Bộ Công an ‘vạch mặt’ thủ đoạn chiếm đoạt tài sản mới của hacker
Lực lượng thuộc Bộ Công an kịp thời phát hiện, ngăn chặn thủ đoạn phạm tội mới của một số kẻ sử dụng công nghệ cao nhằm chiếm đoạn tài sản.
Ngày 1/11, Bộ Công an thông báo về thủ đoạn mới của các tội phạm công nghệ để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong cả nước nâng cao cảnh giác, tránh bị những kẻ xấu lợi dụng sơ hở, chiếm đoạt tài sản.
Theo Bộ Công an, thủ đoạn của những kẻ phạm tôi thường sử dụng là bằng việc tấn công xâm nhập qua lỗ hổng bảo mật của các website, chúng chiếm quyền kiểm soát admin của hàng trăm trang web, đánh cắp dữ liệu thông tin hoặc xâm nhập trái phép hệ thống máy chủ của một số doanh nghiệp kinh doanh loại hình dịch vụ ví điện tử, rồi từ đó thực hiện các giao dịch mua bán, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng.
Bộ Công an nhận diện phương thức phạm tội mới của hacker nhằm chiếm đoạt tài sản.
Điều đáng nói, với những website không thể tự tấn công xâm nhập được, những kẻ phạm tội trong vụ án thuê các hacker nước ngoài rà quét lỗ hổng website, tấn công chiếm quyền điều khiển, để đối tượng sử dụng vào mục đích chiếm đoạt dữ liệu.
Sau khi chiếm được quyền điều khiển tài khoản quản trị admin của các website, những kẻ này tạo khống số dư cho một số tài khoản tạo ra trước đó và sử dụng để mua thông tin thẻ cào các loại.
Video đang HOT
Quá trình tiêu thụ thẻ cào trộm cắp được, chúng sử dụng nhiều số điện thoại “rác” liên lạc với các đại lý mua bán thẻ cào, các đại lý “gạch thẻ” để bán nhanh với tỷ lệ chiết khấu cao hơn so với giá chung trên thị trường. Sau đó, tiền sẽ được các đại lý chuyển về nhiều tài khoản ngân hàng khác nhau do chúng nắm giữ (các tài khoản ngân hàng này được chúng mua lại trôi nổi trên thị trường).
Để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng, quá trình rút tiền từ các tài khoản ngân hàng, chúng sử dụng nhiều thủ đoạn để che giấu nhận dạng ngoại hình, đi rút tiền mặt tại các máy ATM của nhiều ngân hàng trên các địa bàn khác nhau.
Đây là loại tội phạm có phương thức, thủ đoạn phạm tội mới, điển hình của tội phạm công nghệ cao với các đặc trưng như: những kẻ phạm tội là người có trình độ cao về công nghệ thông tin, sử dụng các công cụ chuyên dụng để rà quét lỗ hổng, tấn công xâm nhập trái phép hàng trăm website; có sự câu kết, phối hợp chặt chẽ với đối tượng người nước ngoài trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội; các đối tượng có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản và sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi để che giấu nhân thân, lý lịch, địa điểm thực hiện hành vi vi phạm pháp luật…
Bộ Công an cảnh báo đến các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cần nâng cao cảnh giác, tăng cường bảo mật thông tin trên các website, e-mail và thiết bị điện tử… xác lập quy trình đăng nhập nhiều bước, nhận cảnh báo sớm, không để các đối tượng lợi dụng, có những hành vi vi phạm pháp luật.
NGUYỄN VƯƠNG
Theo vtc.vn
Tích cực thu hồi tài sản phạm pháp của Phan Sào Nam tại Singapore
Đoàn công tác liên ngành được thành lập, đi Singapore giải quyết các yêu cầu Tương trợ Tư pháp của Việt Nam về thu hồi tài sản do phạm tội mà có trong vụ án Phan Sào Nam.
Đi Lào để giải quyết yêu cầu thu thập chứng cứ liên quan đến hành vi Trần Bắc Hà gửi tiền tại Lào và Campuchia; đi Slovenia để giải quyết vụ chiếm đoạt tài sản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiền Phong.
