệp Phát. Chỉ cần kiểm tra trên hệ thống thông tin công chứng, có thể thấy bà Phương đứng tên vô số nhà đất một cách bất thường.
Sau khi tinh vi làm hợp đồng giả cách, các đối tượng vừa lấy tiền lãi, còn trốn thuế, chiếm đoạt tài sản thế chấp …
Tôi cho rằng đây chính là một hoạt động tội phạm nguy hiểm, hoạt động trên nhiều địa bàn, phức tạp về kinh tế, trật tự xã hội… mà BCĐ 138 cần phải vào cuộc xem xét, chỉ đạo điều tra dứt điểm”. (Ông Nguyễn Văn Chung)
Vụ nâng khống giá thiết bị y tế ở Bạch Mai 'móc túi' bệnh nhân hơn 10 tỷ
Hệ thống robot hỗ trợ thần kinh ở Bệnh viện Bạch Mai, giá nhập khẩu chỉ 7,4 tỷ, các đối tượng câu kết nâng khống lên 39 tỷ đồng để đưa vào liên kết.
Thiếu tướng Tô Ân Xô (Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an) cho biết chi tiết về vụ nâng khống giá thiết bị y tế tại Bệnh viện Bạch Mai.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định, một số cá nhân tại Công ty cổ phần Công nghệ y tế BMS (BMS) và Công ty cổ phần Thẩm định giá và dịch vụ tài chính Hà Nội (VFS) có thủ đoạn gian dối, câu kết, hợp thức các thủ tục để nâng khống nhiều lần giá trị hệ thống thiết bị y tế đưa vào hợp đồng liên doanh, liên kết với Bệnh viện Bạch Mai.
Thủ đoạn này nhằm chiếm đoạt số tiền lớn của người bệnh.
Cụ thể, trong việc lắp đặt hệ thống robot hỗ trợ phẫu thuật thần kinh, theo tờ khai hải quan ghi nhận, giá nhập khẩu khoảng 7,4 tỷ (gồm cả VAT). Tuy nhiên, các đối tượng này đã cấu kết với nhau, nâng khống giá lên 39 tỷ đồng, được hợp thức bằng chứng thư thẩm định giá không có giá trị pháp lý, đưa vào hợp đồng liên danh, liên kết với Bệnh viện Bạch Mai.
Thiếu tướng Tô Ân Xô thông tin vụ việc.
Giá hệ thống robot 7,4 tỷ đồng, chi phí khấu hao máy cho một ca bệnh khoảng hơn 4 triệu đồng. Tuy nhiên, với giá họ khai là 39 tỷ đồng, người bệnh phải chi trả chi phí khấu hao là 23 triệu đồng/ca, chênh lệch 18 triệu đồng/ca.
Trong các năm 2017 đến 2019, Bệnh viện Bạch Mai đã thanh toán tổng cộng 550 ca, số tiền chênh lệch các đối tượng chiếm đoạt, hưởng lợi khoảng hơn 10 tỷ đồng.
Hiện nay cơ quan cảnh sát điều tra đang tập trung lực lượng điều tra, làm rõ hành vi vi phạm các bị can. Mở rộng điều tra, tìm các sai phạm cá nhân, tổ chức liên quan để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Người phát ngôn Bộ Công an cũng đề nghị các cơ quan báo chí truyền thông không suy diễn, để cho cơ quan công an điều tra, làm rõ.
Trả lời thêm về vụ án này, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho hay liên quan đến chủ trương liên doanh, liên kết mua bán thiết bị y tế, trước 1/1/2018 thực hiện theo Thông tư 15.
Việc thẩm định cấu hình, giá trong liên doanh liên kết có ghi rõ việc thẩm định cấu hình, tính năng kỹ thuật, giá trị tài sản tham gia liên doanh liên kết căn cứ vào kết quả đấu thầu, thông báo thẩm định giá. Còn các tài sản chưa có kết quả đấu thầu thì căn cứ tờ khai nhập khẩu...
Sau khi có vụ việc xảy ra, Bộ Y tế chỉ đạo các đơn vị và Bệnh viện Bạch Mai rà soát lại các hợp đồng liên doanh, liên kết điều chỉnh lại giá dịch vụ thực hiện trên các máy đầu tư từ nguồn vốn nhàn rỗi của bệnh viện.
Từ đó điều chỉnh 18 dịch vụ bằng mức giá thanh toán với cơ quan bảo hiểm y tế. Bệnh viện Bạch Mai cũng đã thương thảo với một số đối tác để ban hành quyết định điều chỉnh giá tạm tính một số dịch vụ. Riêng đối với máy lâu nay có giá 5 triệu/ca, giảm còn 4,3 triệu/ca; máy 28 triệu, xuống 24 triệu đồng/ca.
Trong tuần tới, Bộ Y tế sẽ có chỉ thị về liên doanh liên kết.
Thiết bị y tế 'bị nâng khống từ 7,4 lên 39 tỷ đồng' Hệ thống robot hỗ trợ phẫu thuật thần kinh dùng tại bệnh viện Bạch Mai "bị nâng khống giá từ 7,4 lên 39 tỷ đồng", theo thiếu tướng Tô Ân Xô. Tại cuộc họp báo chiều 4/9, phóng viên đề nghị Bộ Công an thông tin về vụ việc giám đốc và phó giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ y tế...