Đoàn công tác liên ngành được thành lập, đi Singapore giải quyết các yêu cầu Tương trợ Tư pháp của Việt Nam về thu hồi tài sản do phạm tội mà có trong vụ án Phan Sào Nam
Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long vừa gửi Quốc hội báo cáo hoạt động tương trợ tư pháp năm 2019.
Liên quan đến việc thực hiện yêu cầu dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù, Bộ Công an đã lập và chuyển 2 yêu cầu dẫn độ đối với 2 đối tượng đến các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài để yêu cầu dẫn độ về Việt Nam. Cả 2 yêu cầu đều gửi đến Cộng hoà Séc theo quy định của Hiệp định Tương trợ Tư pháp về dân sự và hình sự giữa CHXHCN Việt Nam và CHXHCN Tiệp Khắc (Séc và Slovakia kế thừa). Đồng thời bổ sung thông tin đối với 2 yêu cầu dẫn độ; bàn giao 1 đối tượng theo quyết định của toà án nhân dân có thẩm quyền.
Cùng với đó, phía Bộ Công an đã tiếp nhận 1 yêu cầu của nước ngoài đối với 1 đối tượng theo hiệp định song phương Liên bang Nga.
Bên cạnh đó, VKSNDTC, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và TANDTC cũng tăng cường trao đổi, phối hợp liên ngành để xử lý các yêu cầu Tương trợ Tư pháp về hình sự phức tạp.
Trong đó, các cơ quan này đã phối hợp thành lập Đoàn công tác liên ngành đi Singapore để giải quyết các yêu cầu Tương trợ Tư pháp của Việt Nam về thu hồi tài sản do phạm tội mà có trong vụ án Phan Sào Nam; đi Lào để giải quyết yêu cầu thu thập chứng cứ liên quan đến hành vi Trần Bắc Hà gửi tiền tại Lào và Campuchia; đi Slovenia để giải quyết vụ việc sử dụng công nghệ cao (mạng viễn thông, mạng internet) chiếm đoạt tài sản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiền Phong.
Liên quan đến việc gia nhập các Công ước trong khuôn khổ hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành, được Bộ Tư pháp tiếp tục chú trọng thực hiện. Bộ Tư pháp đã hoàn tất các thủ tục đề xuất gia nhập Công ước La Hay năm 1970 về thu thập chứng cứ tại nước ngoài trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại (Công ước thu thập chứng cứ) theo quy định của Luật điều ước quốc tế năm 2016 trình Chính phủ để Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
"Việc gia nhập Công ước này sẽ tạo cơ sở pháp lý quốc tế với 63 nước thành viên cho việc thực hiện các yêu cầu thu thập chứng cứ giải quyết các vụ việc dân sự, thương mại có yếu tố nước ngoài của Việt Nam", báo cáo đánh giá.
Về tình hình thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự, theo số liệu thống kê chính thức của Bộ Tư pháp, năm 2019, tổng số yêu cầu của Việt Nam gửi cho nước ngoài là 2185 yêu cầu. Tổng số yêu cầu có trả lời là 1118/2185 yêu cầu (51,1%).
Chính phủ chỉ đạo Bộ Tư pháp, trong năm 2020 tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành hoàn thành việc lập đề nghị xây dựng Luật tương trợ tư pháp dân sự; Bộ Công an lập đề nghị xây dựng Luật dẫn độ, Luật chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù trình Chính phủ.
LUÂN DŨNG
Theo tienphong
Nhân viên sập bẫy cuộc gọi từ cán bộ công an mất hơn 10 tỷ đồng Ngày 11/10, Công an quận Bình Tân đang phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ Công an TP.HCM điều tra làm rõ vụ mạo danh là cán bộ công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền hơn 10 tỷ đồng. Theo điều tra sơ bộ, chị Nh.V.Q (46 tuổi, ngụ quận Bình Tân) là nhân viên của Công...